• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vĩnh Phúc: Dưa chuột An Hòa

Nguồn tin: Báo Vĩnh Phúc, 03/04/2012
Ngày cập nhật: 5/4/2012

Cây dưa chuột xuất hiện ở An Hòa (Vĩnh Phúc) từ những năm 60 thế kỷ trước. Trải qua nhiều thăng trầm, cây dưa chuột có những lúc tưởng như đã “chết” nhưng rồi lại hồi phục mạnh mẽ, trở thành cây xóa đói giảm nghèo hiệu quả.

Mỗi ngày, cơ sở của anh Đỗ Văn Dũng thu gom từ 6 đến 7 tấn dưa chuột.

Rộn rã mùa dưa

Xã An Hòa là nơi có diện tích trồng dưa chuột nhiều nhất của huyện Tam Dương, trong đó tập trung ở thôn Ngọc Thạch 1, Ngọc Thạch 2 và Phước Lâu. Những năm 60 của thế kỷ trước, đây là cánh đồng dưa chuyên cung cấp dưa quả cho nhà máy chế biến hoa quả Tam Dương. Nhưng thị trường sau đó thu hẹp, sản phẩm dưa chuột không có nơi tiêu thụ nên diện tích trồng dưa giảm dần. Bắt đầu từ năm 2000, cây dưa đã “hồi sinh” trở lại trên vùng đất An Hòa, trở thành loại cây trồng hiệu quả giúp xóa đói giảm nghèo. Từ 40 ha năm 2000, đến nay diện tích trồng dưa lên tới gần 200 ha. Với chu kỳ sinh trưởng chỉ từ 70 đến 80 ngày, sau một tháng trồng sẽ ra quả và cho thu hoạch trong một tháng, đây là loại cây cho thu hoạch nhanh.

Những ngày cuối tháng 3, cánh đồng Mậu thuộc xã An Hòa chỉ toàn một màu xanh của dưa và rộn rã tiếng cười nói, tiếng xe tấp nập ra vào. Gia đình bà Nguyễn Thị Sáu ở Xóm Đồi, thị trấn Hợp Hòa có 1,4 sào dưa ở cánh đồng Mậu đang vào vụ thu hoạch. Do sau tết thời tiết rét đậm làm chậm quá trình phát triển của cây dưa, nên mặc dù trồng từ trước tết nhưng phải đến tháng thứ 3 bà mới được thu hoạch. Bà Sáu cho biết, trồng dưa chuột rất vất vả, nhưng bù lại cho hiệu quả cao hơn so với trồng lúa ít nhất từ 3 lần trở lên. Mỗi sào dưa năng suất từ 1,2 tấn - 1,5 tấn quả, với giá bán buôn từ 5.500 đồng - 6.000 đồng/kg nên ngay cả vụ dưa đông này dù có không được mùa thì bét nhất bà Sáu cũng thu được 3 triệu đồng. Có những vụ giá dưa tới 20.000 đồng/kg mà vẫn không có dưa mà bán, người trồng dưa như bà Sáu nhờ đó cũng phấn khởi hơn.

Cây dưa phát triển mạnh đã kéo theo những dịch vụ khác phát triển theo, góp phần giải quyết một phần lao động ở địa phương. Gia đình anh Đỗ Văn Dũng ở thôn Ngọc Thạch 2 làm nghề thu mua dưa đã được hơn chục năm nay. Anh Dũng nói: Trước kia gia đình anh cũng trồng dưa, nhưng đến năm 2010 thì anh mua ô tô và chuyển sang thu mua dưa của bà con trong xã rồi đổ lại cho các đầu mối khác. Thị trường tiêu thụ dưa của anh gồm tất cả miền Bắc. Hiện nay, cơ sở của anh mỗi ngày anh nhập vào từ 6 đến 7 tấn dưa với giá dao động từ 5.500 đồng - 6.000 đồng/kg. Những vụ dưa được mùa, có ngày cao điểm anh thu mua được 26 tấn dưa. Dưa mua về được phân loại, chỉ những quả dưa nào đạt tiêu chuẩn mới đóng gói, còn dưa loại anh bán cho người bán rong. Không chỉ chờ người bán chở dưa đến, những khi người dân có nhu cầu anh sẽ đến tận nơi để chở dưa cho người dân. Hiện cơ sở thu mua dưa của anh tạo công ăn việc làm cho 3 lao động.

Bên cạnh những lái dưa ở địa phương, cứ đến mùa thu hoạch dưa là rất nhiều lái dưa từ khắp nơi cũng đến thu mua. Với giá mua vào cao hơn so với các chủ dưa địa phương, đã tạo ra sự cạnh tranh về giá, giúp người dân tăng thêm lợi nhuận.

Cần hướng đến sản xuất sạch

An Hòa là xã nghèo của huyện Tam Dương, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Do đó trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã xác định phát triển cây hàng hóa là mũi nhọn trọng tâm. Để hỗ trợ người dân kinh nghiệm, kỹ thuật trồng dưa, xã đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức mở các lớp tập huấn kỹ thuật về cây dưa cho người dân.

Theo một cán bộ khuyến nông của xã thì hiện nay mùa vụ cây dưa ở An Hòa được quay vòng rất nhanh. Trước khi thu hoạch lúa, người dân bắt đầu ươm hạt dưa trong bầu đợi khi có đất chỉ sẵn trồng. Nhờ đó giúp giảm thời gian chờ dưa nảy mầm ban đầu và đảm bảo 100% diện tích. Với cách làm đó, nên ở An Hòa có những gia đình một năm có thể trồng được 5 - 6 vụ dưa.

Trồng dưa chuột cần nhiều công và chi phí đầu tư cũng cao hơn so với trồng lúa. Mỗi sào dưa chuột cần từ 3,5 - 5 tạ phân chuồng và khoảng 25 kg phân tổng hợp NPK. Ngoài ra, khi dưa ra tay bám, phải cắm dàn để dưa bám. Do chu kỳ phát triển của dưa ngắn, nên việc chăm sóc dưa không khác gì “chăm con mọn”. Người trồng dưa phải theo dõi cây từng ngày để phát hiện bệnh kịp thời, cũng như có chế độ chăm sóc đúng lúc. Dưa ra quả liên tục trong vòng một tháng và quả cũng lớn rất nhanh, do đó ngày nào cũng cần phải hái.

Từ cây dưa chuột, cuộc sống của người dân An Hòa đang từng ngày thay đổi. Nhiều gia đình đã xây được nhà của khang trang, mua sắm tiện nghi và đầu tư cho con cái học hành. Tuy nhiên, việc sản xuất dưa ở nơi đây cũng còn một số vấn đề cần được quan tâm hơn như việc hỗ trợ người dân nhiều hơn nữa về những kỹ thuật trồng, chăm sóc mới, cũng như giống dưa mới. Bên cạnh đó, việc sản xuất dưa vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố chưa an toàn như việc sử dụng chất kích thích, thuốc bảo vệ thực vật tràn lan.

Nguyễn Vương

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang