• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hậu Giang: Rầy nâu đe dọa lúa Hè thu

Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 21/03/2012
Ngày cập nhật: 22/3/2012

Toàn tỉnh hiện có 5.925 ha lúa Hè thu xuống giống “xé rào”, trước lịch thời vụ đợt 1 của tỉnh, trong đó có trên 2.500 ha lúa ở giai đoạn mạ đang bị rầy nâu tấn công. Trao đổi với phóng viên Báo Hậu Giang về nguy cơ bùng phát thành dịch rầy nâu trên lúa Hè thu sớm, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hậu Giang Trần Ngọc Thể cho biết:

- Ngay thời điểm đầu tháng 3 đã xuất hiện lứa rầy nâu di trú khá cao đã làm cho nhiều trà lúa Hè thu sớm trên địa bàn nhiễm rầy khá nặng, trên 3.000 con/m2, thậm chí có những trà lúa nhiễm với mật số lên đến 5.000 - 6.000 con/m2, khoảng 5 - 6 con/tép. Tổng số diện tích bị nhiễm rầy nâu là 2.583 ha. Đối với rầy nâu tấn công lúa giai đoạn này tuy không gây chết lúa, nhưng lứa rầy di trú hiện nay sẽ đẻ ra lứa rầy cám rất lớn trong vài ngày tới. Tuy nhiên, chưa biết là có kèm theo vi-rút nhiễm vàng lùn - lùn xoắn hay không.

Ngành nông nghiệp có giải pháp nào để cứu nguy lúa Hè thu sớm, thưa ông?

- Trước tình hình đó, ngành đã tập trung hướng dẫn nông dân xử lý bằng các biện pháp sinh học như bơm nước vào ruộng lúa che chắn sao cho rầy nâu không đẻ được và biện pháp hóa học thông qua việc dùng thuốc chống lột xác mà không làm ảnh hưởng lớn với thiên địch để tránh bộc phát rầy nâu giai đoạn sau. Cũng như các biện pháp khác là thả vịt con vào ruộng. Ngành dự kiến xin một số thuốc dập dịch, nhưng không biết có được giải quyết hay không, vì trong thời gian qua, quy định về công bố dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá đã hết hiệu lực nên không thể tận dụng từ nguồn hỗ trợ của Trung ương mà chỉ trông chờ vào ngân sách tỉnh.

Ông có thể nói rõ hơn về cánh thức phòng trị rầy nâu trên đồng ruộng trong giai đoạn này?

- Khi thăm đồng thấy ruộng lúa có mật số rầy nâu dưới 3.000 con/m2, tức là dưới 3 con/tép thì không cần phun thuốc phòng trị, bởi trong vòng vài ngày sau lứa rầy nâu di trú có cánh đẻ xong sẽ tự chết. Còn nếu là 3 con/tép trở lên có khả năng gây cháy rầy, bà con có thể sử dụng thuốc diệt rầy bình thường. Đặc biệt, khi phát hiện rầy cám nở ra, bà con sử dụng thuốc hóa học đặc trị rầy chống lột xác. Hiện tại, rầy đã hết di trú, nhưng để tránh sự đeo bám lâu, nhân mật số nhiều, bà con cho nước lên ruộng ngập hơn nửa thân cây lúa để giảm bớt tác hại của rầy nâu trong giai đoạn này.

Thưa ông, trước khi xuống giống, ngành đều xây dựng lịch thời vụ khuyến cáo người dân, nhưng tại sao tình trạng “xé rào” gieo sạ sớm vẫn cứ tiếp diễn?

- Trước khi xuống giống, ngành đều xây dựng khung lịch thời vụ trước nửa tháng, nhưng bà con vẫn gấp gáp, tranh thủ xuống giống sớm. Đặc biệt là vụ lúa Hè thu năm nay do ảnh hưởng bởi vụ lúa Đông xuân vừa rồi vốn đã trễ hơn cùng kỳ cả tháng, nên vừa thu hoạch xong là bà con tranh thủ gieo sạ liền để kịp canh tác 3 vụ lúa trong năm. Cũng không thể phủ nhận một điều là vẫn còn một số ít nông dân chưa hiểu hết về tác dụng của lịch thời vụ, nói đúng hơn là chưa am hiểu về ý nghĩa của việc xuống giống đồng loạt để né rầy. Vì vậy, sau khi thu hoạch xong thì bà con tranh thủ làm đất xuống giống mà không nghĩ đến hậu quả dịch bệnh tấn công sau này.

Hiện tại, vẫn còn trong giai đoạn lịch xuống giống đợt 1 (từ ngày 12 đến 22-3). Vậy ngành có khuyến cáo gì đối với người dân chuẩn bị xuống giống trong thời gian tới, thưa ông?

- Nông dân hiện thu hoạch xong lúa Đông xuân có thể tranh thủ xuống giống theo lịch thời vụ khuyến cáo đợt 1 của ngành chuyên môn địa phương. Nếu lỡ bước qua thời điểm 30-3 thì đề nghị bà con không xuống giống nữa mà đợi đến thời điểm lịch xuống giống đợt 2 của tỉnh, bắt đầu vào ngày 9-4 trở đi mới tiếp tục gieo sạ. Bởi theo dự đoán của ngành, bước vào giai đoạn đầu tháng 4, khoảng ngày 3 đến 7-4 sẽ có một đợt rầy nâu thứ 2 di trú về Hậu Giang. Nếu xuống giống vào khoảng 30-3 thì đến lúc rầy nâu di trú về địa bàn sẽ càng làm cho ruộng lúa tăng thêm nguy cơ nhiễm bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá, do rầy nâu tấn công vào giai đoạn ruộng lúa còn quá nhỏ.

Trước vụ lúa Hè thu năm nay, ngành có dự báo như thế nào về tình hình rầy nâu trên ruộng lúa của bà con và giải pháp ứng phó ra sao?

- So với cùng kỳ năm rồi, cũng như các năm trước thì năm nay rầy nâu xuất hiện ồ ạt, bất thường hơn. Ngay đầu vụ, rầy di trú với mật số lớn mà các năm trước không có. Do đó, khả năng tình hình sản xuất của người dân trong vụ lúa Hè thu này sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là rầy nâu, đối tượng chính gây hại lớn đối với đồng ruộng của người dân. Từ đó, ngành đã yêu cầu các trạm bảo vệ thực vật, các tổ kỹ thuật thông báo rộng rãi lịch xuống giống tập trung, đồng thời tập huấn cho người dân về tác hại của rầy nâu, đặc biệt là biện pháp quản lý bằng cách sạ thưa, bón phân cân đối cho ruộng lúa, phun thuốc theo phương pháp 4 đúng... để tránh nguy cơ bùng phát rầy nâu trong suốt mùa vụ.

* Xin cảm ơn ông !

GIA NGUYỄN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang