• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

"Sáu cây, ba con" ở Vĩnh Phúc

Nguồn tin: ND, 20/2/2004
Ngày cập nhật: 20/2/2004

Năm 2003, là "Năm chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi" ở Vĩnh Phúc. Tỉnh đã khởi động công tác chuyển dịch từ năm 2001, các đề án đã tạo điều kiện để tỉnh bước đầu lựa chọn sáu loại cây, ba loại vật nuôi.

Nuôi một con bò bằng làm cả mẫu ruộng

Trước năm 2001, bác Trần Văn Chung ở xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường thuê hai ha đồi xây lò nung gạch. Ngày ngày hít thở khói lò, cộng với những buổi cắt đất quần quật làm ông chủ lò gạch thấy mệt mỏi. Sẵn có mối quan hệ với một số nhà khoa học nông nghiệp, ông đem điều này ra tâm sự. Có người bảo, với đất đai như thế, tại sao không nuôi bò giống mới. Ðược ngành nông nghiệp tỉnh tập huấn kỹ thuật nuôi bò, tháng 7-2001, bác Chung huy động được hơn 50 triệu đồng mua 17 con bò sind cái. Bác được tạo điều kiện vay hàng trăm triệu đồng lãi suất ưu đãi xây chuồng trại, thuê thêm đất trồng cỏ và người làm. Mỗi năm, một con bò lại sinh một con bê, tùy theo đực, cái, tháng tuổi mà bác bán được từ 1 đến 6 triệu đồng. Lúc cao điểm, bác có gần bốn chục con bò. Sau hai năm rưỡi, bác đã bán được 20 con bò. Với mức giá một con bò bằng làm cả mẫu ruộng như vậy, bác Chung đủ chi phí trong nhà và nuôi dưỡng khát vọng làm giàu nhờ một sự kiện đang được người nuôi bò trong cả nước quan tâm. Sinh sản thành công bò lai sind từ phôi nhập nội. Bác Chung được các nhà khoa học của Viện Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia chọn là đối tượng của dự án nuôi cấy phôi. Ngày 28-12 cùng năm, đôi bê sind ngoại đầu tiên ở Việt Nam ra đời từ phôi ghép. Ðến nay, bác Chung đã có 10 con bê ngoại. Với đàn bê này, bác Chung đang có trong tay một tài sản hàng trăm triệu đồng. Việc nuôi cấy phôi thành công tại trại bò này đã mở ra triển vọng để nước ta tự túc giống bò ngoại mà nhiều tỉnh khác đang đầu tư hàng chục tỷ đồng nhập khẩu.

Ông Mai Lâm Hạc, Giám đốc Trung tâm truyền giống gia súc, gia cầm Vĩnh Phúc, cho biết: Năm 2002, cả tỉnh có hơn 104 nghìn con bò, chủ yếu giống cũ, chất lượng thấp. Mặc dù ngành nông nghiệp đã chủ trương sind hóa đàn bò từ hàng chục năm trước và năm 1995, tỉnh đã triển khai dự án sind hóa đàn bò, nhưng tỷ lệ bò lai sind chỉ dừng lại ở 20% tổng đàn. Ðược giao làm chủ dự án cải tạo, nâng cao chất lượng đàn bò sữa, bò thịt giai đoạn 2002 - 2006; từ tháng 6-2002 đến tháng 8-2003, Trung tâm nhập 168 bò đực lai ba phần tư máu ngoại và 15 nghìn liều tinh các loại, đưa tỷ lệ bò lai sind của tỉnh đạt 28,2%, góp phần đưa tổng đàn bò cuối năm 2003 đạt 121.500 con, tăng hơn 17 nghìn con sau một năm thực hiện dự án. Ông Hạc tính toán: "Sau sáu tháng, một con bê giống cũ bán được ba triệu đồng, trong khi bê lai sind có giá gần gấp đôi, bằng cấy cả mẫu ruộng một năm. Còn nếu là bê sữa lai sind thì có giá 10 triệu đồng/con". Với hiệu quả kinh tế cao như vậy, thời gian tới, chăn nuôi bò sẽ còn phát triển mạnh ở Vĩnh Phúc. Con bò đã được tỉnh lựa chọn là một trong "sáu cây, ba con" chủ lực để đưa vào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, một hướng xóa đói, giảm nghèo hiệu quả mà Tỉnh ủy Vĩnh Phúc khẳng định.

Ðột phá từ khâu giống

Ông Phùng Quang Hùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) Vĩnh Phúc, cho biết: Là tỉnh nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển nông nghiệp, như có đủ ba vùng sinh thái, người dân năng động, cần cù, là nơi xuất phát của "khoán 10", nhưng đến năm 2000, bình quân mỗi ha canh tác của tỉnh chỉ đạt 18,8 triệu đồng/năm. Các cây trồng, vật nuôi chủ lực năng suất thấp, chất lượng kém, quy mô nuôi, trồng nhỏ lẻ, mà nguyên nhân chính vẫn vướng ở khâu giống và cách thức tổ chức sản xuất. Có quá nhiều loại cây trồng vật nuôi được đưa vào cơ cấu, trong khi mức đầu tư thì nhỏ giọt, thiếu hiệu quả. Muốn phát triển, phải đột phá từ hai khâu này. Qua rà soát thực trạng và kết quả sản xuất nông nghiệp, nghiên cứu thị trường, ngành nông nghiệp đã lựa chọn được sáu loại cây trồng, ba loại vật nuôi phù hợp với Vĩnh Phúc để phát triển thành các cây, con chủ lực trong chuyển dịch. Ðó là lúa, ngô, dâu, rau, hoa, quả, bò, lợn và thủy sản. Ngoài lúa, ngô, dâu bảo đảm an ninh lương thực đã thành cây truyền thống, những cây, con còn lại là chủ lực để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vươn lên làm giàu. Ông Hùng lý giải: "Căn cứ để chúng tôi lựa chọn trước hết là thị trường. Với rau, hoa, quả, chúng tôi vừa nằm cạnh thủ đô, vừa là cửa ngõ của các mặt hàng này lên tám tỉnh biên giới phía bắc. Với bò, lợn, thủy sản, nếu được nuôi theo quy mô sản xuất công nghiệp, tập trung, thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đều có nhu cầu. Trong những năm qua, sản phẩm làm ra không đủ bán".

Ði theo hướng này, Vĩnh Phúc triển khai 20 dự án cụ thể. Tỉnh đáp ứng yêu cầu vốn. Lãnh đạo Sở NN và PTNT thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và giải quyết những khó khăn phát sinh. Cuối năm 2002 là giai đoạn các cán bộ nông nghiệp ở tỉnh chưa bao giờ thấy bận rộn đến thế. Nhưng không phải cứ có tiền là xong việc. Ðơn cử như dự án cải tạo đàn bò. Yêu cầu đặt ra là phải thiến được hơn 10 nghìn con bò đực giống cũ mà ở tỉnh gọi là bò cóc, trong khi tỉnh chỉ có 70 bò đực lai sind.

Sau hơn một năm thực hiện, các dự án về "sáu cây, ba con" ở Vĩnh Phúc đã đạt nhiều kết quả khích lệ: Năm 2003, Dự án sản xuất hạt giống lúa lai (vốn hơn 18 tỷ đồng) sản xuất được 254,7 tấn giống F1 trên diện tích 80 ha. Dự án sản xuất nấm ăn (vốn 13 tỷ đồng) tạo sản lượng 2.200 tấn nấm. Các dự án về chăn nuôi đã xây dựng được 41 xã điểm về an toàn dịch bệnh đàn gia súc. Phối giống trực tiếp cho hơn 20 nghìn con bò cái; cung cấp 23 nghìn liều tinh lợn và 84 lợn đực ngoại. Các dự án về thủy sản đã hình thành khu nuôi thâm canh quy mô 38 ha, nhập khẩu hai triệu con giống cá rô phi Ðài Loan, chuyển giao kỹ thuật cho 40 hộ nuôi trên đất ruộng trũng.

Nhờ thực hiện có hiệu quả các dự án kết hợp vận động hướng dẫn bà con chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tùy theo điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác của vùng mà từng huyện, xã tập trung sản xuất các loại cây, vật nuôi chủ lực. Năm 2003, tỉnh đạt năng suất lúa bình quân 49 tạ/ha/vụ, tăng 16% so với năm 2001, trong đó vụ đông xuân, lần đầu năng suất lúa đạt hơn 50 tạ/ha. Vụ đông đã trở thành vụ sản xuất chính trong năm với diện tích hơn 25 nghìn ha, riêng cây ngô giống mới đạt hơn 18 nghìn ha, cây dâu đạt 1.500 ha. Diện tích rau đạt gần 8.000 ha với nhiều giống rau mới đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, hình thành các vùng chuyên canh rau xanh ở Vĩnh Tường, vùng hành tây ở Mê Linh. Diện tích hoa cũng đạt hơn 1.000 ha, tập trung ở Mê Linh với thu nhập một ha đạt 70 - 80 triệu đồng/năm. Cây ăn quả đạt 10 nghìn ha với giá trị 10 - 15 triệu đồng/ha/năm. Nhờ tăng nhanh diện tích các cây chủ lực bằng giống mới, chất lượng, năng suất cao, năm 2003, một ha canh tác đạt bình quân 26,3 triệu đồng. Ba loại vật nuôi chủ lực cũng có bước phát triển nhảy vọt. Ðàn bò lai đạt hơn 34 nghìn con, đàn bò đực ba phần tư máu ngoại có 228 con, đàn bò sữa đạt gần 1.000 con, tăng gấp bốn lần năm 2001. Ðàn lợn đạt gần 500 nghìn con, tăng 14,6% so năm 2001, trong đó lợn lai chiếm 98%, tổng sản lượng đạt 42,3 nghìn tấn, tăng 55,1%. Diện tích nuôi thủy sản đạt hơn 4.300 ha, tăng 20%, trong đó đáng kể nhất là 800 ha lúa bấp bênh chuyển sang nuôi cá kết hợp trồng một vụ lúa đạt hiệu quả cao, góp phần đưa giá trị sản xuất của chăn nuôi trong cơ cấu sản xuất nông - lâm nghiệp lên 26,2%, đưa giá trị sản xuất toàn ngành nông lâm nghiệp và thủy sản đạt gần 2.000 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu của tỉnh phấn đấu đến năm 2005.

Tuy nhiên, trong năm đầu tăng tốc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi của tỉnh cũng bộc lộ một số vấn đề cần sớm được các cơ quan chức năng tính đến, như làm thế nào để mở rộng các dự án trên ra diện rộng trong thời gian tới; duy trì mức đầu tư, hỗ trợ nông dân, cả về vốn và kỹ thuật. Ðặc biệt, tỉnh cần sớm triển khai Quyết định 80 của Chính phủ, đẩy mạnh việc liên kết giữa "các nhà", đồng thời sớm tính toán, đầu tư cơ sở chế biến để tạo đầu ra ổn định, vững chắc hơn và tăng sức cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chủ lực. Ðây là những điều kiện thiết yếu đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HÐH nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ mới.

BẢO TRUNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang