• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hưng Nguyên (Nghệ An): Sẽ nhân rộng mô hình trồng cây cỏ ngọt

Nguồn tin: Báo Nghệ An, 02/03/2012
Ngày cập nhật: 5/3/2012

Từ hiệu quả của mô hình thí điểm trồng cây cỏ ngọt, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) đang có chủ trương đưa vào phát triển loại cây này trên diện rộng nhằm thực hiện tốt chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân….

Tháng 11 năm 2011, được sự giúp đỡ về giống, kỹ thuật, phân bón của Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Sevia Á Châu và phòng nông nghiệp huyện Hưng Nguyên, gia đình ông Võ Xuân Hồng ở xóm 6, Hưng Xá đã chuyển 10 sào đất trước đây trồng cỏ voi, trồng lạc sang trồng cây cỏ ngọt. Hiện nay, cây phát triển xanh tốt, năng suất, chất lượng cao, đã cho thu hoạch, sản phẩm được công ty Á Châu trực tiếp thu mua với giá bán khô 12,5 triệu đồng/tấn, bán tươi 6,5 triệu đồng/tấn.

“Nếu thời tiết thuận 2 tháng cho thu hoạch một lần, 1 năm có thể thu hoạch 4 - 5 lứa giá trị kinh tế gấp 3 - 4 lần so với trồng lạc”. Ông Hồng phấn khởi cho biết. Không chỉ đem lại thu nhập cao cho gia đình, trang trại trồng cỏ ngọt của ông còn tạo việc làm thời vụ cho bà con trong xóm, trong xã với thu nhập 70 nghìn/ngày công, lúc cao điểm lao động có tới 15 người. Từ thành công của gia đình ông Hồng, hiện nay nhiều người dân Hưng Xá đang học hỏi kinh nghiệm để nhân rộng mô hình cỏ ngọt trên địa bàn xã…

Mô hình cỏ ngọt của gia đình ông Võ Xuân Hồng xóm 6 Hưng Xá - Hưng Nguyên

Ông Hoàng Đức Ân - Phó phòng nông nghiệp huyện cho biết: Việc trồng cây cỏ ngọt mang lại hiệu quả là do nông dân không lo đầu ra sản phẩm (vì được doanh nghiệp bao tiêu), hơn nữa đây cũng là loại cây tương đối dễ trồng, trong điều kiện chăm sóc tốt, đáp ứng yêu cầu kĩ thuật trồng 1 năm có thể cho thu hoạch 2 năm. Mỗi năm thu hoạch 5 - 6 lứa. Năng suất bình quân 10 - 12 tấn lá tươi, lợi nhuận có thể đạt từ 70 - 90 triệu đồng/ha/năm.

Cây cỏ ngọt mới phát triển ở Nghệ An khoảng 2 năm, được trồng đầu tiên ở Nghi Đồng (Nghi Lộc). Nhận thấy đây là loại cây có thể phát triển được ở địa phương, huyện Hưng Nguyên đã chủ động liên hệ với Công ty Á Châu để trồng thí điểm ở xã Hưng Yên Bắc, hiệu quả của cây cỏ ngọt đã được khẳng định, từ chỗ chỉ có vài hộ tham gia trồng sau đã được nhân rộng 25 hộ với khoảng gần 3 ha. Dù trồng trong điều kiện thời tiết không thuận lợi nhưng bình quân mỗi lần thu hoạch khoảng 6 tạ, nhà nhiều được 9 tạ giá trị thu nhập khoảng 1,2 - 1,7 triệu đồng/sào.

Theo kinh nghiệm của những hộ nông dân đã và đang trồng thì cỏ ngọt sinh trưởng quanh năm nhưng cho thu hoạch cao nhất từ tháng 4 đến tháng 11 dương lịch. Thời vụ trồng cỏ ngọt thích hợp nhất là vụ thu đông và vụ xuân hè. Vùng đất lựa chọn để trồng phải có thành phần cơ giới nhẹ, chủ động tưới và tiêu, nhưng không chịu úng, nếu ngập úng khoảng 16 tiếng cây sẽ chết. Để tránh hiện tượng ra hoa sớm, không đồng đều việc chọn cây giống phải đồng bộ, được cắt trên vườn cây mẹ có cùng độ tuổi để đưa vào vườn giâm. Có thể dùng rơm rạ để phủ thay nilon để giữ ẩm, hạn chế có dại vừa tiết giam vừa có thể tận thu được phế liệu…

Thực tế cho thấy ít có loại cây trồng ngắn ngày nào có giá trị kinh tế cao như cỏ ngọt, do vậy sắp tới huyện Hưng Nguyên sẽ triển khai nhân rộng mô hình này ra các xã Hưng Xá, Hưng Lam, Hưng Phú… mở ra triển vọng mới trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho địa phương. Phấn đấu trong năm 2012 - 2013, mở rộng diện tích 120 ha và đến 2015 là 250 ha ở vùng đất có điều kiện thích hợp. Tuy nhiên theo ông Hoàng Đức Ân - Phó phòng nông nghiệp huyện Hưng Nguyên thì “cây cỏ ngọt là cây trồng mới, dễ canh tác, nhưng người nông dân cần phải tuân thủ tuyệt đối quy trình kỹ thuật trong việc trồng, dặm, bón phân, tạo tán, chăm sóc và thu hoạch mới thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích”.

Cỏ ngọt (Stevia) thuộc họ Cúc Asteraceae, còn được gọi là Cỏ đường, Cỏ mật, có vị ngọt gấp 300 lần đường thường được sử dụng như một vị thuốc dành cho những người bị bệnh tiểu đường, béo phì hoặc cao huyết áp trong y học. Trong công nghiệp thực phẩm dùng để pha chế làm tăng độ ngọt của các loại thực phẩm khác nhau, chế rượu màu, nước hoa quả, các loại bánh kẹo, ướp các loại hải sản sấy khô, chế biến dấm. Trong công nghệ chế biến mỹ phẩm dùng để sản xuất Sữa làm mượt tóc, kem làm mềm da chống nhiễm khuẩn. Do vậy, hiện nay ở thị trường Việt Nam cũng như các nước trong khu vực nhu cầu về cây cỏ ngọt là rất lớn...

Khánh Ly

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang