• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nghề trồng và sơ chế nấm rơm ở Sóc Trăng: Triển vọng một mô hình

Nguồn tin: BCT, 20/10/2006
Ngày cập nhật: 20/10/2006

Ở ĐBSCL, chưa năm nào nấm rơm lại có giá như năm nay. Cùng với phong trào trồng nấm rơm đang phát triển mạnh, nhiều cơ sở chế biến và thu mua nấm nguyên liệu cũng đã ra đời và hoạt động khá hiệu quả. Tuy nhiên, trước những khó khăn của một ngành nghề được nhận định là còn mang tính tự phát, tỉnh Sóc Trăng đã tập trung đầu tư thực hiện mô hình nuôi trồng, chế biến nấm và giải quyết việc làm vùng nông thôn. Đây được xem như những bước chuyển biến tích cực trong việc phát triển theo hướng bền vững của một ngành nghề.

... Gắn với vùng nguyên liệu

Tiếp tục Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất nấm và nấm hàng hóa có năng suất, chất lượng cao” được triển khai từ năm 2001, giai đoạn 2006-2008, Trung tâm ƯDTBKH&CN tỉnh Sóc Trăng triển khai dự án “Xây dựng mô hình nuôi trồng, sơ chế và chế biến nấm ở vùng đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng”. Tổng kinh phí thực hiện khoảng 1,8 tỉ đồng, được huy động từ ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ Trung ương, địa phương và các nguồn vốn khác. Với mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả nghề trồng nấm ở Sóc Trăng; nâng cao trình độ tổ chức sản xuất và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho cán bộ kỹ thuật và nông dân kỹ thuật nuôi trồng, sơ chế và chế biến nấm; trên cơ sở đó tạo lập thị trường cung ứng dịch vụ kỹ thuật và tiêu thụ nấm thuận lợi cho nông dân. Bên cạnh đó, dự án tiến hành xây dựng mô hình trồng, sơ chế nấm quy mô nông hộ tại 3 xã Phú Mỹ, Mỹ Thuận và Thuận Hưng cùng thuộc huyện Mỹ Tú; xây dựng xưởng chế biến nấm ăn quy mô nhỏ tại Trung tâm ƯDTBKH&CN Sóc Trăng... Ngoài việc hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ về giống và vật tư, dự án còn hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho người dân trong vùng dự án. Thực hiện kế hoạch này, Trung tâm ƯDTBKH&CN tỉnh Sóc Trăng sẽ phối hợp với Trung tâm công nghệ sinh học thực vật và các đơn vị thu mua, chế biến ở các tỉnh thành để tiêu thụ sản phẩm.

Đề án “Xây dựng mô hình sơ chế nấm rơm nhằm nâng cao giá trị nông sản và giải quyết việc làm vùng nông thôn” do Trung tâm Khuyến công tỉnh Sóc Trăng phối hợp với huyện Thạnh Trị thực hiện từ tháng 7 năm 2006. Tổng kinh phí đầu tư của đề án là 74 triệu đồng. Ngoài việc được tập huấn kỹ thuật sản xuất, tham quan học tập kinh nghiệm và tuyên truyền nhân rộng mô hình thu mua nấm nguyên liệu, đề án còn giúp các cơ sở thiết lập đầu ra ổn định; hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà xưởng phù hợp với yêu cầu của đề án với mức đầu tư là 5 triệu đồng/cơ sở. Từ những cơ sở có được, các cơ sở sơ chế và thu mua nấm nguyên liệu tiến hành đầu tư bao tiêu sản phẩm cho nông dân bằng những hình thức như cung cấp vốn, meo. Được biết, ở huyện Thạnh Trị có khoảng 60% hộ chuyên trồng nấm rơm được các cơ sở chế biến và bao tiêu sản phẩm. Mỗi vụ, mức đầu tư này của mỗi cơ sở là từ 40 - 60 triệu đồng. Tuy chưa nhiều so với thực tế sản xuất của địa phương, nhưng với phương thức này, cả người sản xuất lẫn người tiêu thụ đều có lợi.

Kết quả bước đầu

Vừa qua, hộ anh Lý Vết ở ấp Bưng Cóc, xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú thu được gần 5 triệu đồng tiền bán nấm rơm. Điều đáng nói ở đây, hộ anh Vết không có đất sản xuất. Việc trồng nấm chỉ tận dụng diện tích còn lại chung quanh nhà và hơn 3 công ruộng... mượn của người dân địa phương khi họ thu hoạch xong vụ lúa. Anh Vết cho biết: “Trước đây, vào mùa khô, tôi cũng mượn đất để trồng màu. Nhưng hiệu quả không cao, do nhiều lúc thiếu nước tưới, giá cả lại lúc vầy lúc khác. Được trung tâm tập huấn kỹ thuật trồng nấm theo phương pháp mới, thu hoạch kết quả này ngoài sức tưởng tượng của tôi”. Hộ anh Lý Vết là một trong hàng trăm hộ nông dân trong năm 2006 được hưởng lợi từ dự án “Xây dựng mô hình nuôi trồng, sơ chế và chế biến nấm ở vùng đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng”. Ông Ong Tài Thuận, Phó Giám đốc Trung tâm ƯDTBKH&CN tỉnh Sóc Trăng, cho biết: “Nhờ có tập quán trồng nấm rơm từ trước nên trong năm 2006 này phần các hộ trong dự án đều sản xuất có hiệu quả. Đây là kết quả bước đầu đáng khích lệ để chúng tôi có những kiến nghị cụ thể cho tỉnh trong việc hình thành cơ sở chế biến từ gắn với vùng nguyên liệu sau này”.

Trong số năm cơ sở được chọn lựa trong đề án “Xây dựng mô hình sơ chế nấm rơm nhằm nâng cao giá trị nông sản và giải quyết việc làm vùng nông thôn”, bước đầu hiện đã có ba cơ sở tại xã Vĩnh Thành, xã Lâm Tân và thị trấn Phú Lộc huyện Thạnh Trị hoạt động có hiệu quả. Đây cũng là những cơ sở đầu tiên trong huyện đã và đang hình thành một khối thống nhất với phương thức hai cơ sở sơ chế biến thành viên một cơ sở thu mua, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng được mô hình hoạt động theo phương thức này, không riêng gì những cơ sở được hưởng lợi từ đề án mà phong trào trồng nấm rơm ở Sóc Trăng nói chung và huyện Thạnh Trị nói riêng đang có những tác động tích cực.

Ông Võ Văn Việt - Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thành, nhận định: “Sau khi được Đề án hỗ trợ, không riêng gì cơ sở chế biến nấm tại ấp Vĩnh Thắng phát triển mạnh mà phong trào trồng nấm cũng đã có nhiều thay đổi tích cực, khắc phục dần những khó khăn ảnh hưởng tính tự phát mang lại. Đặc biệt, sau khi có được đầu ra ổn định, nông dân trồng nấm trong xã cũng đã an tâm sản xuất khi nguồn thu nhập của họ được nâng cao và ổn định”. Ông Huỳnh Lương Thuần - chủ cơ sở mua bán nấm rơm Chín Thuần tại thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị, cho biết: “Phong trào trồng nấm đã phát triển khá mạnh nhưng người trồng nấm thường phải chịu thiệt vì giá cả thấp và bấp bênh, đầu ra không ổn định. Có thể nói, đề án đã đầu tư rất đúng lúc và đúng thời điểm. Tuy mức đầu tư cho các cơ sở chưa phải là nhiều, nhưng bước đầu chúng tôi đã hình thành và thay đổi được một ngành nghề theo hướng có lợi và ổn định. Không chỉ có nguồn hàng nguyên liệu ổn định mà chúng tôi còn phát triển được thị trường tiêu thụ”.

Một lợi thế mà hầu hết các cơ sở thu mua đều có chung một nhận định khi được hoạt động ngay tại địa phương hoặc gắn với vùng sản xuất chính là giảm được tối đa chi phí vận chuyển. Điều này còn có giá trị hơn khi nó đi đôi với việc nâng cao giá trị thu nhập cho người nông dân và giải quyết làm tại chỗ. Bình quân mỗi tháng, mỗi cơ sở thu mua và sơ chế khoảng 50 tấn nấm rơm và giải quyết việc làm ổn định cho gần 20 lao động tại địa phương với mức thu nhập bình quân khoảng 20.000 đồng/người/ngày. Đây cũng là một trong những lý do hợp lý mà các cơ sở chế biến và thu mua nấm trong Đề án muốn mở rộng sản xuất, phát triển thành doanh nghiệp với qui mô đủ điều kiện thực hiện xuất khẩu. Tuy nhiên, để làm được điều này, ngoài năng lực của từng cơ sở, hầu hết đều cho rằng những chính sách và hỗ trợ hợp lý từ Nhà nước là một điều kiện quan trọng để họ thực hiện được mong muốn của mình.

Có thể nói rằng, trên vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển nghề trồng nấm như tỉnh Sóc Trăng, việc xây dựng mô hình sản xuất và sơ chế nấm rơm gắn với vùng nguyên liệu đã có tác động tích cực, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất và phát triển kinh tế gia đình. Từ đây, không chỉ riêng huyện Thạnh Trị mà các đơn vị khác trên địa bàn tỉnh cũng đã tiến hành xây dựng những kế hoạch và qui hoạch cụ thể hơn để phong trào trồng nấm rơm, tiến dần đến phát triển vững chắc cả về diện tích và sản lượng. Đây là một trong những lý do để nhiều người hy vọng một ngành nghề sơ chế nấm rơm ở Sóc Trăng sẽ được phát triển hơn trong tương lai, góp phần phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của địa phương.

HÀ TRIỀU

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang