• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Gia Lai: Nông dân “găm hàng” cà phê

Nguồn tin: Báo Gia Lai, 07/03/2012
Ngày cập nhật: 8/3/2012

Giá cà phê liên tục có dấu hiệu “ấm” dần lên cộng với tích lũy tài chính và mức sống ổn định đã khiến nhiều nhà vườn cà phê tại Gia Lai “găm” hàng chờ giá. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy nhà nông đã dần lấy được thế chủ động trong sản xuất, tiêu thụ, cao hơn là làm chủ được thị trường. Tuy nhiên, hơn ai hết, bà con phải hết sức cẩn trọng với “canh bạc” được đánh bằng mồ hôi, nước mắt của chính mình.

“Găm” hàng chờ giá

Khác với thời điểm này mọi năm, theo ước tính của giới kinh doanh mua bán, ký gởi cà phê, lượng cà phê trong dân còn ít nhất khoảng trên dưới 60% - một con số cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ các năm trước.

Gia đình ông Nguyễn Tiến Trường (Lâm Tôk - Ia Dơk - Đức Cơ - Gia Lai) có hơn 700 gốc cà phê. Vụ thu hoạch cà phê 2010 - 2011 vừa qua, tuy gặp phải khô hạn ở thời điểm đầu vụ song lại được bù đắp bởi một mùa mưa rất thuận lợi nên năng suất cà phê vườn nhà ông đạt khoảng 2 tấn cà phê nhân. Tuy nhiên, dù đang là thời điểm “nóng” của mùa đầu tư vì phải tưới nước, bón phân, thuê nhân công cắt tỉa cành… nhưng ông vẫn chưa bán cà phê. Lý giải về việc này, ông cho rằng, giá cà phê thời gian qua đang có chiều hướng tăng và nghe thông tin dự đoán sẽ tăng nữa, trong khi ngoài làm cà phê, vợ chồng ông còn làm công nhân cho công ty cao su nên khoản đầu tư, trang trải sinh hoạt đã có lương công nhân “gánh” giúp.

Nhiều nhà vườn vẫn kiên trì trữ cà phê chờ giá. Ảnh Lê Hòa

Cũng theo ông Trường, bà con xung quanh khu vực ông hầu như có rất ít người bán, còn đa phần đều trữ lại chờ giá.

Khác với điều kiện gia đình ông Trường, anh Hưởng (thôn 4 - xã Diên Phú - TP. Pleiku) có tới hơn 2 ha cà phê, vụ vừa rồi thu được hơn 5 tấn cà phê nhân nhưng vì nhu cầu muốn đầu tư, xây dựng thêm nhà kho, sân bãi nên anh đã bán đi chừng một nửa. “Do nhà có việc nên tôi mới bán, phần để lấy tiền tái đầu tư. Cần bao nhiêu tôi bán bấy nhiêu, còn không thì cứ trữ lại đó chờ giá” - anh Hưởng, chia sẻ.

Anh Lê Ngọc Điệp - chủ một đại lý chuyên thu mua, ký gởi cà phê của bà con tại địa bàn TP. Pleiku, Ia Grai từ nhiều năm nay, cho biết: “Khác với mọi năm, năm nay bà con bán rất dè dặt, cần đâu bán đó, không ồ ạt như mọi năm. Lượng cà phê thu gom của đại lý giảm 30 - 40% so với các năm trước”.

Nhà nông cần theo dõi sát thông tin thị trường

Lý giải tình trạng nhà nông “găm” cà phê, bán ra nhỏ giọt, nhiều tiểu thương cho rằng, bây giờ đời sống người dân đã ổn định nên không còn cảnh cứ thu hoạch cà phê về là vội vàng bán để lo Tết, tái đầu tư. Hơn nữa, giờ đã có máy xay cà phê nên bà con cũng không phải quá lo lắng về khâu bảo quản. Chỉ cần xay bỏ vỏ lấy nhân là cà phê đã có thể trữ khá lâu mà không lo lắng mối mọt tấn công làm giảm giá thành, sản lượng.

Bên cạnh người dân lại được tiếp cận với thông tin thị trường thường xuyên, liên tục nên “nắm chắc giá cả trong lòng bàn tay”. Trong khi đó, trên thị trường những ngày qua, giá cà phê liên tục có chiều hướng tăng, mà chi phí sản xuất, phân bón đầu tư… năm qua lại tăng cao khiến nhà nông chờ cà phê lên giá để kiếm thêm chút lãi sau cả năm một nắng, hai sương.

Bên cạnh đó, theo quy luật mua bán cà phê mà các tiểu thương nắm được ở thị trường Gia Lai, thường thì phải đến khoảng thời điểm tháng 5 - 6 người dân mới đồng loạt “bung” hết lượng cà phê trữ trong nhà vì vốn đầu tư lúc ấy hầu hết đã cạn kiệt, thời tiết vào mùa mưa, khó bảo quản…

Ông Nguyễn Minh Đường - Giám đốc Công ty TNHH MTV cà phê Tây Nguyên - Gia Lai, cho biết: Năm nay, hiện tượng bà con ồ ạt tích trữ cà phê là có thực và chưa bao giờ cà phê được bà con “găm” chặt như năm nay.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, hiện tại các doanh nghiệp cà phê trong cả nước mới chỉ thu gom được khoảng 450 ngàn tấn cà phê, trong khi năng suất cà phê niên vụ 2010 - 2011 ước đạt phải đạt được khoảng 1,4 triệu tấn, cộng với khoảng 150 ngàn tấn cà phê tồn kho từ niên vụ trước. Riêng với công ty, đến thời điểm này chúng tôi mới thu mua, nhận ký gởi được trên 15.000 tấn, chỉ tương đương 35% tổng sản lượng cà phê ước tính của tỉnh và bằng 40% so với lượng cà phê thu mua, ký gởi của năm trước.

Ông Đường nhận định, hiện tượng bà con tích trữ cà phê cộng với sự lệch pha về thời điểm thu hoạch cà phê của nước ta so với các nước trồng nhiều cà phê trên thế giới đã tạo nên sự khan hiếm hàng hoá, điều đó đẩy giá cà phê lên cao hơn. Thậm chí, chính sự cạnh tranh mua trong thời điểm bà con “găm” hàng cũng khiến các tư thương thu mua phải ít nhiều đẩy giá lên hòng cạnh tranh với nhau. Nhiều đại lý chấp nhận cả hình thức ký gởi cà phê, bà con thu hoạch xong là cân gửi cho đại lý, đến thời điểm bà con thấy thích hợp thì “cắt” giá… Điều này đem lại lợi ích cho chính nhà vườn cà phê.

Tuy nhiên, bà con phải rất thận trọng, theo dõi sát sao và cập nhật liên tục diễn biến của thị trường, lựa chọn và cân nhắc thời điểm “bung” hàng thật đúng chứ không nên quá mạo hiểm. Khoảng thời điểm tháng 4 đến tháng 6, các nước trồng nhiều cà phê như Indonesia và Brazil vào mùa thu hoạch, thị trường cà phê chịu sức ép cạnh tranh sẽ rất khó đoán. “Tâm lý bà con chỉ đem so sánh với niên vụ vừa rồi khi cà phê đạt trên 50 ngàn đồng/kg là mức giá khá cao và chờ đợi giá lên nữa, tuy nhiên nếu đem so với các năm trước nữa thì mức giá trên 40 ngàn như hiện nay cũng đã được coi là cao hơn rất nhiều, như năm 2010 chỉ có 24 - 25 ngàn đồng/kg… Thật ra, cũng không nên kỳ vọng quá nhiều vào giá cả sẽ tăng cao thêm nhiều hơn nữa mà nếu có sự đảo chiều nào đó thì hậu quả sẽ rất khó lường đối với nhà nông” - ông Đường so sánh và nhận định.

Lê Hòa

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang