• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Kiên Giang: Vùng lúa vàng Tứ giác Long Xuyên - điệp khúc trúng mùa mất giá

Nguồn tin: Khuyến Nông VN, 05/04/2012
Ngày cập nhật: 8/4/2012

“Năm nào lúa trúng mùa thì mất giá - lúa được giá thì thất mùa” như một điệp khúc lặp đi, lặp lại và gần như trở thành quy luật khắc nghiệt đối với người trồng lúa vùng châu thổ sông Cửu Long. Đây chính là rào cản làm giàu chính đáng từ lúa của nông dân và giải pháp hữu hiệu tháo gỡ vấn đề này hãy còn là câu chuyện dài chưa có hồi kết.

Vụ lúa đông xuân năm nay, nông dân vùng Tứ giác Long Xuyên (TGLX), tỉnh Kiên Giang chẳng những không nằm ngoài quy luật nghiệt ngã đó mà còn bất ngờ chịu ảnh hưởng bất lợi của cơn bão số 1 xuất hiện vào cuối tháng 3, gây khó khăn trong việc thu hoạch và “lúa trúng mùa lại trở thành thất mùa”.

Mùa vàng trên vùng Tứ giác Long Xuyên

Vùng TGLX, tỉnh Kiên Giang có diện tích tự nhiên khoảng 240.000 ha, gồm các huyện Kiên Lương, Giang Thành, Hòn Đất và thị xã Hà Tiên. Nếu như sản lượng lúa năm 2011 của tỉnh Kiên Giang đạt 3,9 triệu tấn và phấn đấu năm 2012 này hơn 4 triệu tấn thì TGLX là vùng trọng điểm sản xuất lúa đóng vai trò chủ lực. Để có những mùa vàng bội thu trên đồng đất TGLX, từ năm 2000 đến nay, tỉnh Kiên Giang triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp đầu tư về thủy lợi, khai hoang phục hóa, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, bố trí dân cư, giao và cho thuê đất, phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình. Những dự án công trình thủy lợi ngăn lũ, thoát lũ kết hợp xây dựng các tuyến dân cư sống chung với lũ, thủy nông nội đồng phục vụ tiêu úng, xổ phèn, đẩy mạnh công tác khuyến nông… với tổng vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng đã góp phần tích cực trong khai phá “cánh đồng hoang”, để nơi đây trở thành một trong những vùng trọng điểm sản xuất lúa lớn của đồng bằng sông Cửu Long.

Về TGLX những ngày tháng 3, tháng 4 này, cả một “cánh đồng hoang” mênh mông năm nào, với đất ngập phèn nặng, hoang sơ khoác trên mình chiếc áo mới màu vàng óng của lúa đông xuân chín rộ trải dài. Nông dân đang tất bật thu hoạch lúa, tiếng máy gặt đập liên hợp vang vang trên đồng. Nông dân Lê Bạch Đằng ở ấp Hiệp Bình, xã Mỹ Hiệp Sơn, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) nói: “Nhờ lũ lớn năm 2011 đổ về sau khoảng 10 năm vắng bóng bồi bổ cho đồng đất một lượng phù sa rất lớn và diệt trừ mầm sâu bệnh nên hầu như nhà nào cũng trúng mùa. Cùng với đó, nông dân nhờ tiếp thu tốt kỹ thuật canh tác, ứng dụng vào thực tế sản xuất từ khâu làm đất, chọn giống chất lượng cao, bón phân, chăm sóc lúa và phòng trừ sâu bệnh gây hại; các biện pháp IPM, 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 đúng áp dụng nhuần nhuyễn cho trồng lúa nên năng suất đạt từ 7 tấn/ha trở lên, có nơi đạt 8 - 8,5 tấn/ha.”

Nhìn những chiếc máy gặt đập liên hợp “ăn lúa” ngọt lịm trên đồng, bỏ lại sau lưng luống rơm rạ thẳng tắp, song song rải đều mặt đất, nông dân vận chuyển lúa bằng máy về nhà cho thấy trình độ sản xuất nông nghiệp ở đây nâng lên, hướng đến một nền sản xuất hàng hóa nông sản lớn, hiện đại. Chị Lê Thị Thu Biên, ấp Hiệp Bình, xã Mỹ Hiệp Sơn, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) cho biết: “Làm lúa bây giờ dễ hơn trước, nông dân đỡ vất vả, không còn cảnh một nắng hai sương, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời như trước đây. Từ khâu làm đất, gieo sạ, phun thuốc trừ sâu bệnh, thu hoạch và đem lúa về nhà… tất cả đều cơ giới hóa thay cho sức người. Nhớ lại hơn chục năm trước, dân ở đây làm lúa chỉ được 1 vụ/năm, mong đủ ăn là may mắn lắm rồi, nay đã tăng lên 2 - 3 vụ/năm”.

“Cơm đưa tới miệng chưa chắc ăn”

Trở lại vùng trọng điểm lúa TGLX sau khi cơn bão số 1 tan mới thấm thía hơn câu nói “cơm đưa tới miệng chưa chắc ăn”, dù vài ba ngày trước đó, nông dân nơi đây phấn khởi với niềm vui được mùa vàng. Mưa và gió lớn kéo dài xuất hiện nhiều ngày liền đã làm cho nhiều trà lúa đông xuân muộn bị ngã đổ, hạt rơi rụng trên đồng. Hệ lụy là nông dân vừa thất thoát lúa, khó khăn trong thu hoạch, vừa tăng thêm chi phí sản xuất, lợi nhuận thấp, thậm chí huề vốn. Nông dân Lê Bạch Đằng ở ấp Hiệp Bình, xã Mỹ Hiệp Sơn, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) nói: “Những tưởng lúa ngoài đồng đang chín vàng sẽ ăn chắc 100%, nhưng mưa bão bất ngờ xảy ra đã gây thiệt hại khá nặng mà nông dân không lường trước được”. Lúa chín rục, đổ ngã nhưng nông dân đang trong tình trạng thiếu máy gặt đập liên hợp và nhân công lao động thu hoạch. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lúa hàng hóa và xay xát chế biến sản phẩm gạo xuất khẩu. Hiện nay, giá thuê lao động cắt lúa theo cách thủ công truyền thống từ 7 - 8 triệu đồng/ha và thu hoạch bằng cơ giới 5 - 6 triệu đồng/ha, cao gấp đôi so với đầu vụ thu hoạch, nhưng không phải gọi lúc nào cũng có máy thu hoạch tới ngay được.

Việc phơi, sấy lúa cũng đang gặp nhiều trở ngại do đây là giai đoạn cao điểm của mùa khô nông dân không chuẩn bị trước lò sấy, nắng yếu xen lẫn với xuất hiện những cơn mưa bất thường đổ xuống, làm ảnh hưởng đến chất lượng hạt lúa, gạo. Ngoài ra, chi phí đầu tư sản xuất lúa tăng thêm so với đầu vụ, đó còn chưa kể thất thoát sau thu hoạch. Khó khăn đã vậy, nhưng giá lúa đang sụt giảm trên thị trường, dao động ở mức 5.000 - 5.100 đồng/kg, thậm chí còn thấp xa mức này làm cho nông dân trồng lúa không có lãi cao. Trong khi đó, chi phí đầu tư sản xuất khá lớn do giá vật tư nông nghiệp, thuê nhân công lao động, lãi suất vay ngân hàng tăng lên khá cao. Nhiều nông dân ở đây cho biết, ngoài nguyên nhân khách quan của thị trường tiêu thụ lúa gạo trong và ngoài nước, còn có nguyên nhân do tư thương ép giá, mua lúa của nông dân thông qua “cò mồi”. Nông dân muốn bán lúa cũng qua những tay “cò mồi” mới bán được cho thương lái. Không ít nông dân vì giá lúa thấp phải trữ lại hàng chục tấn để chờ giá lên. Chị Lê Thị Thu Biên, ấp Hiệp Bình, xã Mỹ Hiệp Sơn, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) cho biết: “Nếu như thu hoạch vụ đông xuân hay hè thu năm trước, ghe mua lúa của thương lái chạy tìm mua lúa đặc sông, theo kênh thủy lợi đưa phương tiện ra tận đồng thì vụ mùa này rất ít. Họ giao dịch với “cò lúa” để mua, không phải mất công tìm kiếm. Nông dân không còn được lựa chọn thương lái để bán lúa như trước với giá cả thuận mua vừa bán. Cò lúa thỏa thuận với thương lái áp đặt giá cho nông dân. Trong khi đó, nông dân rất cần bán lúa để giải quyết chi phí đầu tư sản xuất, trang trải cuộc sống gia đình, trả nợ vay ngân hàng và tiếp tục xuống giống vụ hè thu…” Nhiều nông dân còn cho biết thêm, trước đây thương lái không mua lúa giống lúa IR 50404 do phẩm cấp thấp, nhưng từ khi triển khai thực hiện quyết định của Chính phủ về mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo thì họ đang tìm mua giống lúa này và chỉ với giá 4.000 - 4.200 đồng/kg.

Giải pháp nào cho cây lúa “được mùa, được giá” để nông dân vươn lên làm giàu chính đáng, an tâm đầu tư sản xuất đang chờ câu trả lời từ các ngành chức năng trong những vụ mùa kế tiếp.

LHH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang