• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hậu Giang: Xé rào xuống giống - Nguy cơ bùng phát dịch bệnh

Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 12/03/2012
Ngày cập nhật: 13/3/2012

Theo lịch thời vụ khuyến cáo của ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, đến ngày 15-3 mới xuống giống lúa Hè thu chính vụ, nhưng hiện nhiều nông dân ở huyện Vị Thủy, Long Mỹ, Châu Thành A, TP.Vị Thanh tranh thủ thu hoạch lúa Đông xuân đến đâu, xuống giống lúa Hè thu đến đó. Điều đáng lo ngại lúc này là, đối với những trà lúa Hè thu sớm vừa mới gieo sạ đã xuất hiện rầy nâu đeo bám, có nguy cơ bị nhiễm bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá sau này.

Những ngày này, đi dọc theo các tuyến kênh nội đồng ở các xã Vĩnh Thuận Tây, Vị Thủy, Vị Thanh, Vị Trung… của huyện Vị Thủy sẽ dễ dàng bắt gặp không khí tất bật gieo sạ lúa Hè thu. Đang gieo từng hạt giống xuống ruộng, anh Lê Thành Được, nông dân ở ấp 1, xã Vĩnh Thuận Tây, hồ hởi nói: “Sau khi thu hoạch lúa xong khoảng một tuần là bà con nơi đây tiến hành bơm nước gieo sạ lại mùa vụ mới. Đa phần người dân không sản xuất theo lịch thời vụ mà làm theo tập quán”.

Trong vụ lúa Đông xuân vừa qua, hầu hết nông dân ở xã Vĩnh Thuận Tây đều gieo sạ giống lúa ngắn ngày (chủ yếu giống IR 50404) để kịp thời gian canh tác 3 vụ lúa trong năm, nên nơi đây thường sạ sớm hơn so với một số khu vực lân cận. Anh Được tâm sự: “Biết là rầy nâu đang có khả năng bùng phát thành dịch, nhưng xung quanh ai cũng xuống giống nên gia đình tôi quyết định làm theo. Nếu không gieo sạ sẽ chậm so với bà con, sau này thu hoạch muộn bị chuột cắn phá thì mức độ ảnh hưởng có thể nhiều hơn. Ngoài ra, nếu làm trễ một vụ thì kéo theo những vụ tiếp theo nên rất khó khăn”. Tuy lúa mới gieo sạ, nhưng gia đình anh Được cùng nhiều bà con nơi đây đã mua thuốc diệt rầy trang bị sẵn, khi cần thiết sẽ đem ra phun xịt. Anh Nguyễn Văn Hùng, ở cùng ấp 1, xã Vĩnh Thuận Tây, bộc bạch: “Nghe các phương tiện thông tin đại chúng thông báo về tình hình sâu rầy, người dân chúng tôi cũng cảm thấy lo vì lúa mới gieo sạ nên mua thuốc “thủ” trước trong nhà. Một mặt, tự chủ động trong phòng trị, mặt khác có thể tiết kiệm chi phí, vì nếu để đến khi bùng phát dịch hại mới mua thì thuốc sẽ tăng giá và đôi khi còn hút hàng”.

Theo Phòng NN&PTNT huyện Vị Thủy, đến thời điểm này, toàn huyện đã xuống giống được khoảng 500/16.370 ha lúa Hè thu năm 2012, hiện lúa gieo sạ được 5 - 10 ngày và đang phát triển tốt. Tuy nhiên, với việc rầy nâu đang bùng phát như hiện nay là nỗi lo của các ngành chức năng nơi đây. Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Vị Thủy Trần Hồng Tim nhận định: Việc bà con trên địa bàn huyện gieo sạ lúa Hè thu vào thời điểm này sẽ chịu áp lực rất lớn về dịch hại rầy nâu có nguy cơ tấn công là rất cao. Do đó, để giúp bà con an tâm sản xuất, Phòng Nông nghiệp huyện đã đề nghị các xã, thị trấn thường xuyên theo dõi tình hình để kịp thời phòng trị khi có dịch bệnh xảy ra.

Hiện nay, không chỉ riêng nông dân ở huyện Vị Thủy mà ở hầu hết các huyện, thị, thành phố lo ngại rầy nâu tấn công trên lúa. Ông Đoàn Ngọc Tuấn, nông dân ở khu vực 4, phường V, TP.Vị Thanh, cho hay: “Mọi năm, người dân ở đây thường gieo sạ 2 vụ lúa trong năm, riêng năm nay có nhuần thêm một tháng nên tranh thủ xuống giống sớm để tăng vụ, kiếm thêm thu nhập. Ngoài ra, theo kinh nghiệm sản xuất của nhà nông, trong tháng 2 âm lịch, nước thường nhiều hơn so với tháng ba, nên tranh thủ xuống giống sớm để tránh khô hạn về sau”.

Tại huyện Long Mỹ, đã có trên 700 ha lúa Hè thu sớm được gieo sạ, đặc biệt trên các trà lúa này, lượng rầy di trú xuất hiện khá nhiều, đã gây không ít lo lắng cho bà con nông dân. Ông Dư Cáo, ở ấp 7, xã Xà Phiên, là một trong những hộ dân xuống giống vụ Hè thu sớm cho biết: “Mặc dù biết gieo sạ trước lịch thời vụ sẽ gặp nhiều rủi ro trong quá trình sản xuất. Nhưng do gia đình ít đất canh tác, nên sau khi thu hoạch lúa Đông xuân, tôi tranh thủ xuống giống sớm nhằm bán được giá cao. Hiện lúa được trên 10 ngày tuổi và đang bị rầy di trú đeo bám khá nhiều trên thân lúa”. Thời gian này, vụ lúa Đông xuân đang bước vào thời điểm thu hoạch rộ, do đó rầy không còn nơi trú ẩn đã di chuyển sang các cánh đồng xuống giống sớm. Ruộng lúa của ông Cáo, những ngày gần đây, lượng rầy di trú đeo bám trên thân lúa với mật số trên 4.000 con/m2. Thấy rầy xuất hiện nhiều, ông nóng lòng mua thuốc trừ rầy về phun xịt đại trà. Tuy nhiên, do đây là rầy di trú nếu nông dân phun thuốc bảo vệ thực vật liên tục, không đúng thời điểm thì chẳng những không tiêu diệt được rầy, mà còn làm tăng thêm chi phí sản xuất.

Còn anh Trần Văn Nghi, ở ấp 3, xã Xà Phiên, vụ Hè thu năm nay, gia đình chọn giống IR 50404 gieo sạ cho 8 công ruộng. Tuy lúa mới được trên 15 ngày tuổi, nhưng đã phun 3 lần thuốc trừ rầy nâu. Lúc này, rầy trên ruộng xuất hiện rất nhiều. Mặc dù biết phun xịt như vậy rất dễ dẫn đến tình trạng bộc phát rầy ở giai đoạn sau, nhưng thấy rầy đeo bám trên thân lúa nhiều, nên gia đình không thể không phun thuốc bảo vệ thực vật. Hiện nay, vấn đề lo lắng nhất của bà con nơi đây là với lượng rầy nhiều, lúa có nguy cơ bị nhiễm bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá rất cao, nếu không có biện pháp phòng trừ hiệu quả. Ông Lê Hoàng Thái, Trưởng phòng Kinh tế huyện Long Mỹ, cho biết: Lúa Hè thu sớm xuống giống tập trung chủ yếu ở các xã: Long Phú, Thuận Hưng, Thuận Hòa, Lương Tâm, Lương Nghĩa, Xà Phiên và thị trấn Long Mỹ. Đối với những diện tích xuống giống sớm, rầy nâu xuất hiện khá nhiều, do đó ngành sẽ cử cán bộ thường xuyên theo dõi, hướng dẫn bà con phun xịt theo nguyên tắc “4 đúng”. Đồng thời, khuyến cáo bà con nông dân nên tuân thủ lịch thời vụ, xuống giống tập trung đồng loạt để “né rầy”.

Ông Trần Ngọc Thể, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hậu Giang, cho biết: Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã xuống giống trên 1.000 ha lúa Hè thu. Hiện các trà lúa trong giai đoạn từ 5 - 15 ngày tuổi, đây là thời điểm lúa dễ bị rầy nâu tấn công và gây bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá làm thiệt hại nhiều đến năng suất sau này. Do đó, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đề nghị phòng NN&PTNT các huyện, thị xã, thành phố phải thường xuyên theo dõi tình hình và báo cáo về Chi cục khi mật số rầy cao để xử lý kịp thời. Đối với những hộ dân đã xuống giống lúa Hè thu sớm cần cho nước vào ruộng khi lúa được từ 5 - 6 đêm và giữ mực nước cao bằng đọt lúa để hạn chế rầy nâu đeo bám, chích hút thân lúa. Đồng thời, hạn chế phun thuốc diệt rầy, nếu phun vào thời điểm này sẽ làm chết các thiên địch có lợi và tăng chi phí đầu tư… Lịch được chia làm hai đợt: đợt 1 bắt đầu từ ngày 15 đến 25-3 và đợt 2 từ ngày 13-4.

H.PHƯỚC - B.CHÂU

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang