• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bình Thuận: Nông dân lao đao vì mía chậm tiêu thụ

Nguồn tin: Báo Bình Thuận, 27/02/2012
Ngày cập nhật: 29/2/2012

Trong 9 xã mà Công ty TNHH MK Sugar Việt Nam ký hợp đồng đầu tư bao tiêu sản phẩm, thì hai xã Hàm Cần - huyện Hàm Thuận Nam, Thuận Hòa - huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) có diện tích mía lớn. Vụ ép năm nay với vài thay đổi trong kế hoạch thu mua đã khiến hai nơi trên xáo trộn vì mía quá chín…

Họa từ mía 13, 14 tháng tuổi

Mới sang tháng giêng, tháng hai mà vùng Hàm Cần đã nắng rực và gió. Những đám mía nằm ven đường khô rốc tưởng chừng chỉ một mồi lửa là có thể bốc cháy tràn lan. Theo phản ánh của nhiều hộ dân, trước tết đã cháy 2 ha, sau tết cháy thêm 26 ha nữa khiến diện tích mía còn lại, tròn trèm 190 ha ở trong thế nguy hiểm. Chị Mang Thị Hải, dân tộc Rai ở thôn 1 đang canh từng giờ 8 sào mía chưa chặt trong sự hồi hộp lẫn bức xúc: “Thời điểm trước tết gia đình tui đã bị cháy 1 ha, giờ chỉ còn hi vọng vào 8 sào này để trả bớt nợ cho nhà máy. Vụ mía này, nhà tui còn nợ nhà máy 69 triệu đồng”. Không chỉ chị Hải, chúng tôi còn nghe tâm tư của nhiều hộ dân khác khi trên đường vào sâu vùng ruộng mía tiếp giáp rừng. Đi xe honda nhưng để vượt qua được đoạn đường này quả thật khổ sở. Bởi đường không chỉ chật hẹp lại còn có nhiều ổ voi, ổ gà, đá lởm chởm. (Nếu xe lớn vào được đây để chở 20 - 30 tấn mía là chuyện chẳng dễ. Vì thế, chúng tôi càng tin những lời bức xúc của các hộ dân là phải “bo” tiền cho lái xe từ 1 - 1,5 triệu đồng/chuyến là thật). Nhìn vạt mía đang trổ cờ, anh Huỳnh Văn Trung – thôn 2 buồn rầu nói: “Do đường sá đi lại khó khăn nên nhiều hộ gia đình trong này đều bị xếp vào lịch thu hoạch mía, cuối vụ ép. Khi có lệnh thu hoạch thì trên 60% diện tích mía đã héo và bị trổ cờ. Chúng tôi đã kiến nghị với nhà máy nhưng chưa thấy giải quyết. Cứ đà này, tôi tính bỏ ruộng mía trồng cây khác thôi…”.

Anh Nguyễn Văn Can bên ruộng mía bị cháy.

Không chỉ người trồng mía ở Hàm Cần bức xúc, tại Thuận Hòa, hơn 2 tháng nay, nhiều hộ chỉ biết canh chừng và ngước mắt nhìn cây mía héo khô ngoài ruộng mà nóng hết gan ruột. Theo phản ánh của nhiều người dân, lẽ ra số diện tích mía này phải thu hoạch từ trong tết. Nhưng không hiểu nguyên nhân gì mà đến thời điểm này, nhà máy vẫn chưa mua hết số nguyên liệu đã ký trong hợp đồng với người dân. Với mía 13 - 14 tháng tuổi này thì phần lớn chỉ xếp vào ruộng mía xấu. Khi chúng tôi đang viết bài này thì nhà máy đã triển khai nhanh thu hoạch mía…

Và lo nợ...

Tính ra đã hơn 3 năm, Công ty TNHH MK Sugar Việt Nam thực hiện chính sách cung ứng vật tư kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm, thì đã có hàng trăm nông dân đầu tư trồng mía cho nhà máy (3 vụ/3 năm). Theo chính sách này, sau khi kiểm tra thấy đất trồng mía được thì nhà máy sẽ kí hợp đồng rồi tiến hành cày ải, cung cấp giống, phân thuốc... với tổng số tiền được tính theo lãi suất ngân hàng là 1,1%. Đến lúc thu hoạch, sau khi tính tổng số tiền mía có được, giá mua là 900 đồng/kg thì sẽ trừ tiền đầu tư và lãi suất cho ra số tiền dân thực nhận. Một, hai vụ trước, ruộng mía tốt, hộ dân có thể thu lợi sau chi phí từ 50 - 60 triệu đồng mỗi ha. Nhưng cũng có những ruộng mía xấu thu về không đủ chi phí nhà máy bỏ ra đầu tư và bà con tiếp tục nợ, chuyển sang mùa sau. Vào vụ này, như theo phản ánh của các hộ dân tại Hàm Cần, có lẽ bà con sẽ không đủ trả vốn đầu tư cho nhà máy. Như hộ bà Mang Thị Cai – thôn Lò To – xã Hàm Cần, nhà có tổng cộng 3 ha đất đều dồn vào trồng mía. Số diện tích mía đó đã cháy khô hết. Hiện, gia đình bà đang nợ nhà máy với tổng số tiền là 91 triệu đồng. Bà phân vân không biết sang năm có tiếp tục trồng mía không và trả nợ bằng cách nào.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhà máy mua mía tính theo cân nặng, không tính theo chữ đường. Có lẽ vậy, tình hình bà con muốn bán mía đúng thời điểm chín, còn tươi để được cân nặng nhiều hơn trở nên phổ biến. Trong khi đó, nhà máy đã chuyển sang chính sách mua theo nhóm, chứ không như năm trước ruộng mía nào chín trước thu trước theo ý kiến báo về của cán bộ địa bàn. Thực tế, trong một nhóm có nhiều ruộng mía, trong đó sẽ có ruộng mía chín trước, có ruộng chín sau nên đã gây ra bức xúc trong người trồng. Đã vậy, với tính chất đặc thù của mía là để càng lâu sau khi chín, dù đứng trên ruộng hay đã bị chặt xuống thì khối lượng sẽ giảm nên bà con ai cũng muốn mía ruộng mình được về nhà máy trước. Với sự tính toán “bỏ tép, bắt tôm”, nhiều hộ dân tự nguyện “bo” cho tài xế chở xe mía và cũng có trường hợp tài xế đòi hỏi, mặc cả chuyện đường sá trở ngại khiến chuyện thu hoạch, vận chuyển mía trở nên nóng bỏng. Dù tính chất sự việc này không mới, đã từng diễn ra với nhà máy đường cũ từ những năm trước nhưng điều đáng nói, những lỏng lẻo trong quản lý, giám sát trên của Công ty TNHH MK Sugar Việt Nam đã báo hiệu đang rơi vào lối mòn của sự thu hẹp diện tích vùng nguyên liệu.

Thu Hà

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang