• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Rau sạch chật vật tiếp cận thị trường

Nguồn tin: Báo Đất Việt, 03/04/2012
Ngày cập nhật: 4/4/2012

Từ nhiều năm trước, nông dân trồng rau tại Lâm Đồng đã chuyển hướng đầu tư rau sạch. Tuy nhiên, con đường tiếp cận thị trường vẫn gian nan. Càng tăng sản lượng càng lo “được mùa mất giá”, vì không quyết được đầu ra sản phẩm.

Loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh rau theo mô hình sản xuất - thu mua - chế biến - bảo quản - tiêu thụ với quy trình khép kín là xu hướng tất yếu nhưng không thu hút nông dân tham gia.

Thương lái chi phối thị trường

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, diện tích rau sạch mang thương hiệu “Rau Đà Lạt” tại địa phương là 40.000 ha, chủ yếu tập trung ở các vùng chuyên canh như: TP.Đà Lạt, huyện Đức Trọng, Đơn Dương. Trung bình mỗi năm, rau sạch Đà Lạt cung cấp ra thị trường khoảng 1,3 triệu tấn. Các thị trường lớn của cả nước đều có lượng lớn rau Đà Lạt. Sản phẩm này hiện đã “len lỏi” vào được tại các chuỗi cửa hàng, siêu thị có uy tín, như: Vissan, Coop Mart, Big C, Metrol, siêu thị Hà Nội…

Phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái, giá rau sạch bị đẩy lên gấp nhiều lần mới đến được người tiêu dùng. Ảnh: H.Linh.

Tuy nhiên, theo TS Hoàng Quốc Tuấn, Giám đốc Trung tâm Quy hoạch nông nghiệp, Phân viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp miền Nam, sản phẩm “rau Đà Lạt” chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa với 90%, và phải chịu chi phối của thương lái, bạn hàng, theo quy trình: nhà vườn - thương lái - người bán lẻ - người tiêu dùng. Do vậy, rau sạch Đà Lạt tới tay người tiêu dùng đã bị đội giá rất cao so với giá tại nhà vườn. Ngoài ra, cũng vì phụ thuộc thương lái với khâu lưu thông, phân phối chưa hợp lý đã gây nên tình trạng thừa thiếu cục bộ. Lúc chính vụ thì rớt giá, khi nghịch vụ thì giá tăng cao.

Ông Lê Văn Cường, Giám đốc Công ty TNHH ĐaLat Gap, cũng thừa nhận: Hiện nay, việc sản xuất rau sạch của công ty phần lớn đều phụ thuộc vào các doanh nghiệp thu mua. Năm 2011, công ty may mắn ký hợp đồng với đối tác Nhật, xuất khẩu 400 tấn/năm, chiếm 30% sản lượng. Song năm nay, phía Nhật chưa có thông báo về hợp đồng mới nên cũng chưa biết tăng hay giảm sản lượng sản xuất.

Theo các doanh nghiệp, công bằng mà nói, nếu không có thương lái, người trồng rau sạch sẽ khó tiêu thụ sản phẩm. Vì hộ sản xuất quá nhỏ lẻ, không có đầu mối tiêu thụ, không có phương tiện vận chuyển, trong khi doanh nghiệp có quy mô thì việc tiếp cận thị trường lại liên quan đến thương hiệu. Ông Cường cho hay: “Mặc dù có nhiều nơi đặt hàng mua rau sạch, thế nhưng công ty phải “chọn mặt gửi vàng”, vì sợ nhiều nơi lợi dụng thương hiệu trục lợi, trộn rau sạch và rau không sạch để bán”. Ngoài ra, cũng vì quá nhiều nơi bán rau sạch nhưng lại không có thương hiệu, nên người tiêu dùng không biết đâu là rau sạch thật. Vì thế, rau sạch chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng của thương lái và bạn hàng mới đảm bảo đầu ra ổn định.

Cần chuỗi cung ứng bền vững

Theo TS Nguyễn Bá Hùng, Giám đốc công ty TNHH Liên doanh Organik, sản xuất rau sạch phải đặt ra 3 tiêu chí: hàng có chất lượng cao, có năng suất và an toàn cho người tiêu dùng. Lâu nay người trồng rau đã theo hướng nông nghiệp công nghệ cao với mức đầu tư cao với mong sản phẩm được đón nhận đúng nghĩa. Tuy nhiên, người trồng đã thất bại khi giá trị bị đánh đồng, không phản ánh đúng công sức bỏ ra. Đầu tư công nghệ cao nhưng khi bán khách hàng lại không tin, muốn mua với giá của rau trồng bình thường. Đó là chưa kể, nhiều công ty đặt mua rau an toàn với một số lượng nhất định. Khi nông dân trồng hơn mức đó, phải bán phần còn lại ra thị trường tự do với giá rẻ.

Bà Võ Thị Bình, Trung tâm phân tích và Chứng nhận chất lượng Lâm Đồng, cũng thừa nhận để chứng nhận rau sạch, an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, đòi hỏi phải thông qua nhiều quy trình nghiêm ngặt. Các doanh nghiệp, hộ nông dân phải đầu tư với chi phí rất lớn, trung bình khoảng 2 tỷ đồng cho 1 ha. Thế nhưng không phải chứng nhận được cấp vĩnh viễn mà cứ 3 năm tái cấp 1 lần. Chính vì vậy hiện nay chỉ khoảng 10 công ty, HTX rau củ được cấp chứng nhận VietGap.

Theo bà Bình, để rau sạch có chỗ đứng trên thị trường, không chỉ có xây dựng thương hiệu cho rau Đà Lạt, mà phải xây dựng chuỗi cung ứng rau sạch theo mô hình khép kín: sản xuất - thu mua - chế biến - bảo quản - tiêu thụ. Đồng thời, cần cơ chế hỗ trợ một phần trong quy trình chứng nhận VietGap.

Người thu mua không quan tâm nông dân trồng gì mà chỉ mua những gì người dân trồng. Và họ mua theo diện tích trồng: một cây giống đầu tư bao nhiêu, một sào bao nhiêu cây, trừ tỷ lệ chết… quy ra thành tiền. Người dân bằng lòng với hình thức mua bán này còn với một lý do “mua bán nhanh chóng, thuận mua vừa bán”. Giá mua tại gốc so với giá người tiêu dùng mua có khi chênh tới 5 lần. Đây là cách làm đã có từ lâu”, ông Đặng Văn Quy, nông dân trồng rau thị trấn Thạnh Mỹ, Đơn Dương, Lâm Đồng, cho hay.

Quốc Huy

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang