• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nông dân lên mạng tìm cơ hội làm ăn

Nguồn tin: ND, 14/10/2006
Ngày cập nhật: 15/10/2006

Có những nông dân làng nghề từ lâu đã biết tìm kiếm cơ hội làm ăn qua máy tính nối mạng, thư điện tử. Tuy vậy, internet vẫn là một danh từ lạ lẫm đối với bà con bao vùng quê nghèo, vùng sâu, vùng xa nước ta...

Mang cỏ, bèo đổi... USD

Từ ngã ba Quán Tròn, con đường nhựa mấy cây số dẫn về làng nghề Lưu Thượng, xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên (tỉnh Hà Tây) dịp cuối tuần tấp nập và chật chội hơn ngày thường. Bên đường, thấp thoáng sau những khoảng sân rộng trước nhà, là bạt ngàn loại rổ, rá, nón, mũ, hương, lẵng hoa, làn, nhiều loại con giống... làm từ mây, tre, dây rừng, bèo tây, cói hay cỏ tế. Chốc chốc, xe tải, xe container mang biển kiểm soát Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Lạng Sơn và cả các tỉnh trong nam chất đầy hàng vượt con đường băng qua cánh đồng lúa vào vụ mùa.

Ông Nguyễn Quốc Sinh, 52 tuổi, chủ Doanh nghiệp Phú Thượng nằm ngay sát mặt đường làng, một trong năm doanh nghiệp tư nhân ở Phú Túc, ngồi cạnh chiếc máy tính để bàn. Liên lạc xong với cậu con trai đang phụ trách gian hàng trưng bày sản phẩm ở Hội chợ triển lãm Giảng Võ, ông Sinh lại tất bật kiểm tra kích cỡ, mầu sắc mẫu làn mây theo đơn đặt hàng mà thợ vừa mang tới. "Gần chục năm nay, dân làng nghề đan cỏ tế Lưu Thượng cũng như bảy làng nghề khác trong xã quanh năm làm không hết việc". Ông nói thêm, qua thư điện tử, đầu năm nay tìm được đối tác người Phần Lan cần đặt 10 "công" (container) loại tranh gỗ dán cổ có gắn đèn trang trí cho dịp Nô-en. Lượng sức mình, ông quyết định nhận hợp đồng hai "công". Suốt mấy tháng ròng đầu tắt mặt tối, đến hôm kia mới xuất được hàng.

Qua trao đổi, mới biết ông Sinh và nhiều bà con làng nghề Lưu Thượng, nhiều năm qua, đã từng bước tìm hướng xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm truyền thống sang gần 20 quốc gia trên thế giới. Và nhiều người trở nên khấm khá do trong làm ăn, biết sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin, đặc biệt mạng internet. Ðể trao đổi với các bạn hàng ở Tây Ban Nha, Ấn Ðộ, Nga, Bra-xin, Ba Lan về nội dung hợp đồng, phương thức thanh toán, mẫu mã hàng hóa, ông Sinh và cậu con trai thường xuyên liên lạc bằng thư điện tử. Năm ngoái, ông Sinh thực hiện thành công thương vụ xuất khẩu trực tiếp tới bảy container tăm làm hương, khoảng 100 tấn sang Ấn Ðộ. Ðược biết, doanh nghiệp Phú Thượng chuyên guột đan xuất khẩu năm nay phấn đấu đạt tổng doanh thu 12 tỷ đồng, cao hơn mức năm ngoái khoảng 10 tỷ đồng. Nhờ tăng tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp lên gần 30%, chỉ tính riêng tháng 9 năm nay, doanh thu của doanh nghiệp đã đạt hơn 1,1 tỷ đồng.

Nhà nhà sản xuất hàng xuất khẩu, bộ mặt của làng Lưu Thượng trở nên khang trang hẳn ra. Con đường làng dài non cây số san sát những căn nhà cao tầng đã và đang xây. Anh Nguyễn Văn May, 34 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất mây tre Phú Tuấn là hội viên nông dân sản xuất giỏi, năm ngoái sắm cả ô-tô để tiện giao dịch với đối tác. Mỗi tuần, anh lên Hà Nội, rồi rong ruổi về Hải Phòng vài lần. Mấy năm làm ăn không phải qua các công ty trung gian, mọi giao dịch qua mạng internet, fax và điện thoại, anh May nói: "Làm trực tiếp mình chủ động mọi thứ, nhất là về thời gian. Tới đây vào WTO (Tổ chức Thương mại thế giới) như cái chợ lớn, mọi người cùng vào, chậm là thiệt"!

Theo Phó Chủ tịch UBND xã Bùi Hồng Luyến, đợt cao điểm làm hàng, làng Lưu Thượng huy động gần hai nghìn lao động tham gia. Ðó là chưa kể hơn chục nghìn lao động "vệ tinh" khác ở các xã Quảng Phú Lầu, Phương Tú, Trung Tú (huyện Ứng Hòa); Hùng Dương, Liên Châu (Thanh Oai) và cả bà con Hoàng Long, Trí Trung, Hồng Minh trong huyện nữa.

Cũng như anh May, nhiều doanh nghiệp và bà con làng nghề truyền thống đều chung cách nghĩ, trước thềm hội nhập, nông dân muốn thành công cũng phải nghĩ lớn. Vào WTO, sản phẩm làng nghề có thêm cơ hội tiếp cận bè bạn, khách hàng cả trong và ngoài nước. Chẳng thế, nhiều doanh nghiệp làng nghề ở Phú Túc quyết định đầu tư nối mạng internet, lập trang thông tin giới thiệu sản phẩm. Sử dụng công cụ tìm kiếm Google, kết quả cho thấy hàng loạt địa chỉ các trang thông tin của doanh nghiệp thôn Lưu Thượng như www.tha.com.vn, www.hienluonghandicraft.com.vn, www. phuthuonghandicraft.com.vn... Qua đó, hàng nghìn mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm làng nghề có thêm điều kiện đến với bè bạn quốc tế.

Ðến những khó khăn cần phải vượt

Nơi vùng đất nghèo thuộc ấp Núi Voi, xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên (tỉnh An Giang), cách xa làng nghề Lưu Thượng hơn hai nghìn cây số, nông dân Phạm Huy Ðịnh, 53 tuổi, cũng đang bận rộn ngồi trước màn hình máy tính. Dẫu chưa có điều kiện tham gia công việc xuất khẩu hàng hóa, đối với anh Ðịnh, internet bây giờ quen thuộc như luống cày, bờ ruộng nơi vùng đất bán sơn địa này vậy. "Tôi đang lên mạng tìm thông tin về giống cây loòng bong Thái-lan. Hôm rồi mua mấy chục cây giống từ Vĩnh Long mang về, sắp tới trồng thử coi". Anh nói.

Năm 2004 là mốc đánh dấu sự kiện lần đầu tiên người nông dân xã Núi Voi và các xã Vĩnh Nhuận (huyện Châu Thành), Bình Phú (huyện Châu Phú), Bình Thạnh Ðông (huyện Phú Tân) và Óc Eo (huyện Thoại Sơn) được nhìn tận mắt bàn phím, "con chuột", hồi hộp chờ lật từng trang thông tin khi máy được nối mạng. Mô hình truy cập thông tin trên mạng internet phục vụ phát triển nông thôn ở An Giang bước đầu lựa chọn 100 nông dân biết làm ăn tham gia các lớp tập huấn. Sau hơn một năm thực hiện dự án, những nông dân như anh Ðịnh tại các câu lạc bộ nông dân đã truy cập hàng nghìn tin, bài viết liên quan sản xuất và đời sống. Nói về kinh nghiệm làm ăn, anh Ðịnh kể: "Năm ngoái, nhà còn 10 tấn lúa, giá bán 1.700 đồng/kg. Tình cờ "lướt web" trên trang www.vinanet.com.vn, tìm trang "Gạo" thấy lãnh đạo Bộ Thương mại nói tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu gạo, tôi hoãn bán gạo cho tới hơn một tháng, sau đó bán được giá 2.250 đồng/kg. Tôi bỏ túi thêm bốn triệu đồng, ngon ơ!".

Bước thay đổi nữa, người dân đã thiết lập cầu nối qua thư điện tử, trực tiếp trao đổi thông tin cần thiết với các nhà khoa học, rồi cơ quan chính quyền, nhà quản lý, doanh nghiệp ở trong và ngoài tỉnh. Dự án cũng giúp xây dựng trang thông tin clbnongdan.angiang.gov.vn, giới thiệu hàng chục loại nông sản phẩm của thành viên câu lạc bộ ra thị trường. Ðồng chí Võ Hồng Ngọc, Phó Chủ tịch UBND xã Núi Voi, cho biết, qua internet, người dân vùng đất nghèo Núi Voi đang nuôi thử rắn ri voi, một số hộ lại đầu tư trồng thử cây trầm gió, thả cá lồng. Ðiều đó cho thấy, ngày càng nhiều hộ nông dân có cơ hội nắm bắt cách làm ăn, kinh nghiệm hay của bà con mọi miền đất nước qua internet. Nhiều chủ hộ nằm trong danh sách gần 300 hộ nghèo trong xã cũng được chia sẻ thông tin về sản xuất, học cách làm ăn để thoát nghèo. Anh Ngọc nói.

Kết quả bước đầu của mô hình ở xã Núi Voi và tại các xã khó khăn ở An Giang giúp "trí thức hóa nông dân, nâng cao mặt bằng dân trí", góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tổ chức lại sản xuất công - nông nghiệp và dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Ông Châu Văn Ly, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, cho rằng, nhà nông đã biết nắm bắt thông tin thị trường, chủ động điều chỉnh sản xuất. Một bộ phận bà con chủ động liên kết với doanh nghiệp để đưa sản phẩm ra thị trường.

Thực tế hiện nay, ở nhiều nơi, việc đưa internet về những làng quê như Núi Voi vẫn là vấn đề khó khăn. Theo thống kê, cả nước có gần chín triệu hội viên nông dân, hàng chục triệu nông dân tại hơn 10 nghìn cơ sở Hội thuộc 64 tỉnh, thành phố. Tuy vậy, "chỉ một số ít hội viên, nông dân có điều kiện tiếp cận internet".

Qua mạng lưới hơn tám nghìn điểm bưu điện-văn hóa xã trên cả nước, trong đó có hơn 2.500 điểm nối mạng internet, người nông dân có thêm cơ hội "kết nối" với tri thức, thông tin. Tuy nhiên, tại 625 xã đặc biệt khó khăn hiện nay vẫn chưa có điểm bưu điện-văn hóa xã, và hầu hết các điểm nối mạng internet chỉ dừng lại ở khu vực trung tâm thị trấn, huyện, thị xã! Nhiều ý kiến cho rằng, chính sách của Nhà nước thời gian tới cần tạo điều kiện hơn nữa giúp bà con vùng sâu, vùng xa tiếp cận internet.

VĂN CHÚC

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang