• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bảo Thắng (Lào Cai): Nhiều nông dân lao đao vì cây sắn

Nguồn tin: Báo Lào Cai, 19/02/2012
Ngày cập nhật: 20/2/2012

Đầu năm 2012, ở Lào Cai, việc thu mua sắn từ các tư thương bị chững lại, giá thu mua bình quân giảm gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái…

Những năm qua, do sắn tươi bán được giá nên nông dân Bảo Thắng tự phát trồng khá nhiều sắn. Việc bán sắn củ tươi trong mùa thu hoạch năm 2010 - 2011 đã giúp cho nhiều hộ nông dân ở các xã: Phố Lu, Trì Quang, Xuân Quang, Bản Cầm... có được món tiền kha khá, vì vậy mà diện tích trồng sắn tiếp tục được mở rộng. Song, giá sắn lên xuống khó lường, nên người trồng sắn cũng chấp nhận rủi ro không khác gì… đánh bạc.

Đầu năm 2012, việc thu mua sắn từ các tư thương có phần chững lại, giá thu mua bình quân giảm tới gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Đầu năm 2011, giá mỗi kg sắn tươi từ 1.600 đến 1.800 đồng, thì hiện nay chỉ còn bán được từ 900 đến 1000 đồng. Nhiều hộ dân ngao ngán, bởi sản lượng thì tăng mà thực tế lại thất thu nặng.

Giá sắn tươi giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm 2011.

Chúng tôi đến thôn Làng Đào, xã Trì Quang - một trong những thôn trồng nhiều sắn nhất xã. Trước mắt chúng tôi mênh mông là đồi sắn. Mặc dù người dân đã thu hoạch từ cuối năm 2011, nhưng diện tích sắn chưa thu vẫn còn khá lớn. Càng vào sâu càng thấy nhiều nương sắn điệp trùng, xen lẫn với những cánh rừng phòng hộ. Phải thừa nhận rằng giống sắn cao sản đã nhanh chóng được người dân nơi đây chấp nhận, vì chúng cho năng suất vượt trội. Trên thực tế, đã có thời gian cây sắn cao sản này đem lại giá trị kinh tế đáng kể, trung bình một ha đất trồng sắn có thể cho thu nhập trên dưới 40 triệu đồng. Năm nay, tuy sắn mất giá, nhưng theo người dân ở đây, dù “lấy công làm lãi” vẫn có thể thu được 17 triệu đồng/ha.

Gặp anh Lý Văn Hồng đang thu hoạch sắn, anh cho biết năm vừa qua, gia đình anh trồng 3 ha sắn, mỗi ha bình quân thu được trên 20 tấn sắn củ tươi. Phần lớn diện tích sắn của gia đình là trồng xen canh, kế vụ sau khi đã thu hoạch gỗ, nhằm tranh thủ sử dụng đất nhàn khi cây gỗ mới trồng chưa khép tán.

Tuy nhiên, từ nguồn lợi trước mắt, cũng có không ít người bất chấp hậu quả, đầu tư trồng sắn bằng mọi giá. Vụ sắn năm 2011, có hộ dân đã trồng tới 5 ha, góp phần nâng tổng diện tích sắn của xã Trì Quang lên 450 ha. Được biết, sự gia tăng diện tích cây sắn ở các xã khác của Bảo Thắng cũng tương tự. Đó là lý do để các tư thương, đầu nậu tùy tiện hạ giá thu mua. Do giá thu mua quá thấp nên nhiều gia đình ở Bảo Thắng đã tạm dừng thu hoạch với hy vọng rồi giá sắn sẽ lại lên…

Nhiều gia đình tạm dừng thu hoạch sắn vì giá quá thấp.

Ông Lê Xuân Hùng, Bí thư Đảng ủy xã Trì Quang cho biết: Sắn là loại cây trồng không được khuyến khích, nhưng do dễ trồng, lại có lúc bán được giá nên gần đây, nhiều gia đình tự phát mở rộng. Thậm chí có lúc, có nơi xem cây sắn như một loại cây trồng chủ lực để “xóa đói, giảm nghèo”. Về mặt nào đó, ở một vài thời điểm, cây sắn đã cho người nông dân nguồn thu nhập kha khá; có gia đình trồng sắn thu được tới cả trăm triệu đồng - số tiền không nhỏ đối với nhiều hộ nông dân, nhất là đồng bào vùng cao, vùng sâu. Điều trăn trở nhất của cấp ủy địa phương là diện tích trồng sắn phát triển ồ ạt, khó kiểm soát, trong khi “đầu ra” lại hoàn toàn phụ thuộc tư thương. Vì vậy, làm thế nào để quản lý diện tích trồng sắn theo quy hoạch, tránh việc người dân xâm lấn vào đất rừng phòng hộ và tránh khủng hoảng “đầu ra”, gây thiệt hại cho dân là vấn đề cấp bách hiện nay.

Nguyên nhân khiến giá sắn bấp bênh, người trồng sắn chưa kịp mừng vì sản lượng thu hoạch tăng thì đã phải lo thua lỗ vì bị ép giá, là do việc phát triển cây sắn tự phát theo tâm lý số đông; hầu hết sắn thu mua là để gom bán sang bên kia biên giới. Quá trình bán - mua giữa người sản xuất với tư thương, rồi từ các tư thương với đầu mối thu mua ở nước ngoài diễn ra theo kiểu trao đổi miệng, không có sự ràng buộc về pháp lý. Giá cả vì thế cũng chủ yếu từ phía người mua quyết định, khi khan hàng thì đẩy giá lên, khi nguồn cung dồi dào thì ép giá xuống, bất chấp thiệt hại cho đối tác. Về phía người nông dân, sắn đã trồng và đã đến tuổi thu hoạch thì dù lỗ vẫn không thể không bán.

Phát triển sắn ồ ạt không theo quy hoạch, dẫn tới nguy cơ xâm lấn đất rừng là khó tránh khỏi. Dù người dân luôn giải thích là tranh thủ đất trồng rừng để trồng sắn như mục tiêu “lấy ngắn nuôi dài”, nhưng qua quan sát thấy hàng loạt diện tích trống trơn, chỉ toàn là đồi sắn, chúng tôi chưa thật tin đây chỉ là “sự tranh thủ” đất rừng. Diện tích của nhiều trăm ha nối tiếp nhau chỉ toàn là sắn thì tình trạng giữ nước đầu nguồn sẽ ra sao? Sự bào mòn sẽ diễn ra cùng với tốc độ làm nghèo đất nhanh, bởi đặc tính “phàm ăn” của loại cây này.

Theo ông Nguyễn Hữu Lý, Trưởng phòng Kinh tế huyện Bảo Thắng, tuy không nằm trong kế hoạch phát triển, nhưng hiện tại toàn huyện có đến 3.000 ha sắn, tập trung nhiều ở các xã: Phú Nhuận, Xuân Quang, Trì Quang... Cũng do hiệu quả kinh tế trước mắt, nên mặc dù đã có cảnh báo từ phía chính quyền và cơ quan chức năng, nhưng người dân vẫn ồ ạt trồng một cách tự phát. Đáng ngại hơn, về lâu dài thì hệ lụy của nó là bào mòn đất rất lớn. Nếu người dân trồng sắn liên tục trong 3 năm thì sau đó phải mất 4 năm cải tạo đất.

Câu chuyện sắn rớt giá năm nay lại thêm một dịp suy ngẫm về vấn đề lúng túng trong phát triển vùng nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm nông nghiệp, mặc dù tình trạng trồng ít thì lãi, trồng đại trà thì lỗ đã là điều không mới đối với nhiều cây trồng từ những năm trước. Bài học cần được rút ra phải được nhìn từ góc độ chỉ đạo, nếu để mặc cho nông dân đuổi theo lợi nhuận thì hậu quả sẽ còn lặp lại, không chỉ với cây sắn mà còn với nhiều loại cây trồng khác.

Mạnh Nguyên

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang