• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thực trạng và hiệu quả các loại hình kinh tế trang trại

Nguồn tin: ND, 21/2/2004
Ngày cập nhật: 21/2/2004

Đúng hai năm sau ngày tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản lần thứ 2 (bắt đầu từ ngày 1-10-2001), ngày 1-10-2003 vừa qua, Tổng cục Thống kê đã công bố kết quả chính thức cuộc tổng điều tra này. Qua đây chúng ta có thể thấy tương đối đầy đủ diện mạo của nông nghiệp, nông thôn.

Riêng về kinh tế trang trại, một nội dung quan trọng của tổng điều tra nông nghiệp và nông thôn lần thứ hai, đã phát triển nhanh, đa ngành, nhất là từ sau khi có Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP của Chính phủ về kinh tế trang trại. Đến ngày 1-10-2001, cả nước có 61.017 trang trại, tăng 15.209 trang trại so với năm 1999 và bằng 3,54 lần số trang trại có đến cuối năm 1995. Trong đó có 21.754 trang trại trồng cây hằng năm (bằng 2,55 lần số trang trại có đến cuối năm 1995), 16.578 trang trại trồng cây lâu năm (bằng 4,48 lần), 1.761 trang trại chăn nuôi (bằng 3,43 lần), 1.668 trang trại lâm nghiệp (2,87 lần), 17.016 trang trại nuôi trồng thủy sản (bằng 5,05 lần) và 2.240 trang trại kinh doanh tổng hợp (bằng 3,95 lần).

Những nơi có điều kiện đất đai nhiều, mặt nước thuận lợi là những nơi có điều kiện để mở rộng quy mô trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Chính vì vậy, ba vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên chiếm 81,8% số trang trại cả nước, riêng trang trại cây hằng năm chiếm 91,7%, trang trại chăn nuôi chiếm 78,6%, trang trại nuôi trồng thủy sản chiếm 78,6%; còn vùng Đông Bắc và Bắc Trung Bộ chiếm 68,5% trong tổng số trang trại lâm nghiệp cả nước. Nhiều thành phần kinh tế tham gia mô hình kinh tế trang trại, nhưng chủ yếu vẫn là nông dân: 91,31% số chủ trang trại là nông dân, 5,03% là cán bộ, công nhân, viên chức, 3,68% là các thành phần khác. Các trang trại nói chung có quy mô không lớn và có những khác biệt giữa các vùng, các tỉnh và loại hình trang trại.

Về quy mô diện tích đất đai và mặt nước: Trước hết quy mô lớn hay nhỏ phụ thuộc vào loại hình sản xuất của trang trại; trang trại lâm nghiệp, trồng trọt có quy mô diện tích lớn hơn hẳn trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Bình quân một trang trại trồng cây hằng năm: 5,3 ha đất, trong đó 60,58% số trang trại có quy mô dưới năm ha, 32,89% trang trại quy mô từ năm ha đến mười ha và 6,53% số trang trại có quy mô hơn 10 ha. Vùng Tây Bắc, quy mô bình quân trang trại trồng trọt là 6,2 ha, Đông Nam Bộ là 6,8 ha, còn đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc chỉ có 4,3 ha. Không nhất thiết ở các địa phương "đất rộng, người thưa" thì quy mô trang trại lớn, mà chính các địa phương đất ít, người đông, quy mô trang trại lại lớn, như TP Hồ Chí Minh, quy mô trang trại trồng trọt lại lớn nhất (13,7 ha), tiếp theo là Bình Dương (10,5 ha). Điều này cho thấy đất rộng chỉ là điều kiện cần, nhưng còn thiếu các điều kiện khác như vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm tổ chức và quản lý. Trong khi đó, trang trại chăn nuôi chỉ có 0,77 ha đất nông nghiệp, nhưng bình quân chung cho các trang trại chăn nuôi, mỗi trang trại có 70 con lợn và 1.883 con gia cầm, 15 con bò và trâu. Một số địa phương trang trại chăn nuôi có tính chuyên doanh, như Nam Định chủ yếu là nuôi gia cầm, cho nên bình quân một trang trại chăn nuôi ở Nam Định nuôi 4.000 con gia cầm. Điều đáng quan tâm là còn nhiều trang trại chưa được giao đất sử dụng ổn định.

Xét về quy mô lao động (gồm lao động của gia đình chủ trang trại và lao động làm thuê) phụ thuộc không chỉ vào quy mô trang trại (diện tích), mà còn phụ thuộc vào loại hình trang trại và cả đầu tư máy móc, thiết bị để ứng dụng công nghệ cũng như cách thức tổ chức quản lý. Số lao động bình quân một trang trại là 6,04 người, riêng trang trại trồng cây hằng năm: 6,65 người, trang trại trồng cây lâu năm: 6,14 người, trang trại chăn nuôi: 4,11 người, trang trại lâm nghiệp: 6,10 người, trang trại thủy sản: 5,15 người trang trại sản xuất, kinh doanh tổng hợp: 7,16 người. Tỷ lệ lao động của hộ chủ trang trại trong tất cả các loại trang trại chiếm 45,7% lao động, tỷ lệ này thấp nhất là các trang trại trồng cây lâu năm chỉ có 38,4%, ngược lại các trang trại đầu tư vốn, kỹ thuật nhiều, sản phẩm hàng hóa cao thì tỷ lệ này lại cao, như: trang trại chăn nuôi: 54,9%, trang trại nuôi trồng thủy sản: 53,8%. Cơ cấu lao động trong trang trại phân theo trình độ chuyên môn, nhìn chung lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất lớn: 92,51%, còn lao động có trình độ trung cấp trở lên rất ít: 2,48%.

Vốn đầu tư bình quân một trang trại 135,14 triệu đồng, ít nhất là các trang trại trồng cây hằng năm, chỉ có 69,7 triệu đồng, nhiều nhất là trang trại chăn nuôi 236 triệu đồng và trang trại trồng cây lâu năm 207 triệu đồng. Vốn đầu tư chủ yếu là của chủ trang trại chiếm 84,25% tổng vốn đầu tư, còn lại là vốn vay của ngân hàng và của các thành phần khác. Vốn đầu tư tuy cùng loại hình sản xuất, nhưng khá cách biệt giữa các vùng, các tỉnh. Thí dụ, bình quân vốn đầu tư một trang trại trồng trọt 129,1 triệu đồng, nhiều nhất là ở TP Hồ Chí Minh 455,3 triệu đồng, Bình Dương 348,6 triệu đồng. Ngược lại, có tới bảy tỉnh vốn đầu tư dưới 50 triệu đồng một trang trại như Quảng Ngãi 25,9 triệu, Cà Mau 33,5 triệu, Lai Châu 24,6 triệu, Cao Bằng 39,8 triệu đồng. Với trang trại chăn nuôi, trong khi có năm tỉnh, thành phố có vốn đầu tư một trang trại hơn 400 triệu đồng (nhiều nhất là ở Bắc Ninh: 710 triệu, thứ hai là Bắc Giang: 475 triệu đồng) thì có đến tám tỉnh vốn đầu tư dưới 80 triệu đồng cho một trang trại (thấp nhất là Lai Châu: 48,9 triệu đồng, thứ hai là Ninh Bình: 55,1 triệu đồng).

Số liệu về các chỉ tiêu nêu trên cho đến nay đã thay đổi, bởi hơn hai năm qua, Đảng, Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách và biện pháp để phát triển nông nghiệp nói chung, trang trại nói riêng, cho nên trang trại nước ta đã phát triển nhanh không chỉ về số lượng, mà cả về hiệu quả (giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo, tăng nông sản hàng hóa, tăng đóng góp cho Nhà nước, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, mặt nước,...), góp phần thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, quá trình phát triển trang trại còn những hạn chế cần tiếp tục tháo gỡ, như: quyền sử dụng đất của các chủ trang trại, mở rộng quy mô đất đai của trang trại vì hiện nay còn nhỏ, về xác định loại hình sản xuất của trang trại cũng như cơ cấu sản xuất, tăng thêm vốn đầu tư, về kỹ thuật (trong tất cả các khâu: sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến), về quản lý và đào tạo, về thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa, về thuế. Có lẽ kinh tế trang trại sẽ là địa chỉ để thực hiện có hiệu quả của sự kết hợp bốn nhà: nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp.

TS NGUYỄN QUÁN

(Hà Nội)

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang