• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đâu phải tại...bò?

Nguồn tin: BCT, 7/10/2006
Ngày cập nhật: 15/10/2006

Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện, dự án chăn nuôi bò sữa ở nhiều địa phương trong cả nước đang đến hồi phá sản. Đó là thông tin được đăng phát trên nhiều tờ báo, nhiều kênh truyền hình trong những ngày vừa qua, và cũng là nỗi lo lớn của nhiều người nuôi bò sữa. Nguyên nhân thất bại của dự án được các cơ quan chức năng, các địa phương bàn tới bàn lui rất nhiều, trong đó có một nguyên nhân được nhiều người nêu ra là... do bò. Nào là nguồn bò giống kém chất lượng, nào là điều kiện thời tiết, khí hậu Việt Nam không thích hợp để nuôi loại động vật ăn cỏ mà cho sữa này, v.v... Dù nguyên nhân như thế nào thì hiện nay hậu quả trước hết và nặng nề nhất vẫn thuộc về những người nuôi bò sữa. Hàng chục ngàn con bò của hàng ngàn hộ dân đang trong cảnh xác xơ, bỏ thì thương, vương thì... nợ! Nguồn sữa thu hoạch thì èo uột, không có đầu ra, không được chế biến nên chỉ còn cách dùng để nuôi... heo. Nhiều con bò đã phải lần lượt đi đến... lò mổ... Đau thật!

Nhưng có phải ở đâu nuôi bò sữa cũng chung một tình cảnh bi đát như thế không? Mới đây, người viết bài này được đi cùng đoàn cán bộ của Vụ Báo chí, Văn phòng Chủ tịch nước khảo sát mô hình phát triển kinh tế hợp tác xã (HTX) ở một số tỉnh khu vực ĐBSCL và tận mắt chứng kiến một số mô hình nuôi bò sữa rất thành công. Điển hình là mô hình nuôi bò sữa lai F1 dành cho đồng bào Khmer xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.

Mô hình này thuộc dự án “Nâng cao đời sống nông thôn tỉnh Sóc Trăng” do tổ chức CIDA (Canada) thực hiện. Trung bình mỗi hộ nhận nuôi 2-3 con bò. Đầu mối các ấp hoạt động theo hình thức câu lạc bộ (CLB) trực thuộc HTX Nông nghiệp Evergrowth. Hiện HTX đã phát triển lên gần 300 hộ xã viên, với đàn bò gần 2.000 con. 100% số hộ xã viên này đều thuộc diện nghèo. Quyền lợi, nghĩa vụ chung - riêng giữa xã viên với CLB và HTX đều được gắn kết, ràng buộc thành những điều khoản cụ thể theo kiểu “cài răng lược” để tự quản lý lẫn nhau. Trong khi việc nuôi bò sữa đang được coi là bị phá sản ở nhiều nơi, thì ở đây, bò cho năng suất sữa đều đặn, đầu ra sản phẩm được đảm bảo tại chỗ. Nhờ đó, hàng trăm hộ đã thoát nghèo, có việc làm và thu nhập ổn định.

Mô hình này thành công là bởi nó không chạy theo phong trào mà được thực hiện theo qui trình quản lý, làm ăn theo phong cách công nghiệp, do tổ chức CIDA thực hiện. Cùng trên một vùng đất, với điều kiện địa lý, văn hóa, xã hội như nhau, nhưng chỗ thì phá sản, chỗ thì thành công. Vậy thì lỗi đâu phải do... bò? Thí điểm chưa xong đã làm đại trà; mua nguồn bò giống kém chất lượng; triển khai theo kiểu phong trào nuôi lấy được; đưa bò về cho nông dân mà không tính đến các yếu tố kỹ thuật, đầu ra, quản lý lỏng lẻo... Đó là cách làm phổ biến của ngành nông nghiệp - nông thôn ở nhiều địa phương trong việc thực hiện dự án nuôi bò sữa thời gian qua. Cách làm nóng vội, thiếu khoa học đó đã là mầm mống cho những thất bại.

Dự án nuôi bò sữa dù đang gặp khó khăn nhưng sẽ tránh được sự phá sản toàn bộ nếu các địa phương biết học hỏi, tiếp thu cung cách quản lý, điều hành của các tổ chức nước ngoài như CIDA (Canada). Dù muộn vẫn còn hơn phải đổ sông đổ biển cả núi tiền của và công sức của Nhà nước, nhân dân.

PHAN TÙNG SƠN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang