• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Dạo chơi mùa nước nổi

Nguồn tin: SGTT, 29/10/2006
Ngày cập nhật: 29/10/2006

Từ xã Phú Thọ, chúng tôi quá giang chiếc ghe chở tôm của anh Năm Sĩ về thị trấn Tam Nông. Chiếc ghe chòn g chành chở hơn một tấn tôm càng đang rộng nước. Ông chủ vuông 39 tuổi dường như lúc nào cũng có sẵn một nụ cười mãn nguyện vì đang trúng mùa tôm.

Nuôi trồng

Nhậu lai rai trong lúc chờ thu hoạch cá linh. Những người có vốn thì kiếm tiền từ nuôi trồng. Ít vốn hơn thì theo nghiệp hái lượm như đóng đáy cá linh

Anh Huỳnh Kim Thuật, trưởng ban biên tập Đài truyền hình Đồng Tháp cho biết, Năm Sĩ từng mang biệt danh là vua cá lóc, hai năm nay lại mang thêm biệt danh vua tôm càng. Đúng là con người ta đến lúc gặp thời thì tiền vô như nước. Năm Sĩ có 4ha đất nằm trong vùng dự án nuôi tôm. Anh trồng lúa mỗi năm một vụ đông xuân thu hoạch gần 30 tấn. Khi trời sắp sa mưa, anh bơm nước vào ruộng để thả cá lóc với tôm càng. Hai hầm cá lóc chỉ chiếm diện tích 4 công nhưng mỗi năm cho Năm Sĩ trên 50 tấn cá, trị giá gần một tỉ đồng. Còn lại 3,6ha, anh bao lưới thành hai vuông tôm, mỗi năm thu 8 tấn, trị giá trên 700 triệu đồng. Như vậy, ngoài vụ lúa đông xuân, mỗi mùa lũ Năm Sĩ thu lợi gần 1,7 tỉ đồng ngay trên diện tích đất mà bao nhiêu đời qua bị bỏ hoang trong mùa lũ.

1ha lúa + tôm + cá mỗi năm thu 19,5 triệu đồng lúa và 425 triệu đồng tôm + cá (theo tỷ lệ ông năm sĩ nuôi)

1ha lúa + cho thuê mặt nước đóng đáy mỗi năm thu 19,5 triệu đồng luá và 150 triệu đồng tiền cho thuê.

"Mỗi năm làm hai vụ lúa đủ ăn, sau vụ hè thu, đến mùa lũ anh cho thuê mặt nước để đóng đáy cá linh kiếm cũng được trên 30 triệu đồng. Tất nhiên là người thuê hưởng lợi nhiều hơn"

Anh Thuật cho biết, năm nay Tam Nông có 40 hộ nuôi tôm càng xanh, hộ nào cũng kiếm được vài trăm triệu đồng. Hiện nay tỉnh Đồng Tháp đang xúc tiến nhiều dự án khai thác thuỷ sản trong mùa lũ. Riêng Tam Nông đang triển khai dự án đầu tư cơ sở hạ tầng để phục vụ cho 3 ngàn ha đất nuôi tôm càng xanh. Tất nhiên không phải dễ ăn, bởi muốn nuôi tôm càng xanh phải có vốn, phải có kỹ thuật, ngân hàng chỉ hỗ trợ 60 phần trăm ở giai đoạn sau, nghĩa là khi con tôm được vài tháng tuổi, phát triển trong sự an toàn. Nhưng bù lại – anh Thuật nói người không có đủ điều kiện nuôi thì cho thuê đất, kẻ có gạo người có củi cũng làm nên một nồi cơm trong mùa lũ.

Chúng tôi vào căn nhà đầu tiên của cụm dân cư Phú Đức, anh chủ nhà khoảng 40 tuổi đang dọn cơm trưa, một tô mắm kho, một đĩa bông súng với rau nhút. Thấy khách vào, anh bảo vợ lấy thêm chén đũa với chai rượu rồi rót ngay mời khách mà không cần biết chúng tôi là ai. Uống cạn vài ly rồi mới hỏi tên tuổi, quê quán, nghề nghiệp. Âu cũng là một kiểu chơi của dân vùng lũ. Nguyễn Hoàng Nghĩa anh chủ nhà cho biết, khác với những năm trước, mỗi mùa lũ giống như mùa chạy loạn, từ công an, bộ đội, đoàn thanh niên hối hả xuống các vùng lũ giúp dân kê nhà, dọn nhà, cứu nạn, cứu đói. Năm nay người ta đón lũ như đón một cơ hội làm ăn. Cụm dân cư Phú Đức có 120 hộ, mỗi hộ được mua một căn nhà bán kiên cố 40 mét vuông, trị giá 7 triệu đồng, có điện, có đường giao thông, có hệ thống cấp và thoát nước. Trước mắt cứ vào đó mà ở, năm năm sau mới bắt đầu trả góp trong năm năm. Xem ra mỗi năm chỉ bỏ ra 700 ngàn đồng để đổi lấy sự an cư cũng là điều hiếm thấy. Anh Thuật cho biết Đồng Tháp đã ổn định gần 30 ngàn hộ dân như vậy. Thuật nói: “Có thể xem đây là một cuộc đại di dân trong lịch sử của Đồng Tháp Mười”.

Chúng tôi đi vòng theo quốc lộ 30, nước hai bên đồng ngập sâu ba bốn mét, những chiếc xuồng câu, xuồng lưới nhấp nhô trên sóng nước giăng dài theo hàng dọc hàng ngang. Cuộc mưu sinh hãy còn nhọc nhằn gian khó nhưng dẫu sao thì sự an cư vẫn là niềm mơ ước của biết bao thế hệ đời người!

Nhớ mùa lũ năm 2001, từ Châu Đốc đi An Phú, chúng tôi phải thuê chiếc tàu đò để chở mấy chiếc xe gắn máy. Nhưng năm nay, qua phà Châu Giang thì đã có xe buýt chạy lên tới cửa khẩu Khánh Bình. Dọc hai bên đường dập dìu những chiếc xe đẩy bán hàng rong, từ rau quả, cá mắm, thực phẩm công nghệ, vải sợi, nhôm nhựa... nói chung là thượng vàng hạ cám đều được phục vụ tận nhà. Chúng tôi gọi điện cho anh Năm Thả, phó chủ tịch huyện, anh bảo qua Phú Hữu chơi, một xã nghèo nằm giáp với biên giới Campuchia.

Ở đầu kinh Cỏ Lau, trên tuyến đê Bảy Xã, vào một buổi sáng của mùa lũ năm 2001, tôi đã chứng kiến một cảnh màn trời chiếu đất của hàng trăm con người sau một đêm mưa gió, nước lũ từ Campuchia đột ngột tràn qua. Nhưng bây giờ, mọi sự đã bình thản đến lạ thường. Nhà thơ Hồ Thanh Điền cho rằng một mùa lũ đẹp. Tôi hỏi thăm anh Năm Kháng, một người quen cũ đã gieo cho tôi một ấn tượng về sự hy sinh của người cha, năm năm trước, anh đã thức đêm đi hái từng bông điên điển để đóng lãi số tiền vay cho thằng con trai học năm thứ nhất Đại học Sư phạm Cần Thơ. Chị Dung – cán bộ xã cho biết, cuộc sống anh Kháng càng khổ hơn khi anh bị tai biến cách nay hai năm, nhưng bù lại, cháu Dương, đứa con trai anh giờ đã ra trường, đang dạy toán và tin học cấp ba phổ thông trên xã. Cháu Dương là một thầy giáo tử tế. Có lẽ hồi trước, khi đêm đêm bơi xuồng trong mưa gió, soi ánh đèn pin để hái từng bông điên điển, anh Kháng cũng chỉ có một ước mơ bình dị thế thôi.

Dọc theo hai bên bờ kinh Cỏ Lau bây giờ đã trở thành một làng nghề nuôi cá lóc, những chiếc bè cá lớn nhỏ chen nhau lắc lư theo dòng nước xiết. Anh Thả cho biết, một chiếc bè nhỏ nhất thì trong mùa lũ cũng sinh lợi nhuận từ năm bảy triệu đồng. Tuy nhiên, để đóng được một chiếc bè tre nhỏ nhất khoảng 10 khối vuông thì cũng phải có vài ba triệu bạc, rồi tiền cá giống, tiền thức ăn, không phải ai cũng có khả năng làm được.

Hái lượm

Bông súng phục vụ tận nhà. Từ mấy năm nay, lũ trở thành cơ hội cho người dân miền Tây

Chúng tôi ghé vào quán cà phê của anh Mười Bổn nằm cạnh một đồng nước mênh mông. Phía trước là hàng trăm miệng đáy cá linh. Những cọc đáy, những đoàn xuồng với hàng trăm con người đang vật lộn với dòng nước xiết, bên cạnh bờ kinh là những đoàn ghe chài thả neo chờ mua cá. Nếu thử đặt mình vào cái nhìn của một du khách ở tận trời tây, hẳn sẽ bị cuốn hút vào một cuộc mưu sinh trong mùa lũ. Chủ quán Mười Bổn chỉ tay về phía hàng đáy trước mặt nhà cho biết, anh có hai công ruộng, mỗi năm làm hai vụ lúa đủ ăn, sau vụ hè thu, đến mùa lũ anh cho thuê mặt nước để đóng đáy cá linh kiếm cũng được trên 30 triệu đồng. Tất nhiên là người thuê hưởng lợi nhiều hơn.

Võ Đắc Danh

Theo SGTT

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang