• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hiệu quả từ phân vi sinh

Nguồn tin: Báo Quảng Nam, 12/03/2012
Ngày cập nhật: 13/3/2012

Được sự hỗ trợ và chuyển giao công nghệ từ Trung tâm Ứng dụng thông tin khoa học - công nghệ (Sở KH-CN), tại Quảng Nam, nhiều nông hộ có thể sản xuất phân vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp cho hiệu quả cao, thân thiện với môi trường.

Hai năm trở lại đây, 40 hộ dân ở Tiên Phước đã thí điểm bón phân hữu cơ vi sinh cho cây tiêu. Mô hình thực hiện trên quy mô 1 ha, khoảng 800 choái, trong đó 0,5 ha bón phân vi sinh, 0,5 ha đối chứng bón theo truyền thống. Phân vi sinh chọn thí điểm được làm từ chế phẩm FMF, sản xuất theo công nghệ của Viện Môi trường công nghiệp Việt Nam. Qua theo dõi, mùa mưa 2011 và đầu năm 2012, đa số vườn tiêu bón vi sinh không có hiện tượng úng rễ, thối thân, không phát sinh nấm bệnh gây chết cây. Mặt khác, việc ứng dụng bón phân vi sinh theo quy trình giảm chi phí so với phân vô cơ ít nhất 30%, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không gây ô nhiễm môi trường. Cây tiêu bón phân vi sinh phát triển tốt, cành lá, chồi nhiều hơn so với đối chứng. Do được bón phân kịp thời ngay từ đầu vụ và khi cây ra hoa nên cây tiêu phục hồi nhanh chóng sau thu hoạch. Chất lượng hạt tiêu khảo nghiệm cao hơn, hạt to mẫy hơn, tỷ lệ hạt tiêu khô/tươi gấp 1,2 lần so với đối chứng. Ông Huỳnh Đức Thương - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Tiên Phước khẳng định: “Hiện nay cây tiêu trên địa bàn Tiên Phước đã bị thu hẹp diện tích, chỉ còn 7,5 ha (trước đây 300 ha) với sản lượng 10 - 15 tấn. Hiệu quả ban đầu từ việc áp dụng quy trình kỹ thuật bón phân vi sinh trên cây tiêu đã rõ. Nhiều hộ nông dân tham gia mô hình đều có ý muốn tiếp tục sử dụng phân vi sinh thay thế dần phân vô cơ và phân chuồng truyền thống. Về phía địa phương, chúng tôi hy vọng ngành chức năng tiếp tục tạo điều kiện để địa phương hỗ trợ bà con nhân rộng mô hình”.

Tập huấn kỹ thuật ủ phân vi sinh cho nông dân. Ảnh: B.L

Tại Duy Châu (Duy Xuyên), vụ đông xuân 2010 - 2011 ông Lê Phước Hải (thôn Cồ Bàn) trồng 1 sào bắp theo kỹ thuật bón phân vi sinh đã được tập huấn, cuối vụ thu hoạch 3,5 tạ bắp hạt, trừ xong chi phí, lợi nhuận thu về 3 triệu đồng. Đến vụ hè thu 2011, cũng trên diện tích này ông trồng gối vụ cây đậu xanh, thu về 3 triệu đồng. Vụ bắp đông xuân 2011 - 2012 ông quyết định tiếp tục thực hiện mô hình trồng bắp bón phân vi sinh. Ông Võ Văn Quang - cán bộ khuyến nông xã Duy Châu chia sẻ: “Trên phần đất bón phân vi sinh, cây bắp phát triển tốt hơn, tỷ lệ cây chết và bệnh tật ít hơn so với diện tích bón phân hữu cơ. Sắp tới, chúng tôi sẽ hỗ trợ bà con trình diễn mô hình này trên nhiều loại cây trồng khác như lúa, sắn, đậu phụng”...

Thời điểm này, nhiều nông dân thôn Phú Tây (xã Điện Quang, Điện Bàn) đang thu hoạch ớt vụ đông xuân 2011 - 2012. Bên những ruộng ớt Trang Nông 174, 138, nông dân phấn khởi vì ớt được mùa, tỷ lệ đậu quả cao, cây có màu sắc đẹp, ít rụng trái. Ớt tươi tại thời điểm này có giá dao động khoảng 20 - 30 nghìn đồng/kg. Ông Trần Tình - nông dân thôn Phú Tây cho biết: “Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật cán bộ tập huấn mới đạt kết quả cao như vậy. Diện tích ớt được bón phân vi sinh có đất tơi xốp, thân cây, cành nhánh và rễ phát triển mạnh, ớt lại cho trái sai, to hơn, đẹp hơn so với đối chứng”. Toàn thôn Phú Tây có 10 hộ tham gia mô hình khảo nghiệm hiệu quả bón phân vi sinh trên cây ớt lai và qua 2 năm triển khai, bà con đều mong muốn tiếp tục triển khai và hỗ trợ nhân rộng mô hình ra phạm vi toàn xã. Được biết, vụ đông xuân 2010 - 2011, ruộng khảo nghiệm của bà con nơi đây đạt trung bình 300 kg ớt khô/sào, cao hơn so với ruộng đối chứng 20 kg/sào. Vụ đông xuân 2011 - 2012 này, lứa thu hoạch đầu cho thấy năng suất ruộng khảo nghiệm bón phân vi sinh đạt 120 kg ớt tươi/sào, trong khi đó, ruộng đối chứng chỉ có 110 kg/sào.

Theo ông Phan Văn Phu - Giám đốc Trung tâm Thông tin & ứng dụng KH-CN, việc áp dụng phân hữu cơ vi sinh vào sản xuất nông nghiệp không quá xa lạ đối với bà con. Chế phẩm vi sinh do trung tâm cung ứng, 1 kg chế phẩm có thể sản xuất được 1 tấn phân vi sinh từ phân chuồng hoặc phụ phế phẩm nông nghiệp... “Trong xu thế mới, phân vi sinh là hướng đi thực tế cho nền sản xuất nông nghiệp bền vững, vừa tăng hiệu quả sản xuất, lại hạn chế tình trạng gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh, cải tạo đất sản xuất...” - ông Phu nói.

BÍCH LIÊN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang