• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng ớt giống mới ở Cam Thủy (Quảng Trị)

Nguồn tin: Báo Quảng Trị, 05/03/2012
Ngày cập nhật: 6/3/2012

Sau 1 năm hỗ trợ, hướng dẫn nông dân tại 6 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cam Lộ (Quảng Trị) triển khai trồng thí điểm 6 ha ớt hiểm lai 207 với kết quả ban đầu khả thi, được sự cho phép của UBND huyện Cam Lộ và chính quyền xã Cam Thủy, Công ty Cổ phần Vina Xanh bắt tay vào khai hoang, ươm giống, chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để trồng ớt công nghệ cao trên diện tích 5 ha. Vụ năm nay, khi công ty trồng thành công loại cây hoa màu này với năng suất và chất lượng đảm bảo theo kế hoạch, sẽ góp phần mở hướng cho bà con ở Cam Thủy nói riêng và nhân dân huyện Cam Lộ nói chung trong việc chọn lựa, chuyển đổi giống cây trồng mới, phù hợp để phát triển sản xuất.

Từ trồng ớt nơi nông trang...

Năm 2011, được Công ty Cổ phần Vina Xanh hỗ trợ về giống ớt hiểm lai 207 (loại ớt trái chín màu đỏ tươi, rất cay và thơm, trái thẳng dài 2 - 3 cm, năng suất 2 - 3 kg trái/cây, chống chịu khá với bệnh thán thư), UBND xã Cam Thủy giao cho 11 cộng tác viên khuyến nông ở 11 thôn phụ trách trồng trên diện tích 0,7 ha tại thôn Tam Hiệp.

Quá trình trồng ớt, các cộng tác viên thôn được kỹ sư Đỗ Văn Hùng, giám đốc Nông trang Cam Thủy Xanh (Công ty Cổ phần Vina Xanh) tận tình hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm bón cây. Mùa thu hoạch năm vừa qua, số lượng ớt thu được hơn 42 tạ, xuất bán ra thị trường được trên 20 triệu đồng. Từ tín hiệu vui này, Công ty Cổ phần Vina Xanh quyết định đầu tư trồng giống ớt hiểm lai 207 trên diện tích 5 ha do UBND xã Cam Thủy cấp.

Chuẩn bị đưa giống ớt hiểm lai 207 trồng ở Nông trang Cam Thủy Xanh.

Theo chân chị Nguyễn Thị Thư, cán bộ khuyến nông xã Cam Thủy đi qua những đồng đất rộng đang được người dân cày xới, chuẩn bị xuống giống lạc ở thôn Cam Vũ, chúng tôi rẽ vào tham quan Nông trang Cam Thủy Xanh. Nhìn từ xa, gần 50 lao động ở đây được chia ra nhiều nhóm, mỗi nhóm phụ trách một việc. Họ đang khẩn trương các khâu làm đất, vun luống, bón phân, trồng ớt cho kịp tiến độ.

Với tác phong nhanh nhẹn, làm việc tháo vát, trên đôi chân luôn thường trực đôi ủng ra đồng, kỹ sư Đỗ Văn Hùng dường như không biết mệt mỏi, luôn vui vẻ chuyện trò với mọi người ở nông trang. Lúc đang ở nhóm người này, có người cần hỏi gì anh lập tức chạy sang nhóm người kia để hướng dẫn họ kỹ thuật trồng ớt. Việc trồng loại cây ớt hiểm lai 207, anh dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu đất, thời tiết để triển khai sao cho hạn chế tối đa ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng của ớt. Theo anh, loại ớt này quá trình trồng và chăm sóc khác nhiều so với giống ớt địa phương vì cần đầu tư kỹ lưỡng, nhiều công đoạn hơn.

Đã gần 10 năm kể từ ngày tốt nghiệp đại học, kỹ sư Hùng công tác tại Công ty Cổ phần Vina Xanh. Năm 2010, anh được công ty điều động và bổ nhiệm làm Giám đốc Nông trang Cam Thủy Xanh. Từ ngày đến đây, anh sớm thân quen với bà con địa phương. Bất kể trồng các loại cây nông nghiệp gì gặp khó khăn về kỹ thuật bà con nhờ đến, anh sẵn sàng giúp đỡ, hướng dẫn cách thức trồng cho họ.

Điều đặc biệt ở nông trang, phần lớn lao động thời vụ ở đây đều là người địa phương. Họ có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi của mình vừa có thêm thu nhập, vừa học hỏi thêm nhiều kỹ thuật trồng ớt để sau này về triển khai trồng ở gia đình. Trong số lao động ở đây, có 6 lao động thường xuyên là người nơi khác đến với mức thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/tháng/người; 45 người ở làng Nhật Lệ, Lâm Lang và Cam Vũ (chủ yếu là phụ nữ), bình quân tiền công 120.000 đồng/người, đây là nguồn thu nhập khá ở nông thôn.

Anh Hùng cho biết “1 năm, chúng tôi triển khai 1 vụ ớt. Trong năm, sẽ có từ 4 - 5 tháng phải nhờ đến lao động ở địa phương. Trong đó, hơn 1 tháng tập trung cho khâu làm đất, trồng cây, làm cỏ, bón phân, chăm sóc cây; 2 - 3 tháng tập trung thu hoạch. Công việc của bà con ở nông trang không nặng nhọc, tuy nhiên trong quá trình trồng ớt phải tuân thủ các quy trình kỹ thuật. Nhìn chung, phần lớn lao động ở nông trang đều rất chăm chỉ, nhiệt tình với công việc”.

Bên cạnh những thuận lợi như được chính quyền, nhân dân địa phương nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để Công ty Cổ phần Vina Xanh triển khai trồng ớt công nghệ cao trên địa bàn thì vẫn không tránh khỏi một số khó khăn. Theo như kỹ sư Hùng thì do đất đai cằn cỗi, thời tiết nắng lắm, mưa nhiều, rét đậm kéo dài làm cho cây ớt chậm phát triển. Nếu như ươm ớt ở Lâm Đồng chỉ trong vòng 30 ngày là có thể trồng được nhưng ở Cam Thủy có thể kéo dài đến 45 ngày do thời tiết. Tuy nhiên, anh Hùng quyết tâm dốc sức để vụ ớt này thắng lợi.

... đến đón chờ mùa vui!

Dẫn chúng tôi đi thăm quanh 5 ha ớt mênh mông vừa mới được trồng 2/3 diện tích, cây ớt đã lên xanh chừng 20 - 30 cm, trên khuôn mặt ánh lên niềm tin về một vụ ớt “đầu tay” trên đất Cam Thủy mà mình dồn tâm sức sẽ bội thu, anh Hùng chia sẻ: “Tổng diện tích gieo trồng ớt tại Nông trang Cam Thủy Xanh vụ đông xuân 2011 - 2012 là 5 ha, tiến hành trồng vào ngày 10 - 15/2/2012. Dự kiến thu hoạch vào khoảng ngày 15/5/2012. Năng suất dự kiến thực tế khoảng 12 - 15 tấn/ha (nếu thời tiết thuận lợi như ở Đà Lạt có thể đạt 15 - 20 tấn/ha). Quá trình thu hoạch chia làm 3 thời kỳ: Thời kỳ thu bói 20 ngày đầu khoảng 10 tấn, thời kỳ thu rộ vào đầu tháng 6 (khoảng 1 tháng) 40 - 50 tấn, cuối tuần tháng 6 thu vét khoảng 10 - 15 tấn. Tổng chi phí cho 1 ha trồng ớt trên 122 triệu đồng. Sau khi thu hoạch, ớt sẽ được xuất khẩu sang thị trường các nước Singapo, Indonexia và Hàn Quốc. Hiện công ty chưa đủ giống để cung ứng cho nông dân trên địa bàn. Theo kế hoạch, sau khi vụ ớt đầu tiên này thu hoạch với kết quả như mong đợi, chúng tôi sẽ đầu tư ươm thêm giống để hỗ trợ cho nông dân một số địa phương ở Cam Lộ. Đối với những người đã được học qua cách trồng ớt ở nông trang, họ sẽ thuận lợi khi tiếp nhận và trồng giống ớt mới một cách tốt hơn ở gia đình mình”.

Đang cùng với 8 chị em khác trong nhóm vun luống ớt cho đều phân bón và chuẩn bị cắm những cây ớt cao bằng gang tay xuống đất, chị Lê Thị Huê (Lâm Lang, Cam Thủy) cho biết: “Đến nông trang trồng ớt hiểm lai 207 gần 1 tháng nay, tôi rất vui vì học được kỹ thuật trồng khác hẳn cách trồng giống ớt địa phương ở nhà. Mỗi ngày công, thu nhập của tôi cũng khá cao. Tôi mong vụ ớt này đạt kết quả tốt để người dân trong thôn, xã và huyện Cam Lộ đều tham gia trồng ớt xuất khẩu, có nguồn thu nhập ổn định hơn”.

Tay bưng rổ ớt giống đặt nhẹ xuống bên những luống đất, chị Hồ Thị Mỹ Hương (Lâm Lang, Cam Thủy) góp chuyện: “Tôi mong được làm việc nơi đây hết vụ này và có thể những vụ khác nữa để muốn tận tay hái những trái ớt chín đỏ, góp phần giúp nông trang hoàn thành tốt kế hoạch. Sau này, nếu gia đình tui được hỗ trợ giống ớt xuất khẩu, tôi đã có kinh nghiệm nhờ học hỏi ở anh Hùng!”.

Rời Nông trang Cam Thủy Xanh, chúng tôi chung một niềm tin và háo hức đón chờ mùa vui với kỹ sư Hùng, với chị Huê, chị Hương… rằng, chỉ ít tháng nữa thôi, khi trở lại nông trang ai cũng sẽ bắt gặp một màu ớt tỏa sắc đỏ rực trên những luống cây xanh trĩu quả. Một vụ ớt bội thu sẽ đến, trên đất Cam Thủy từ đó sẽ xanh thêm một màu của cây ớt hiểm lai 207. Việc đầu tư trồng giống cây hoa màu công nghệ cao nơi đây sẽ góp một phần vào thực hiện xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

KÔ KĂN SƯƠNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang