• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Áp lực cho nghề trồng, thu mua ớt tại Thanh Bình (Đồng Tháp)

Nguồn tin: Báo Đồng Tháp, 19/03/2012
Ngày cập nhật: 21/3/2012

Giá ớt tiêu thụ trên thị trường đang theo chiều hướng sụt giảm, sự thất thường của thời tiết, khó khăn về cơ sở hạ tầng giao thông làm cho việc kinh doanh mặt hàng ớt của người trồng và người thu mua ớt ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) đang gặp nhiều áp lực.

Hiện tại người trồng ớt tại các xã của huyện Thanh Bình đang vào mùa thu họach ớt, do mặt hàng này khó bảo quản sau khi thu hoạch nên đa số người dân đều mang ớt đến vựa để cân lại cho thương lái. Tại vựa ớt cô Nương nằm trên tuyến DT855 thị trấn Thanh Bình, mỗi ngày có khoảng 30 lượt người đến để cân ớt, việc thu mua diễn ra từ sáng cho đến tận đêm khuya.

Sơ chế ớt tại bãi

Trong khi chờ chủ vựa cân ớt, chú Lê Minh Dân, ấp Tây, xã Tân Thạnh cho biết: Gia đình tôi vừa trồng ớt, vừa cân lại của những hộ xung quanh để bán lại cho vựa ớt sơ chế, mỗi ngày tôi thu gom được khoảng 2 tấn ớt, giá ớt hiện đang sụt, lại đang vào mùa mưa nên nông dân gặp khó khăn trong tiêu thụ. Giá ớt thị trường hiện dao động từ 17.000 đồng đến 20.000 đồng, giảm gần phân nửa so với mức giá trước đây.

Về phía các thương lái do đã ký hợp đồng với các thương lái xuất hàng sang Trung Quốc, Thái Lan và các tỉnh khác nên người thu mua phải thuê thêm đội ngũ nhân công làm việc từ khâu sơ chế ớt, phơi, và đóng gói. Trung bình mỗi vựa có khoảng 100 lao động làm việc. Bên cạnh đó, các vựa hàng phải thuê sân bãi để phơi, giá thuê sân không dưới 1 triệu đồng/tháng. Cùng với chi phí trong việc sơ chế thì thời tiết mưa nắng thất thường cũng là một “thách thức” không chỉ cho nhà vườn trồng ớt mà còn cho chủ vựa.

Anh Nguyễn Văn Hiến - người thu mua ớt cho biết: “Ớt phơi xong gặp mưa hư hỏng có khi phải bỏ. Một mẻ ớt phơi ngoài sân mắc mưa coi như mất tiền triệu vì chất lượng ớt giảm đáng kể, thương lái từ chối không mua. Do sân bãi có hạn nên dù mưa chỉ đậy đệm sơ sài vì không biết mang chất vào đâu...”. Trung bình từ 2 đến 3 ngày chủ vựa ớt xuất hàng khoảng 20 tấn, chi phí cho mỗi chuyến xe chuyên chở sang Trung Quốc từ 70 đến 80 triệu đồng. Điều đáng nói ở đây là các xe chở hàng xuất sang Trung Quốc có trọng tải cao, trong khi hệ thống tải trọng cầu đường của tỉnh còn thấp nên không được phép lưu thông do quá tải trọng để chở hàng.

Đa số người trồng và thương lái thu mua ớt tại Thanh Bình chủ yếu sơ chế bằng phương pháp thủ công là phơi dưới ánh nắng mặt trời. Một số hộ kinh doanh sơ chế cũng có ý định đầu tư hệ thống sấy ớt, tuy nhiên giá thành của dây chuyền này khá cao trên 5 tỷ đồng, vượt quá khả năng của chủ vựa.

Chia sẻ những khó khăn trong khâu thu mua ớt sơ chế, anh Nguyễn Văn Hiến cho biết thêm: “Thời điểm này, nếu như không thu mua ớt sơ chế người nông dân trồng ớt sẽ gặp nhiều khó khăn do giá thấp, còn nếu mua thì chúng tôi cũng đứng trước nguy cơ lỗ do tốn nhiều chi phí nhân công, vận chuyển, hàng hóa bị hư hỏng. Vì vậy, chúng tôi mong muốn, các ngành chức năng tỉnh xem xét để có hướng hỗ trợ giúp đỡ về vốn, cơ sở hạ tầng (trọng tải cho phép xe container từ các tỉnh ngoài đến Thanh Bình chở hàng) để thương lái giảm bớt áp lực. Có như vậy thì người trồng ớt và thương lái mới có thể yên tâm sống được với nghề, tìm đâu ra cho cây ớt lâu dài...”.

C.P

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang