• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hải Dương: Những ông chủ trang trại nấm

Nguồn tin: Báo Hải Dương, 26/02/2012
Ngày cập nhật: 27/2/2012

Việc hình thành các trang trại giúp cho việc trồng nấm mang tính chuyên nghiệp, cung cấp loại thực phẩm sạch, giàu chất dinh dưỡng cho người tiêu dùng.

Mỗi năm trang trại của anh Phong cung cấp ra thị trường 10 - 12 tấn nấm các loại

Theo lời giới thiệu của cán bộ xã Cẩm Đoài (Cẩm Giàng, Hải Dương), chúng tôi đến thăm trang trại trồng nấm của gia đình anh Vũ Hồng Phong ở thôn Hòa Bình. Hiện nay, anh có một trang trại rộng hơn 1.500 m2, trồng nấm quanh năm với chủng loại đa dạng. Anh chia sẻ: “Phong trào trồng nấm từng phát triển mạnh ở xã. Nhưng do làm manh mún, thu nhập thấp nên nhiều hộ không còn duy trì nghề. Năm 2004, nhu cầu thị trường nhiều, trong khi nguồn cung ít, tôi tận dụng hơn 30 m2 khu chuồng nuôi lợn cũ trồng nấm mỡ. Năng suất đạt 4 - 5 tạ/năm". Năm 2007, anh theo học lớp dạy kỹ thuật trồng nấm tại Trung tâm Công nghệ sinh học (Viện Di truyền nông nghiệp). Ngoài ra, anh còn đi học hỏi kinh nghiệm thực tế tại các trang trại trồng nấm ở Nam Định, Ninh Bình. Có kiến thức, anh vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập trang trại trồng nấm chuyên nghiệp với 3 khu lán trại. Đầu tư lò hấp thanh trùng, anh trồng được nấm quanh năm, với nhiều giống khác nhau như nấm linh chi, nấm sò, nấm mỡ. Mỗi năm trang trại cung cấp ra thị trường 10 - 12 tấn nấm, thu lãi 100 - 150 triệu đồng. Năm 2010, anh nâng cấp lò thanh trùng từ công suất 500 bịch lên 1400 bịch/lần hấp; sắm thêm máy đóng bịch nấm, giúp giảm công lao động, tăng hiệu quả sản xuất. Hiện nay, trang trại của anh tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động với thu nhập 2,5 - 3 triệu đồng/người/tháng. Để có điều kiện phát triển sản xuất, cuối năm 2011, anh đã thành lập HTX nấm Thịnh Phong. Thời gian tới, anh dự định đầu tư mở thêm lán trại rộng hơn 2.000 m2 trên diện tích cấy lúa của gia đình.

Trang trại nấm của anh Quách Đại Lộc ở thôn Phương La, xã Cẩm Chế hiện là trang trại nấm duy nhất ở huyện Thanh Hà. Năm 2007, vợ chồng anh quyết định từ thành phố về nông thôn, xây dựng trang trại phát triển kinh tế. Mua được khu đất rộng hơn 8.000 m2, nhưng anh băn khoăn chưa biết trồng cây gì, nuôi con gì để cho hiệu quả kinh tế cao. Được sự giúp đỡ của Viện Di truyền nông nghiệp (Hà Nội), anh đã quyết định trồng nấm. Anh đầu tư 250 triệu đồng xây dựng 6 lán trại rộng 1.200 m2, diện tích còn lại đào ao thả cá, tận dụng trồng màu nâng cao thu nhập. Anh Lộc chia sẻ: “Trước đây hễ cứ nhắc đến nấm, người tiêu dùng ai cũng sợ nấm độc. Nhưng nay thì nó trở thành một món ăn quen thuộc. Khâu tiêu thụ dễ dàng, nên phát triển nghề trồng nấm là một hướng đi đúng đắn”. Theo anh Lộc, kỹ thuật trồng nấm không khó song lại đòi hỏi sự tỷ mỷ, cẩn trọng của người làm. Nấm là loại thực vật khá khó tính, đòi hỏi khắt khe về khâu vệ sinh và nhiệt độ. Ban đầu, do chưa có kinh nghiệm, không ít lần anh đã mất trắng vì vi khuẩn nấm bệnh phát sinh gây hại. Hơn 4 năm trong nghề, thử nghiệm nhiều loại như nấm sò, nấm mỡ, nấm đùi gà, nấm đông cô, nấm cây dương…, nhưng hiện nay anh tập trung trồng nấm sò, nấm mỡ, nấm chân dài để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Với hình thức luân canh nấm chân dài trồng từ tháng 4 - 10, nấm sò, nấm mỡ trồng từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau, gia đình anh có nguồn thu nhập quanh năm. Trung bình, trang trại cung cấp 30 - 40 kg nấm/ngày, lãi thuần 10 triệu đồng/tháng. Nấm tiêu thụ quanh năm, nhưng thời điểm đắt hàng nhất là dịp Tết Nguyên đán. Chỉ tính riêng dịp Tết Nhâm Thìn vừa qua, anh bán ra thị trường hơn 1 tấn nấm các loại.

Hiện nay, giá bán nấm khá ổn định, nấm sò 30 - 40 nghìn đồng/kg, nấm mỡ 50 nghìn đồng/kg, nấm chân dài 50 nghìn đồng/kg, nấm linh chi 800 nghìn đồng/kg, mang lại giá trị kinh tế khá cao cho người trồng. Bên cạnh đó, trồng nấm còn tận dụng được những phế phẩm trong nông nghiệp, công nghiệp như rơm rạ, mùn cưa, bông giúp bảo vệ môi trường. Trên địa bàn tỉnh, chỉ có một số ít trang trại trồng nấm, nằm rải rác ở một số huyện như Nam Sách, Thanh Hà, Cẩm Giàng, Ninh Giang… Việc hình thành các trang trại giúp cho việc trồng nấm mang tính chuyên nghiệp, cung cấp loại thực phẩm sạch, giàu chất dinh dưỡng cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, muốn mang lại nguồn lợi cao, nghề trồng nấm cần phải đầu tư thiết bị máy móc. Để nghề này ngày càng phát triển, các trang trại cần được sự hỗ trợ, giúp đỡ về kỹ thuật, đưa các tiến bộ khoa học vào phục vụ sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế. Hệ thống khuyến nông cần mở các lớp tập huấn kỹ thuật về trồng nấm cho người nông dân…

NGUYÊN HẠ

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang