• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hợp đồng tiêu thụ nông sản: Thật ít, giỡn nhiều

Nguồn tin: SGGP, 19/10/2006
Ngày cập nhật: 25/10/2006

Hợp đồng sản xuất (hay còn gọi là hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa cho nông dân) được triển khai từ năm 2002. Tinh thần chung là khuyến khích nông dân tiêu thụ hàng hóa thông qua hợp đồng, nhằm gắn kết 4 nhà (Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp), phát triển sản xuất nông sản theo hướng thị trường.

Khi mới ra đời, quyết định này như một luồng gió mới thổi vào “cánh đồng nhỏ” của tình trạng hàng hóa nông sản bế tắc đầu ra. Doanh nghiệp yên tâm vì chủ động nguồn hàng, nông dân yên tâm vì đầu ra của sản phẩm đã được doanh nghiệp bao tiêu với giá sàn bảo đảm có lãi. Thế nhưng, không ít lần cả doanh nghiệp và nông dân đều phá vỡ hợp đồng, dẫn đến tình trạng dở khóc dở mếu.

Vụ mía đường 2003-2004 là một ví dụ. Hàng trăm hộ trồng mía ở huyện Cù lao Dung (Sóc Trăng) phải đốt bỏ mía vì không bán được. Mới đây, nông dân Tiền Giang khốn đốn vì trồng nha đam theo hợp đồng với công ty rau quả tỉnh này. Đến mùa thu hoạch rộ, các hộ dân lại ngồi ngóng dài cổ nhưng cũng chẳng thấy người của công ty đến thu mua. Quá sốt ruột, nhiều nông dân thu hoạch rồi chở thẳng nha đam lên nhà máy thì cán bộ của công ty xua tay lắc đầu bảo là không thu mua sản phẩm được nữa vì... không tìm được đầu ra!

Tình hình sản xuất, tiêu thụ cá tra, cá ba sa của nông dân An Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp gần đây đã bộc lộ “gót chân asin” của hợp đồng tiêu thụ nông sản theo Quyết định 80/2002/TTg. Khi cá lên giá, hàng ngàn hộ nuôi cá ở các tỉnh ĐBSCL nhất loạt găm cá trong ao chờ giá, viện đủ mọi lý lẽ để không bán cá cho doanh nghiệp, dù trước đó hai bên đã ký hợp đồng mua bán.

Cách nay hơn 2 tháng, Báo SGGP và một số cơ quan báo chí khác đã từng thông tin về chuyện một số doanh nghiệp chế biến cá tra, cá ba sa lật kèo với nông dân. Thời điểm đó, giá cá tra, ba sa liên tục sụt giảm. Nông dân nuôi cá tra, ba sa ở ĐBSCL như ngồi trên đống lửa khi hàng chục ngàn tấn cá đến lứa thu hoạch mà giá cứ liên tục rớt, doanh nghiệp thì “lật kèo” không mua đúng giá như hợp đồng. Thậm chí có doanh nghiệp cho rằng ký hợp đồng với nông dân… chỉ để cho vui.

Cũng với lý do ấy, nông dân cho rằng sở dĩ họ không tuân thủ hợp đồng vì nó… không có giá trị. Rõ ràng, mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp còn hết sức lỏng lẻo, chủ yếu dựa trên niềm tin với nhau mà thôi.

Trong bối cảnh hội nhập, sự cố nông dân hoặc doanh nghiệp không tuân thủ hợp đồng đã tạo ra tâm lý bất an về sản xuất nông nghiệp, thủy sản ở ĐBSCL, đó là sản xuất không bền vững. Đã đến lúc phải nghiêm túc xem lại vấn đề tiêu thụ hàng hóa nông sản qua hợp đồng, nhằm đảm bảo được quyền lợi của nông dân lẫn doanh nghiệp.

TRẦN MINH TRƯỜNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang