• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Những biện pháp canh tác trên đất dốc tại Pác Nặm (Bắc Kạn)

Nguồn tin: Báo Bắc Kạn, 16/03/2012
Ngày cập nhật: 18/3/2012

Là một huyện thuần nông tuy nhiên phần lớn đất nông nghiệp của Pác Nặm (Bắc Kạn) là đất dốc. Vì vậy những năm qua cấp, ngành chức năng nơi đây đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân canh tác bền vững trên đất dốc.

Cỏ Stylo mang lại nhiều lợi ích trong canh tác bền vững tại huyện vùng cao Pác Nặm.

Nhiều năm nay sử dụng phân chuồng đã trở thành thói quen trong sản xuất nông nghiệp của người dân vùng cao Na Phai, xã Nghiên Loan. Nhận thức tiến bộ này của người dân Nà Phai được hình thành nhờ công tuyên truyền, vận động lâu dài, sâu rộng của cấp, ngành chức năng.

Trưởng thôn Dương Trừ Pá cho biết: Toàn thôn hiện có 130 con trâu, bò và rất nhiều lợn, gà, lượng phân thải trong quá trình chăn nuôi đều được người dân sử dụng để bón ruộng. Thậm chí một số gia đình không có phân chuồng phải đi xin của hộ khác để cải tạo đất và chăm sóc lúa. Trong điều kiện giá phân bón hóa học ngày càng tăng thì việc tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ sẽ giúp người dân giảm bớt chi phí sản xuất. Đặc là đối với một thôn vùng cao như Nà Phai việc dùng phân hữu cơ càng có ý nghĩa hơn bởi nó giảm tránh tình trạng chai cứng, tăng cường độ phì nhiều và tính đa dạng sinh học cho đất.

Nhận thấy những giá trị to lớn đã được kiểm chứng qua thực tiễn từ năm 2011 đến nay cỏ Stylo đã được xã Nghiên loan khuyến khích người dân đưa vào trồng. Không chỉ có tác dụng làm băng cây xanh hạn chế tình trạng xói mòn, rửa trôi đất trên nương, đồi dốc mà giống cỏ này còn là nguồn dinh dưỡng quý giá dành cho chăn nuôi trâu, bò và nhiều đối tượng gia súc, gia cầm khác.

Lãnh đạo xã Nghiên Loan cho biết: Trong chiến lược phát triển nông nghiệp của địa phương thì canh tác bền vững trên đất dốc là vấn đề quan trọng. Tăng cường tuyên truyền, vận động người dân sử dụng phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh, đưa cỏ Stylo vào trồng là những biện pháp địa phương đang thực hiện vì mục đích trên.

Cùng với Nghiên Loan, các địa phương khác trong huyện Pác Nặm cũng đều ý thức được tầm quan trọng của canh tác bền vững. Người dân các thôn vùng cao biết rằng muốn canh tác bền vững và có hiệu quả thì khai thác phải đi đôi với bảo vệ, nuôi dưỡng đất. Xã Cổ Linh đúc rút kinh nghiệm trong sản xuất đã thực hiện mô hình canh tác bền vững khá hiệu quả. Giữa 2 cây ngô, người dân lại trồng xen một cây đỗ Mèo (tên gọi dân dã của người dân địa phương). Loại đỗ này có khả năng cố định đạm, tăng dinh dưỡng và nâng cao khả năng chống xói mòn cho đất. Điều đặc biệt là giá trị của loại cây trồng này cũng rất cao. Với giá bán từ 10.000 – 14.000 đồng/kg, cây đỗ Mèo cho thu nhập cao gấp 2 lần so với cây ngô mà chi phí lại không nhiều. Tuy nhiên, do đầu ra không ổn định, sản phẩm thường bị tư thương ép giá nên người dân chưa dám trồng nhiều. Còn tại Xuân La và Bộc Bố cây cốt khí đã trở nên quen thuộc đối với người dân địa phương. Vừa làm băng xanh chống xói mòn, tăng cường màu mỡ cho đất nhờ khả năng cố định đạm, vừa hạn chế cỏ dại mọc nên được người dân trồng rất nhiều trên nương, rẫy dốc.

Đồng chí Quách Xuân Khoanh – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Pác Nặm cho biết: Canh tác bền vững trên đất dốc là vấn là tiên quyết đặt ra đối với sự phát nông nghiệp của Pác Nặm. Phát huy những kết quả đạt được từ những năm trước huyện Pác Nặm vẫn tích cực phối hợp với cơ quan chuyên môn, các nhà khoa học nhằm hướng nền nông nghiệp của huyện phát triển theo hướng bền vững. Mô hình xen canh đậu tương, mô hình trồng đậu tương DT 84 với hệ thống băng xanh chống xói vẫn tiếp tục được duy trì phát triển.

Cùng với đó các biện pháp của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến lâm tỉnh như: sử dụng cỏ Stylo làm băng xanh, bố trí cân đối, hợp lý các loại cây trồng trên cùng một đơn vị diện tích đưa ra cũng đang được áp dụng tại nhiều thôn, bản. Nhiều lớp tập huấn về sản xuất phân bón vi sinh thu hút được đông đảo người dân tham gia và ứng dụng vào thực tế. Đặc biệt là mô hình trồng xen canh cây dong riềng với rừng trồng từ 1 – 3 năm tuổi tuy mới thực hiện những cho thấy nhiều triển vọng. Với những gì đã và đang làm được Pác Nặm đang hướng đến một nền nông nghiệp sản xuất bền vững.

X.N

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang