• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nuôi trăn dễ giàu?

Nguồn tin: BCT, 24/10/2006
Ngày cập nhật: 24/10/2006

Nhiều hộ nuôi trăn cho biết: Từ năm 2001, do da trăn tìm được thị trường ở Italia, Trung Quốc, Nhật… nên giá trăn trên trong nước liên tục tăng. Có thời điểm giá trăn thịt đạt 120.000 – 270.000 đồng/kg, đem lại mức lợi nhuận khá cao cho người chăn nuôi. Đến đầu tháng 10 năm 2006, giá trăn trên thị trường giảm từ 20.000 – 60.000 đồng/kg do một số hợp đồng ký kết đã hết hạn. Song vấn đề đặt ra, đừng để phong trào nuôi trăn phát triển ồ ạt để rồi dẫn đến “phá sản” như những năm 1990.

Nuôi trăn lợi nhuận cao

Ông Võ Văn Viện, ở ấp Nhơn Thọ 1, xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ nuôi trăn từ hơn 5 năm nay. Ông cho biết: “Trăn là đối tượng dễ nuôi nhất trong tất cả các loại mà tôi đã từng thử nuôi (heo, gà, vịt…). Bởi vì trăn ít bị bệnh, nhẹ chăm sóc; nuôi trăn không tốn nhiều diện tích, không ồn ào và không làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Điều đặc biệt, trăn đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người chăn nuôi”. Chỉ trong khuôn viên nhà chưa đầy 100 m2, ông Viện tận dụng nuôi trên 500 con (trong số này có khoảng 100 con dưới 15kg/con; số còn lại là trăn đạt trên 15kg/con). Đầu năm đến nay, dù giá trăn trên thị trường khá biến động nhưng vẫn giữ ở mức cao. Nhờ vậy, 10 tháng đầu năm 2006, từ việc nuôi trăn, bán trăn ông Viện có nguồn lợi nhuận khá “hậu hĩnh”: trên 350 triệu đồng. Đây là số tiền khá lớn đối với một người dân nông thôn.

Nuôi trăn, 10 tháng đầu năm 2006, ông Võ Văn Viện, ở ấp Nhơn Thọ 1, xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ có lãi trên 350 triệu đồng.

Cũng giống như ông Viện, từ nhiều năm nay, hàng chục hộ dân ở thị xã Tân Hiệp, tỉnh Hậu Giang cũng khá lên nhờ nuôi trăn. Đặc biệt, ở xã Hiệp Lợi – nơi tập trung nguồn chuột đồng cung ứng cho các tỉnh ĐBSCL nên người dân dễ dàng tận dụng nguồn thức ăn giá rẻ này để phát triển nghề nuôi trăn. Tại đây, nhiều hộ đạt tổng đàn từ 50 đến vài trăm con. Dì Sáu, một hộ nuôi trăn ở xã Hiệp Lợi, thị xã Tân Hiệp, tính: 1 con trăn con mua giá khoảng 180.000 đồng. Trong 1 năm (chi phí thức ăn khoảng 300.000 đồng), trăn có thể đạt trọng lượng từ 5 đến 7 kg/con; giá bán trung bình khoảng 150.000 đồng/kg, người nuôi có lãi từ 300.000 đến 400.000 đồng/con/năm. Nếu chọn lọc lại những con trăn phát triển tốt để nuôi tiếp tục và sau 2 năm có thể đạt trọng lượng trên 25 kg, giá bán sẽ cao hơn và mức lợi nhuận cũng sẽ cao hơn.

Vẫn chịu “bấp bênh”?

Từ năm 2001, giá trăn trên thị trường liên tục leo thang. Đến cuối năm 2005, giá trăn loại 1 (từ 3- 4kg/con) tăng lên 170.000 – 190.000 đồng/kg; trăn loại 2 (trên 25 kg/con) giá bán đạt khoảng 280.000-290.000 đồng/kg. Anh Trần Thanh Hải, chủ một đại lý thu mua trăn ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, cho biết: “Giá trăn cao, do các công ty ở TP Hồ Chí Minh ký kết được nhiều hợp đồng tiêu thụ da trăn (thuộc da) với các nước Italia, Trung Quốc, Nhật… để làm những sản phẩm cao cấp hoặc nhạc cụ”. Vào thời điểm “đắt hàng”, hàng tháng cơ sở anh Hải nhận cung ứng khoảng 500 tấm da trăn loại 1 cho các công ty ở TP Hồ Chí Minh (chủ yếu đáp ứng các hợp đồng tiêu thụ ở Italia) và trên 50 tấm da trăn loại 2 cho một doanh nghiệp ở Cà Mau để xuất sang Trung Quốc. Tuy nhiên, đến khoảng đầu tháng 10 năm 2006, thời điểm hết các hợp đồng đã ký kết, nhiều đơn vị phải “án binh bất động” chờ ký kết các hợp đồng mới. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng giá trăn trên thị trường bắt đầu giảm như hiện nay. Hiện nay, giá trăn loại 1 chỉ còn 130.000 – 140.000 đồng/kg (giảm từ 40.000 – 50.000 đồng/kg so với đầu năm); trăn loại 2 giá bán chỉ còn 220.000 – 230.000 đồng/kg, (giảm khoảng 60.000 đồng/kg so với đầu năm). Da trăn dưới dạng sơ chế thô loại 1 giá bình ổn khoảng 270.000 – 280.000 đồng/mét tới; da trăn loại 2, đầu năm có giá khoảng 3,5 triệu đồng/mét tới nhưng đến nay giảm chỉ còn dưới 3 triệu đồng/mét tới.

Các chủ cơ sở thu mua trăn nhận định: Thị trường trăn loại 1 còn có nhiều khả quan vì chắc chắn thời gian tới sẽ tiếp ký kết các hợp đồng mới với Italia. Song, trăn loại 2 sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Mà thị trường này hiện nay, đang có dấu hiệu bão hòa – ép giá, gây khó khăn cho người nuôi trăn.

Không nên phát triển ồ ạt

Ở Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng, vào những năm đầu thập niên 90, phong trào nuôi trăn đã từng phát triển rầm rộ. Thời điểm này, do một số cơ chế, chính sách của Nhà nước chưa thông thoáng trong việc nuôi và buôn bán động vật hoang dã (trong đó có con trăn) nên thị trường xuất khẩu trăn bị thu hẹp. Mặt khác, một phần cũng do phát triển tự phát, lệ thuộc duy nhất đầu ra là thị trường Trung Quốc, nên phong trào nuôi trăn bị phá sản gần như hoàn toàn. Lúc bấy giờ, thương lái giết mổ trăn chỉ lấy da, mỡ thì bán sang Trung Quốc, trăn nguyên con giá rẻ như… bèo. Anh Trần Thanh Hải, chủ đại lý thu mua trăn nhớ lại: “Lúc đầu, giá trăn con từ 100.000 -120.000 đồng/con rồi tụt dốc thê thảm chỉ còn... 2.000 đồng/con. Thậm chí nhiều người năn nỉ cho trăn giống họ còn không dám nhận, đành cho kiểm lâm để thả vào rừng. Có người mua trăn nái hàng cây vàng, nhưng khi rớt giá chưa đáng một chỉ”.

Hơn 5 năm nay, trăn được giá cao, nghề nuôi trăn đang hồi phục. Song, hiện nay trên thị trường giá trăn giảm làm nhiều hộ nuôi lo lắng. Dì Sáu, một hộ nuôi trăn ở xã Hiệp Lợi, thị xã Tân Hiệp, tỉnh Hậu Giang, cho biết: “Thật ra, tụi tui chỉ biết nuôi rồi bán cho một số mối quen. Họ nói mua để xuất khẩu sang Trung Quốc. Nghe nói, giá trăn giảm do mấy ông Trung Quốc biết dân nuôi nhiều nên mới ép giá (?!). Không biết giá trăn sẽ giảm đến mức nào đây!”. Còn anh Phan Anh cũng ở thị xã Tân Hiệp, người có trên 10 năm nuôi, mua trăn làm da thô bán cho một số công ty ở TP Hồ Chí Minh, cũng tỏ ra lo lắng: “Chúng ta quá phụ thuộc vào nước ngoài, không chủ động được khâu nuôi, khâu sản xuất. Người nuôi vừa hạn chế về mặt kỹ thuật, thiếu thông tin về thị trường, nên rất dễ bị thương lái và công ty ép giá. Chính vì thế nuôi trăn cũng như việc nuôi trồng các hàng hóa nông sản khác khó mà hạn chế tốc độ phát triển, khó thoát khỏi sự bấp bênh của thị trường”.

Để phát triển nghề nuôi trăn ở ĐBSCL bền vững, theo nhiều người, khi bước vào nghề, người nuôi cần tính toán trước đầu ra, không nên phát triển ồ ạt sẽ dẫn đến khủng hoảng thừa như trước đây. Như anh Trần Thanh Hải đề nghị: “Ngoài việc hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp thông tin thị trường xuất khẩu đối tượng con trăn thì Nhà nước cũng cần hỗ trợ việc xây dựng cơ sở sản xuất các sản phẩm từ con trăn để có được những hợp đồng xuất khẩu ổn định. Có như vậy mới giải quyết được tình trạng “độc quyền” của một số thị trường xuất khẩu như hiện nay”.

Hà Triều

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang