• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Người trồng dó đợi hóa... trầm

Nguồn tin: TPCN, 29/10/2006
Ngày cập nhật: 29/10/2006

Đang là PGĐ Vườn quốc gia Cát Tiên, ông Trần Văn Quyến đột ngột giã từ chức vụ, vẫy chào núi rừng nguyên sinh để xuống núi vay tiền đầu tư lập trang trại trong vùng đất heo hút ở xã Núi Tượng, huyện Tân Phú.

Lắm người bảo ông dại, ai đời bỏ với chức vụ “ngon lành” như vậy để làm một cái việc mà khả năng sẽ đi vào con đường... phá sản rất cao.

Từ tuổi thơ nhọc nhằn và tình yêu núi rừng…

Trần Văn Quyến sinh ra ở miền núi Quảng Ngãi, một tỉnh nghèo của miền Trung. Tuổi thơ của anh gắn liền với tiếng chim kêu vượn hú. Cha anh, ông Trần Hỷ tham gia cách mạng bị địch bắt và đày ra Côn Đảo, nhà 8 miệng ăn trông vào đôi bàn tay tần tảo của mẹ.

Anh em anh nhờ đọt rau, cái nấm của núi rừng miền Trung mà lớn lên. Giữa thời loạn lạc đâu dễ gì sống yên, hơn nữa lại là gia đình “cộng sản nòi” nên bị địch o ép đủ bề. Trong một ngày mưa bão mẹ dắt díu mấy anh em vào Sài Gòn kiếm sống.

Quê lạ xứ người cực khổ trăm bề, nhưng mẹ anh, bà Lê Thị Kim Anh, không quên lời dặn của chồng. “Bằng mọi giá phải cho bọn trẻ đi học”. Bà lao vào cuộc mưu sinh bằng đôi quang gánh trên vai để các con được đến trường.

Sau mỗi giờ học Quyến phải mang thùng cà rem dạo khắp phố phường Sài Gòn giúp mẹ. Học xong tú tài anh thi vào trường Đại học Nông Lâm, một ngành học mà các học sinh thành phố không màng tới.

Tốt nghiệp Đại học Nông Lâm vào năm 1981, anh về làm việc tại Chi cục Kiểm lâm 2 năm, rồi xung phong về với Hạt kiểm lâm huyện Tân Phú nơi núi rừng trùng điệp nhất miền Đông Nam Bộ. Hai năm sau anh được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên.

Thời gian công tác cũng là thời gian mà anh Quyến hoàn thiện cho mình vốn kiến thức thu được từ thực tế, bên cạnh vốn liếng, sách vở. Đây còn là cơ hội để anh được đi đến các vườn quốc gia, rừng nguyên sinh trong nước, học hỏi thêm thật nhiều về sinh cảnh rừng, về các loại dã thú. Hơn 20 năm gắn bó vời rừng, rừng đã trả ơn cho anh...

… Đến trang trại cổ tích

Từ bìa rừng Núi Tượng (huyện Tân Phú), giữa buổi trưa nắng, chúng tôi phải đi bộ khoảng 2 cây số nữa, băng qua những cánh đồng, leo lên ngọn đồi mới tới trang trại của anh Quyến.

Đó là một khu đất rộng 20 hecta, ở giữa có một ngôi nhà sàn tựa lưng vào vách núi, bao quanh có gần 100 loại cây trồng, từ xoài, quýt, cam đến các cây gỗ quí và nhiều loại “kỳ hoa dị thảo”, đặc biệt là có gần 1000 cây dó bầu...

Các khe nước được anh Quyến dẫn về tạo ra 14 cái hồ bậc thang, bốn mùa nước xanh mát, dùng để nuôi cá và tưới tiêu. Trang trại đẹp như truyện cổ tích ở vùng Núi Tượng, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai được chủ nhân đặt tên là Sơn Thuỷ. Quả là “Sơn thuỷ hữu tình”.

Anh Quyến đón chúng tôi bằng nụ cười cởi mở, tự tin. Để có được trang trại với tổng tài sản trị giá đến hàng tỷ đồng, chủ nhân của nó đã lao tâm khổ tứ hàng chục năm trời..

Đó là năm 1999, sau hơn hai mươi năm làm công chức anh Quyến xin nghỉ việc và bắt đầu khởi nghiệp lập trang trại vườn rừng. Toàn bộ số tiền đầu tư cho trang trại lên đến 2 tỷ đồng, chủ yếu là tiền vay.

Ngoài các loại cây trái cho thu nhập hàng năm, loại cây giúp cho anh tự tin nhìn về tương lai đó là dó bầu, một loài cây hoang dã mọc khắp núi rừng miền Trung, mà tinh dầu của nó loài người đã biết đến từ hàng ngàn năm nay, đồng thời cũng là một loại dược liệu quý hiếm: Trầm Hương.

Anh đã lặn lội khắp miền Trung để tìm cây giống. Vào thời điểm năm 1999, việc đầu tư vào trang trại đã rất gian nan, muốn sống được phải trồng cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu, nhưng anh lại đưa cây dó bầu về trồng. ý tưởng khác thường của anh đã làm nhiều người phải ngạc nhiên.

Lúc đó, những người thân quen đều cho rằng anh Quyến sẽ mau chóng... bị phá sản. Nhưng cho đến nay, 7 năm đã qua đi, trang trại này ngày càng định hình rõ nét. Hàng năm anh đã có những khoản thu nhập rất cao từ nhiều loại cây trồng.

Chỉ tính riêng quýt, cam, xoài, năm trước anh đã thu được khoảng 800 triệu đồng. Đặc biệt là nguồn thu nhập từ việc bán giống cây dó bầu. Mới đây, anh Quyến cũng đã có được 200 triệu đồng từ việc bán 100 cây dó 7 năm tuổi để cất lấy tinh dầu trầm.

Còn lại 900 cây dó bầu đang được anh Quyến cấy nuôi trầm. Trang trại lúc nào cũng tất bật công việc quanh năm, thường xuyên có từ 15 đến 20 công nhân giúp việc. Anh phấn khởi cho biết, chỉ năm nay nữa thôi là có thể lấy lại được toàn bộ chi phí đã đầu tư vào trang trại.

Phát hiện mới từ con bù xè

Bí quyết để tạo ra trầm hương có chất lượng cao từ lâu luôn được người trồng giữ bí mật. Có nhiều cách để tạo trầm trên cây dó. Có thể dùng khoan khoan cây, phun hóa chất vào để tạo trầm; hay dùng cách thủ công hơn là đóng vào thân cây những miếng thép nhỏ gỉ sét ngâm muối.

Quá trình tạo trầm cũng tương tự như nuôi cấy ngọc trai. Thân thể cây dó phải bị gây thương tích thì chúng mới tiết ra dòng nhựa bao bọc lấy vết xước đó, lâu ngày tạo nên trầm hương quý hiếm.

Các cách tạo trầm cơ bản đã được nghiên cứu rất kỹ càng, phổ biến rộng rãi, và hầu như bàn tay con người đều phải can thiệp đến. Nhưng trong quá trình chăm sóc, nâng niu từng cây dó bầu trong trang trại của mình, anh Quyến đã tìm ra được một cách tạo trầm có tính đột phá từ con bù xè, loài côn trùng bị bà con nông dân liệt vào loại côn trùng gây hại.

Bù xè khi vừa nở ra ấu trùng liền lập tức chui vào thân cây ăn gỗ với những lỗ đục tròn dài từ 2 đến 3 cm, tự nuôi mình cho đến ngày hóa bướm bay đi. Với những loài cây khác, những lỗ đục trên thân cây gây hại, nhưng với dó bầu, chúng đã bắt cây tiết ra nhựa trầm.

Theo anh Quyến thì trầm hương được tạo nên từ cách tự nhiên này sẽ cho trầm nguyên chất, không bị nhiễm sắt như cách khoan cắt thân cây thủ công và trầm sẽ bán được giá cao hơn. Con bù xè có hại đã vô tình tạo trầm hương trên cây dó.

Và có lẽ chỉ có những nhà lâm sinh yêu thích cây cối và có con mắt tinh tường như anh Quyến mới để ý tìm ra được. Hiện tại, anh đã giăng lưới một vùng trang trại, nuôi dưỡng bù xè để tạo trầm hương, không chỉ cho rừng trầm 20 hecta của mình mà còn ươm tạo cây giống trầm hương cho bà con xung quanh nhận về trồng, tăng thêm thu nhập.

Ước mơ được đóng góp cho đời

Anh Quyến cho biết bây giờ không còn sợ... phá sản nữa, vì sang năm ước tính mỗi năm trang trại sẽ mang về lãi ròng gần 500 triệu đồng. Anh tâm sự: “Tôi cảm thấy hạnh phúc vì thực hiện được ước mơ là có một vườn rừng trồng trầm hương và nhiều cây quý khác.

Tôi cũng không sợ phá sản vì hơn ai hết, “máu lâm sinh” và gần cả đời người gắn bó với rừng đã giúp tôi hiểu rõ từng loài cây trồng trong trang trại, đó là yếu tố quan trọng nhất để thành công, ước mơ lớn nhất của tôi là được đóng góp chút gì đó cho cuộc đời, cho núi rừng”.

Và anh Quyến đã thực hiện ước mơ của mình bằng cách chịu khó đi thu thập khắp mọi nơi về trồng rất nhiều loài gỗ quý, trong đó có nhiều cây hiện đang nằm trong Sách đỏ Việt Nam như: mun, cẩm lai, gõ đỏ, thông đỏ, giáng hương...

Anh nói: “Tôi trồng những cây quý này không phải để thu lợi, bởi vì từ lúc trồng đến khai thác phải mất cả vài trăm năm, tôi trồng để bảo tồn”. Rồi anh say sưa trình bày với chúng tôi về kế hoạch phổ biến cho người nông dân phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Anh cho biết kế hoạch này anh đã thực hiện thành công và đang phổ biến cho bà con, đó là thay cây dông làm nọc tiêu bằng cây dó bầu. Theo anh thì cây tiêu bám rất tốt vào cây dó bầu và cho trái nhiều hơn mà cây dó bầu không bị bệnh chết như cây dông.

Ngoài ra sau tám năm trồng tiêu người nông dân sẽ thu hoạch cây dó bầu. Cây dó bầu không nhất thiết phải cho trầm mới có tiền, mà chỉ cần thu hoạch cây tươi mang đi nấu tinh dầu, cứ 3 tấn cây tươi chưng được 1 lít tinh dầu trầm, giá 1 lít tinh dầu trầm hiện nay là 7000USD.

Tinh dầu trầm không bao giờ sợ ế vì nhu cầu rất cao trên thị trường thế giới. Hiện nay có nhiều nông dân đang làm theo hướng dẫn của anh. Hy vọng một ngày không xa, cây dó bầu sẽ làm thay đổi vùng đất nghèo heo hút trên thượng nguồn của dòng sông Đồng Nai.

Ngồi trên ngôi nhà sàn gió lộng tứ bề, giữa một vùng rừng núi nên thơ, lòng thanh thản, mới thấy rằng chủ nhân là người nhìn xa trông rộng. “Công thành thân thoái”, bây giờ có mấy ai ngộ được chân lý này.

Duy Nhất – Vi Lâm

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang