• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Dông thịt thành dông giống

Nguồn tin: Bình Thuận, 30/10/2006
Ngày cập nhật: 30/10/2006

Không phải ở Hòa Thắng hay Hồng Phong nữa mà ở Chợ Lầu, Phan Rí Thành, Hồng Thái… cũng đang đua nhau nuôi dông. Họ chở cát về đổ trong vườn nhà cao cả mét rồi trồng dăm ba cây hoa là thức ăn dông thích và đem dông về thả nuôi. Việc say mê nuôi dông này đã phá ranh giới về điều kiện địa lý, tự nhiên khiến nghề nuôi dông bùng nổ ở Bắc Bình. Như một quy luật, tại “cái nôi” dông sinh sống trở thành vùng cung cấp giống nhộn nhịp.

TRỘM DÔNG RỪNG NHU

“Khi giá dông lên 160.000 đồng/kg thì anh em ở đây không thể nào bảo vệ được vùng khoanh nuôi dông tự nhiên ở rừng Nhu nữa”-ông Hồ Thiện Đang, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ khu Lê nói. Theo ông Đang, nhân viên của ban vẫn đi canh giữ thường xuyên nhưng vào ban đêm, dân đổ xô từ mọi ngã vào rừng Nhu bắt dông nên không thể nào canh giữ xuể. Cứ tính toán, chỉ cần lén lút 1 giờ vào đêm khuya để có 1-2 kg dông bán vào sáng mai được 200-300 ngàn đồng nên đã rất hấp dẫn người đi bắt trộm. Nói bắt trộm dông ở rừng xuất phát từ chuyện khoanh nuôi dông ở rừng Nhu của Ban quản lý rừng phòng hộ khu Lê, dạo năm 2004. Khi đường từ Phan Thiết đi Hòa Thắng được nối thông, những khu du lịch được cấp phép đầu tư tại Hòa Thắng ngày một nhiều thì cũng là lúc nguồn dông tự nhiên tại vùng khu Lê báo động sự cạn kiệt. Các nhà khoa học tham gia Dự án phát triển kinh tế-xã hội vùng khu Lê từ năm 2005-2015 đã định hướng nuôi những vật nuôi nào vừa phù hợp vùng đất ít nước, vừa đáp ứng nhu cầu của một vùng du lịch và con dông được nhắc đến như một món ăn đặc sản. Nhiều ý kiến đề nghị khoanh nuôi dông ở một vùng rừng nào đó ở đây để giữ nguồn đặc sản hiếm này. Và BQL rừng phòng hộ khu Lê đã chọn rừng Nhu là một trong những cánh rừng thấp, dày chằng chịt, xa vùng rẫy dân còn nguồn dông lớn để khoanh nuôi tự nhiên. Công việc đó chỉ là canh giữ không cho dân vào bắt, bẫy để dông sống bình yên và sinh sản.

Năm đầu tiên, Ban quản lý rừng phòng hộ khu Lê bảo vệ 200 ha, vừa bảo vệ rừng vừa khoanh nuôi dông tự nhiên với nhiều phương pháp phối hợp như lập 7 chốt canh giữ, tuyên truyền trên phát thanh xã, cắm bảng cấm… Vùng khoanh nuôi không bị xâm phạm gì suốt trong năm đó. Kết quả quá tốt, năm sau ban quyết định mở rộng diện tích khoanh nuôi lên 1.000 ha. Đồng thời cũng bắt 1.500 con nuôi thử tại 7 chốt bảo vệ rừng và bây giờ, mỗi chuồng có từ 500-1.000 con. Từ những con số ấy có thể khẳng định trong 2 năm bình yên trên, nguồn dông ở rừng Nhu đã có số lượng lớn. Từ đầu năm đến giờ, do giá dông tăng cao nên dân vào rừng Nhu bắt trộm dông không chỉ để bán mà còn để nuôi, khiến nguồn dông trên không còn nhiều nữa. Nhưng bù lại số lượng hộ dân nuôi dông trong huyện tăng lên.

DÔNG THỊT THÀNH DÔNG GIỐNG

Nơi có số lượng người nuôi dông tăng vọt từ đầu năm đến nay là xã Hòa Thắng. Hiện xã có khoảng 40 hộ nuôi với quy mô vừa. Ông Dương Minh Công được xem là người nuôi dông thành công đầu tiên ở xã cho biết, năm ngoái nhà ông bán được 1 tạ dông với giá khoảng 150.000 đồng/kg. Qua đó, ông thấy người ta chuộng loại dông nặng hơn 1 lạng và sau đó mới biết phần lớn người mua đem về nuôi tiếp. Năm nay, giá dông lên 160.000 đồng/kg, người ta càng chuộng cỡ dông này bởi phần lớn chúng rơi vào dông mái.

Xem vườn dông nhà ông vào buổi sáng, chúng tôi thấy phần đông là dông đực lớn có trổ hoa trên lưng. Ông Công cho biết là buổi sáng dông lớn tràn lên mặt đất đi ăn thì dông bé thường ẩn nấp dưới hang, để không bị “ăn hiếp”. Về chiều, chúng mới đi ăn, có lúc ở nhà cũng phải ngạc nhiên vì sự xuất hiện ồ ạt những dông mới lớn, những dông mới ra đời.

Theo nhiều người nuôi dông ở đây thì dông tự nhiên thường đẻ 1 lần vào mùa mưa với 2-6 con. Nhưng dông nuôi có thể đẻ 2 lần/năm. Ở vùng Hòa Thắng, Hồng Phong, người nuôi dông bỏ ra chi phí ban đầu không lớn, chỉ mua lưới mịn, tol về làm hàng rào để dông không đào hang ra ngoài. Còn việc ăn uống hàng ngày thì hầu như không mất gì nhiều, vì vườn nuôi nào cũng trồng cây bo bo, bầu, bí… rồi vào rừng hái bông sò đo, bắt dế… mỗi ngày cho dông ăn.

Riêng những nơi khác, nhất là vùng thị trấn như Chợ Lầu thì phải tốn thêm tiền chở cát về đổ cao để dông sinh sống. Tính ra, nếu không nuôi dông nữa thì vùng đất đổ ấy cũng không phí, vì có thể tiếp tục công việc cất nhà. Chính vì vậy, người dân các nơi trong huyện Bắc Bình đang đua nhau nuôi dông nên dông thịt được tận dụng thành dông giống. Nhiều người lo ngại tình hình nuôi dông nhiều này sẽ đến lúc không tìm được đầu ra. Nhưng cũng có nhiều người không quan tâm đến điều đó, vì dông là món ăn đặc sản của Bình Thuận. Dù ăn hoài, dân địa phương vẫn thích, huống chi dân nơi khác, nhất là tỉnh đang và sẽ phát triển mạnh du lịch, thu hút lượng lớn du khách đến trong nay mai.

BÍCH NGHỊ

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang