• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cỏ Vetiver thích ứng đất Bến Tre

Nguồn tin: Báo Đồng Khởi, 15/04/2012
Ngày cập nhật: 16/4/2012

Từ đề tài…

Cỏ Vetiver có dạng thân cọng, chắc, đặc, cứng và hóa gỗ, cao trung bình 1,5 m - 2 m; rễ chùm, không mọc trải rộng, mà cắm thẳng đứng sâu 3m - 4m, rộng 2,5m sau hai năm trồng. Do phát triển nhanh, cắm sâu vào lòng đất, đan xen nhau nên bộ rễ rất khỏe, hình thành một dàn cừ “sống” bảo vệ đất và giữ nước. Đặc biệt, cỏ sống và phát triển được ở các vùng có nhiệt độ khác nhau và không tranh giành dinh dưỡng với các loại cây trồng khác. Vetiver thuộc họ Graminac, cùng họ với bắp, cao lương, mía, sả.

Đại diện Hội KHKT cầu đường khảo sát một mô hình trồng cỏ Vetiver. Ảnh: HCĐ

Theo nhiều tài liệu, cỏ Vetiver đã được nông dân phía Nam Ấn Độ sử dụng cách nay hơn 200 năm để chống xói mòn và làm ranh giới giữa các thửa ruộng. Gần đây, Vetiver được nhiều nước sử dụng trong các lĩnh vực: chống xói mòn, chống sạt lở đê điều, hệ thống thủy lợi, giao thông, xử lý ô nhiễm… Tại Việt Nam, tháng 10-2001, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có chỉ đạo về việc trồng giống cỏ này trong cả nước. Trước khi Bến Tre trồng thử nghiệm, một số tỉnh như: Cần Thơ, An Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Hòa Bình… đã áp dụng, đạt hiệu quả cao.

Khi triển khai đề tài (năm 2003 - 2005), Hội KHKT cầu đường đã phối hợp với Công ty Thiên Sinh (TP. Hồ Chí Minh) khảo sát và chọn đê bao Sơn Châu, xã Sơn Định (Chợ Lách), trồng với diện tích 1.000 m2; đường tỉnh 885, đoạn sạt lở tại khu vực xã Lương Quới (Giồng Trôm): 500 m2; đê biển xã Thới Thuận (Bình Đại): 1.000 m2 và phía hạ lưu cống đập Ba Lai: 500 m2. Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu, đánh giá khả năng thích nghi, khai thác tính năng chống xói mòn, sạt lở các công trình giao thông, đê bao, thủy lợi cho ba vùng: ngọt, mặn, lợ của tỉnh.

Qui trình trồng cỏ Vetiver khá đơn giản. Cụ thể: cỏ giống cắt phần lá chừa dài từ 20cm - 25cm tính từ phần gốc trở lên; đào rãnh sâu tối thiểu 20 cm, rộng từ 12cm - 15cm, hàng cách hàng từ 0,7m - 1m; cây cách cây 0,2m, trồng so le giữa hàng trên và hàng dưới để tăng khả năng ngăn dòng chảy, nâng hiệu quả chống xói mòn; sau khi trồng, tưới đẫm để giữ độ ẩm lâu, sau đó tưới một tuần/lần, một tháng tưới 2 - 3 lần, tùy theo vùng đất và tùy theo lượng mưa…

… Đến kết quả khả quan

Câu trả lời từ thực tế là cỏ Vetiver thích ứng và phát triển trên cả ba vùng: mặn, ngọt và lợ; chịu hạn, chịu phèn và có khả năng chịu mặn 8 - 10 phần ngàn; chống xói mòn rất tốt, giữ được độ ẩm, tăng độ phì nhiêu cho đất, nhưng không chống được sạt lở hàm ếch ở những nơi có sóng to, gió lớn (đê bao Sơn Châu). Sau 90 ngày trồng, tại vùng ngọt, chiều cao tối đa của cỏ là 1,39m, tại vùng lợ: 1,1m và vùng mặn: 0,87m.

Quá trình trồng thử nghiệm cho thấy, trên ba vùng ngọt, mặn, lợ, tuy sự sinh trưởng và phát triển có khác nhau nhưng cỏ đều sống và phát triển được. Tại vùng ngọt, tốc độ tăng trưởng chiều cao đạt cao nhất vào giai đoạn 45 - 60 ngày sau khi trồng; vùng lợ: 60 - 75 ngày và vùng mặn: 75 - 90 ngày, sau đó sẽ ổn định. Tuy nhiên, hiện tượng giảm chiều cao có thể do nấm bệnh, thiếu nước và lão hóa của các bẹ lá.

Khi được hỏi về sức sống của đề tài, ông Trịnh Văn Y - Chủ tịch Hội KHKT cầu đường tỉnh, đại diện cơ quan thực hiện đề tài phấn khởi: Được lắm! Cái được đầu tiên là đề tài đã được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh đánh giá, xếp loại khá và UBND tỉnh có quyết định ghi nhận đề tài. Nhưng, đáng mừng hơn nữa là đề tài đã “rời” bàn giấy, đi vào thực tế cuộc sống và có đời sống độc lập. Sau khi Hội KHKT cầu đường tỉnh tổ chức trồng thí điểm thành công cỏ Vetiver các đơn vị, địa phương và cả người dân đã đặt vấn đề “trồng thiệt” trên công trình, mảnh đất của mình. Trong đó, Mỏ Cày Nam, Bình Đại, Ba Tri và Đoạn Quản lý giao thông thủy bộ Bến Tre đã tiên phong trồng cỏ Vetiver để chống xói mòn ở một số nơi: tuyến đường nông thôn, mố cầu, mái taluy đường... Tuy nhiên, đối với một số người dân, cỏ Vetiver vẫn còn xa lạ. Ông Trịnh Văn Y cho biết, Hội sẽ sẵn sàng chuyển giao “công nghệ” cho những địa phương, cá nhân có nhu cầu chống xói mòn từ loại cỏ này.

Theo nhiều công trình nghiên cứu, sử dụng cỏ Vetiver chống xói mòn ở các công trình giao thông, thủy lợi tiết kiệm kinh phí từ 10% - 20%, trong khi hiệu quả tương đương với các vật liệu khác. Vì vậy, nhóm thực hiện đề tài đã kiến nghị ngành giao thông, thủy lợi trồng cỏ Vetiver chống xói mòn mái taluy đường, đê, mố cầu; đồng thời, nhân giống cỏ để phối hợp với các địa phương trồng đại trà, chống xói mòn các công trình tại địa phương.

Công dụng của cỏ Vetiver ở một số nước

- Trung Quốc: trồng làm hàng rào trên độ dốc 60% để bảo vệ chè và các loại cây của giống cam, chanh; ổn định hóa bờ sông, gia cố đê bao, bảo vệ các công trình thủy lợi, cầu cống…

- Bangladesh: bảo vệ kênh tưới…

- Thái Lan: ổn định các bờ ao nước sạch trong nông trại; làm nguyên liệu cho các mặt hàng thủ công mỹ nghệ; làm nhà, trang trại…

K.Minh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang