• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

“Hai lúa” chế tạo xong chiếc máy bay thứ 2 và sẽ bay!

Nguồn tin: NLĐ, 8/10/2006
Ngày cập nhật: 10/10/2006

Sau khi chế tạo chiếc trực thăng đầu tiên, “Hai lúa” Tây Ninh đã chế tạo xong chiếc máy bay thứ 2 và chuẩn bị bay thử nghiệm...

Việc anh nông dân chân đất Trần Quốc Hải (sinh năm 1960) ở xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, cùng người bạn là Lê Văn Danh chế tạo máy bay đã được nhiều người biết đến. Người thì trầm trồ thán phục nhưng cũng có không ít kẻ thắc mắc, nghi ngờ về công trình “khoa học động trời” này. Mới đây, Bộ Quốc phòng đã cử đoàn công tác đến tận nơi để khảo sát xem có thể cho bay thử nghiệm được hay không. Được tin này, chúng tôi tìm về nhà anh Trần Quốc Hải.

Chân trời khoa học được mở ra thênh thang, nhưng cũng lắm cam go và nghiệt ngã. Nó thách thức sự sáng tạo của trí tuệ và có sức quyến rũ kỳ lạ. Niềm đam mê đã vượt qua mọi hạn chế về sự thiếu thốn thông tin, phương tiện và vật chất. Nhưng khoa học lại là chất keo kết dính hai người bạn thích khám phá và chinh phục. Đó là cảm nhận đầu tiên khi tôi đặt chân đến nhà anh Trần Quốc Hải để biết thêm về câu chuyện “Hai lúa” chế tạo máy bay!

Không giống những gì tôi hình dung trong đầu về anh “Hai lúa” Trần Quốc Hải, anh đã khiến tôi ngỡ ngàng ở nhiều lĩnh vực. Hải thông thạo ngoại ngữ, cần mạng Internet như cần không khí để thở hằng ngày cách nay đã gần chục năm – khi vi tính vẫn còn quá xa lạ với mọi người.

. Phóng viên: Hồi ấy, làm sao anh biết tiện ích của Internet mà học?

- Anh Trần Quốc Hải: Tôi xem trên tivi, thấy người ta giới thiệu một công nghệ mới hay hay có thể giúp giải được bài toán hóc búa mà tôi đang bí là thiếu thông tin. Thế là tôi khăn gói lên TPHCM tìm nơi học Internet.

. Bài toán hóc búa như anh nói lúc đó là gì?

- Tài liệu về việc chế tạo máy bay trên thế giới!

. Có nghĩa là ý tưởng sáng tạo máy bay đã hình thành và lôi cuốn anh cách đây gần chục năm?

- Từ nhỏ tôi đã mê máy bay. Nhà tôi ở sau lưng sân bay của Mỹ, tôi thường lén vào chơi. Ngày giải phóng, tôi lên TPHCM học ĐH Thể dục Thể thao Trung ương II nhưng vẫn không dứt ra được niềm đam mê đó. Hễ có sách báo, tài liệu nào nói về máy bay là tôi lùng tìm và sưu tập. Những ngày rảnh thì vô các bảo tàng để xem và nghiên cứu các bộ phận máy bay, xem nó được cấu tạo ra sao.

. Ý tưởng sáng tạo có từ rất lâu nhưng vì lý do nào mà đến thời gian gần đây anh mới bắt tay vào công việc chế tạo?

- Tốt nghiệp ĐH, tôi đi dạy 5 năm và cảm thấy công việc quá nhàm chán nên bỏ ngang về đi làm thuê. Ngày trước, bố mẹ tôi có ruộng đất “thẳng cánh cò bay”, có một xưởng cơ khí chế tạo máy móc phục vụ nông nghiệp. Tôi rất mê nghề cơ khí và đã học được nghề này để lận lưng. Bỏ dạy, về nhà cũng chán, với nghề cơ khí trong tay, tôi đi làm thuê khắp nơi. Năm 1996, vợ chồng tôi tích cóp được chút đỉnh, trôi dạt lên đây định cư và mở xưởng cơ khí chế tạo máy móc nông nghiệp. Sau 3 năm ổn định cuộc sống, niềm đam mê chế tạo máy bay lại trỗi dậy, thế là tôi bắt tay vào chế tạo.

Ở đời có những cái duyên kỳ ngộ mà như số phận đã sắp đặt sẵn. Anh Hải có một người bạn tri kỷ là anh Lê Văn Danh, chủ doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và có đất rừng, rẫy. Anh Danh cũng đam mê khoa học, muốn đưa khoa học ứng dụng vào sản xuất. Những máy móc như “máy cày vô cày ra” (công suất 4 ha/ngày) có động cơ kéo, xe 6 bánh chở mì, mía, rờ-moóc tự hành tự đổ hàng bằng thủy lực, giàn cày cải tiến 7 chấu vừa ít hao nhiên liệu mà năng suất tăng 30%... Anh Danh đều là người tiên phong đưa vào ứng dụng sản xuất. Khi nghe bạn trình bày ý tưởng chế tạo máy bay, anh Danh gật đầu nhận làm nhà tài trợ chính.

Chiếc trực thăng đầu tiên chế tạo không đơn giản. Phải mất 7 năm ròng.

.Lúc đầu có ai biết anh chế tạo máy bay không?

- Bạn hàng của chúng tôi khá nhiều, người ra vô xưởng khá đông, người ta thấy tôi làm, lạ quá nên hỏi. Lúc đầu tôi nói làm cái máy nghiền mì! Nhưng khi lên khung lên sườn, chiếc máy bay đã thành hình cơ bản, ai tò mò hỏi tôi đánh trống lảng.

. Trong suốt 7 năm trời ròng rã có ai cùng làm với anh không?

- Anh Danh lúc đầu nói tài trợ kinh phí, nhưng khi vào cuộc thử nghiệm cả hai chúng tôi bị hút vào. Cho đến khi mọi thứ xong xuôi chúng tôi chở máy bay lên Suối Ngô (cách nhà 15 km, là khu vực rẫy của anh Danh). Tụi tôi nghĩ mình làm ra nó, biết nguyên tắc hoạt động, vận hành của các bộ phận thì tất yếu sẽ... lái được, như người thợ sửa xe máy sẽ điều khiển được xe vậy. Nhưng tụi tôi vẫn lo! Anh Danh bảo: “Anh độc thân! Chú còn vợ con để anh lái thử cho!”.

. Lúc bay thử có ai đến xem không, thưa anh?

- Chỉ có tôi, anh Danh và mấy người thợ làm trong xưởng phụ đưa máy bay đến nơi. Chúng tôi làm bí mật mà! Hì hục gần cả buổi, nó cất cánh khỏi mặt đất được chừng 2 m! Mừng quá chúng tôi lấy dây thả neo lại. Sau khi quan sát, nhận ra những hạn chế, anh em đưa về điều chỉnh. Điều chỉnh, sửa chữa những chỗ cần sửa, mấy hôm sau chúng tôi đem trở lại, và nó cất cánh “ngọt xớt”. Chưa kịp mừng thì khi hạ cánh, huyện đội xuất hiện và tịch thu ngay. Hỏi ra mới vỡ lẽ, bữa trước khi bay thử đã có người làm trong rừng cao su nhìn thấy, họ về báo và mấy ổng theo dõi. Sau 13 ngày “cục cưng” bị bắt, đang buồn thúi ruột thì có người đến báo tôi lên đem máy bay về.

Và cũng từ đó “sản phẩm đầu tay” của anh được nhiều ban ngành cũng như bạn bè trong và ngoài nước biết đến. Cục Phòng không – Không quân và Vietnam Airlines, Bộ Khoa học - Công nghệ đã cử đoàn công tác đến xem tình hình. Nhiều nhà khoa học nghiên cứu về lĩnh vực hàng không nói chung và máy bay nói riêng trên thế giới đã tìm đến tận nhà anh Hải. Đến nay, anh đã tiếp, trao đổi và học hỏi từ rất nhiều phái đoàn như Canada, Ba Lan, Cộng hòa Czech, Úc, Mỹ, Đức...

. Động lực nào thúc đẩy anh “thai nghén” công trình thứ 2?

- Chiếc thứ nhất bay thử thành công nhưng tôi vẫn chưa thỏa mãn vì trọng lượng còn nặng (900 kg) và mức tiêu hao nhiên liệu còn cao. Qua trao đổi kinh nghiệm với bạn bè quốc tế và qua thực tiễn, tôi cũng nhận thấy có thể làm được chiếc khác “ngon” hơn. Và thế là bắt tay vào việc. Chỉ sau 6 tháng thì chiếc trực thăng thứ 2 đã hoàn chỉnh. Chiếc thứ 2 trọng lượng giảm, chỉ còn 680 kg, dài 11 m, rộng 2,3 m, cao 3,5 m. Động cơ mới này có mức tiêu hao nhiên liệu 60 lít/8 giờ, vận tốc đạt 150 km/giờ. Và giá thành hoàn chỉnh chỉ bằng một chiếc xe hơi du lịch lắp ráp trong nước mà thôi.

. Đến bây giờ anh có vướng mắc gì không?

- Tôi chờ thủ tục cho phép bay của Nhà nước, để nhanh chóng được bay thử nghiệm, nếu thành công sẽ đưa vào ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp. Và nơi mà chúng tôi thực hành vẫn là rừng, rẫy của anh Danh. Chúng tôi cũng mong rằng, công trình này sẽ giúp các em sinh viên khoa hàng không của các trường ĐH có được nơi để “sờ tận mặt bắt tận tay”, khỏi học “chay”.

. Anh có thể tâm sự một vài suy nghĩ của mình về cuộc sống và công việc?

- A. Einstein từng nói rằng: “Trong thành công chỉ có 1% là do thông minh, còn lại 99% là do lao động mà thành”. Làm việc gì, đầu tiên phải có sự đam mê, nếu không thì cuộc sống sẽ tẻ nhạt và nhàm chán lắm. Tôi rất ngưỡng mộ Thần đèn Nguyễn Cẩm Lũy cũng như nhà chế tạo ra bóng đèn Thomas Edison hay anh em nhà Wright – những người đầu tiên chế tạo ra máy bay từ anh thợ sửa xe đạp...

Họ đang chờ giấy phép bay thử nghiệm

Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng đến tận Suối Dây để khảo sát thiết bị bay thứ 2 của “Hai lúa” Tây Ninh. Việc 2 nông dân ở Tây Ninh là Trần Quốc Hải và Lê Văn Danh chế tạo máy bay trực thăng năm 2003 đã gây chấn động dư luận. Sau vụ thu giữ chiếc máy bay này vì chưa có giấy phép bay thử nghiệm (năm 2004), Bộ Quốc phòng đã thành lập hội đồng giám định theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Hội đồng này đã có kết luận: Thiết bị bay này không thể bay được và khuyên 2 nông dân không nên đầu tư.

Không nản, 2 nông dân Tây Ninh tiếp tục nghiên cứu và đã chế tạo xong thiết bị bay thứ 2 và đã làm đơn xin được bay thử. Trong tháng 8-2006, đoàn công tác của Bộ Quốc phòng do Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Dương, Cục trưởng Cục Khoa học – Công nghệ – Môi trường đã đến tận nơi xem xét thiết bị bay thứ 2. Ngày 14-8-2006, đoàn công tác đã thống nhất trình lên Bộ Quốc phòng theo hướng đề nghị cho phép 2 nông dân này bay thử nghiệm. Để có thể bay thử nghiệm, đoàn công tác còn yêu cầu 2 nông dân trên phải tuân thủ các kỹ thuật bay thử nghiệm và các điều kiện về an toàn khác. Ngoài ra, 2 nông dân này còn phải cam kết tự chịu trách nhiệm về mọi rủi ro, phải khắc phục các hậu quả nếu để xảy ra sự cố.

Như vậy, rất có thể Bộ Quốc phòng sẽ cho phép 2 nông dân bay thử thiết bị bay thứ 2 trong thời gian tới.

Sự kiện và dư luận

“Hai lúa” Trần Quốc Hải

Việc “Hai lúa” ở Tây Ninh chế tạo máy bay, sau khi được thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, dư luận rất ủng hộ, xem đây là một cuộc thử nghiệm hữu ích.

Các hãng thông tấn nước ngoài như CNN, AP... đều đưa tin này một cách thận trọng. Câu nói nổi tiếng của ông Lê Văn Danh với CNN được phát đi trên toàn cầu: “Nếu tôi không làm được, thì con tôi hoặc cháu tôi cũng sẽ phải làm được” – thể hiện quyết tâm của “Hai lúa” Tây Ninh trong việc chế tạo máy bay. Sau khi CNN, AP... đưa tin, hàng loạt các báo lớn ở nước ngoài đều đưa lại, gây sự chú ý rộng rãi của dư luận. Từ thông tin đó, có nhiều người nước ngoài đến tận Suối Dây thăm 2 “nhà sáng chế” độc đáo này.

K.T, S.B, Bích Hà thực hiện

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang