• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nhà nông với việc chuyển đổi giống cây trồng

Nguồn tin: Báo Bình Phước, 17/02/2012
Ngày cập nhật: 19/2/2012

Việc chuyển đổi giống cây trồng và vật nuôi đã trở thành chuyện đáng quan tâm của nhà nông. Đặc biệt là trong những năm gần đây, giá mủ cao su ở mức cao nên nhiều nông hộ đã cưa hạ vườn điều để trồng cao su. Hiện giá mủ cao su trên thị trường đang giảm so với đầu vụ năm 2011. Dù vậy, cây cao su vẫn đang là cây trồng được nhiều nhà nông lựa chọn trong giai đoạn hiện nay. Thế nhưng, vào giữa tuần qua đã có nông dân cưa hạ vườn cao su mới đi vào khai thác được 8 năm để thay cây trồng mới.

QUÁ KHỨ CỦA ĐIỀU VÀ CAO SU

Hiện nay, Bình Phước đang bước vào giai đoạn thu hoạch điều chính vụ. Nếu như thời điểm này năm trước, người trồng điều Bình Phước đã thu hoạch được 1/3 sản lượng trên vườn cây, thì năm nay, nhiều vườn điều đang trong giai đoạn ra hoa, kết trái. Đã vậy giá điều chỉ bằng 2/3 năm trước.

Vựa thu mua trái cây Thùy Dung tại phường Phước Bình, thị xã Phước Long

“Khỏi cần hỏi, anh cứ nhìn lên cây điều là biết có được mùa hay không”, anh Hồ Ánh vừa nói, vừa chỉ vườn điều 6 ha của mình tại ấp Suối Nhung, xã Tân Hưng (Đồng Phú). Bà Võ Thị Thuật, một tiểu thương thu mua nông sản tại ấp Cây Điệp, xã Tân Phước (Đồng Phú) cho biết, giá hạt điều hiện nay chỉ dao động từ 20-22 ngàn đồng/kg. Đến cuối mùa dù có cao hơn cũng không bằng năm vừa rồi. Nguyên nhân chủ yếu do các doanh nghiệp chế biến nhập khẩu hạt điều từ nước ngoài vào. Giá điều muốn cao chỉ còn cách cấm nhập khẩu hạt điều thô, bà Thuật khẳng định.

Xã Tân Phước (Đồng Phú) có trên 450 ha điều đang trong thời kỳ thu hoạch với năng suất bình quân 2 tấn/ha. Đã có thời kỳ cây điều được xem là “ân nhân” của người dân xã Tân Phước trong việc xóa đói giảm nghèo. Chính vì thế mà cây điều đã trở thành cây trồng chủ lực của xã. Thế nhưng vài năm gần đây, thời tiết không thuận lợi nên năng suất giảm. Cộng vào đó là giá phân bón, vật tư nông nghiệp tăng cao làm người trồng điều không còn mặn mà với cây điều. Bên cạnh đó, giá mủ cao su lại tăng đột biến nên nhiều nông hộ đã phá bỏ vườn điều để trồng cao su. Từ lý do này, chỉ trong vòng 3 năm, diện tích cây cao su của xã Tân Hưng từ khoảng 300 ha đã tăng đến 1.200 ha.

Phó chủ tịch UBND xã Tân Phước Trần Duy Khánh cho biết: Ngay cả anh Hồ Ánh có đến 21 năm gắn bó với cây điều, cách đây 3 năm cũng phải cưa bỏ 2 ha để trồng cao su. Còn tiểu thương Võ Thị Thuật thì dự báo, nếu như cây điều cứ mất mùa, mất giá như hiện nay thì diện tích vườn điều của Bình Phước sẽ tiếp tục bị thu hẹp.

Trong tổng số 120 ha cây cà phê của xã Tân Phước thì có trên 20 ha được trồng xen trong vườn điều. Riêng cây ca cao, toàn xã có 17 ha, đều được trồng xen trong vườn điều. Đáng tiếc là diện tích đất quy hoạch cho những vườn điều trồng xen các loại cây trồng khác chưa được cơ quan chức năng quy hoạch. Do không có quy hoạch chi tiết nên nhiều vùng đất cần trồng loại cây này nhưng người dân lại trồng cây khác không thích hợp, gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất. Còn người trồng điều thì cho rằng, nếu không có sự vào cuộc của các nhà khoa học, hay nhà doanh nghiệp thì nông dân vẫn chịu thiệt thòi. Và thật khó tin khi vườn cao su 15 năm tuổi, với diện tích 8 ha đang trong thời kỳ khai thác cho năng suất cao nhất hiện đang được nông dân Dụng Văn Đông, ấp Suối Nhung, xã Tân Hưng cưa hạ. Đây là lần thứ 3, anh chuyển đổi cây trồng dù vẫn biết việc chuyển đổi sẽ hết sức khó khăn.

HƯỚNG MỚI CỦA CÂY TRỒNG CŨ

Theo cách tính của anh Đông, cao su nếu ở mức giá 30 ngàn đồng/kg thì nhà nông lời được 90 triệu đồng/ha/năm sau khi trừ chi phí. Hiện nay, giá mủ cao su chỉ còn 15 ngàn đồng/kg thì khoản lợi nhuận chỉ còn 45 triệu đồng/ha/năm. So với nhiều loại cây trồng khác như bơ, sầu riêng hay măng cụt thì lợi nhuận của cây cao su thấp hơn nhiều. Lâu nay người nông dân cứ chạy theo giá từng loại cây trồng mà không quy hoạch cho từng loại cây, từng vùng khí hậu khác nhau. Chính vì thế mà nông dân vẫn cứ nghèo.

Muốn làm giàu ngay trên mảnh đất của mình, anh Đông đã không ngần ngại cưa hạ 8 ha cao su trong thời kỳ khai thác cao nhất để đầu tư trồng cây bơ. Một quyết định hết sức mạo hiểm và đầy khó khăn. Thế nhưng theo anh Đông, bơ là cây trồng khá dễ tính, thích hợp trên nhiều vùng đất, lại ít công chăm sóc, đầu tư. Đặc biệt được thiên nhiên ưu đãi nên trái bơ của Bình Phước thường chín sớm hơn trái bơ ở những tỉnh, thành khác trong cả nước. Nhờ yếu tố này nên giá trị cây bơ có thể cao gấp 3 lần so với cây cao su.

Gần 10 năm mua bán trái cây tại chợ Phước Bình (TX. Phước Long), chị Nguyễn Thị Thùy Dung cho biết, chất lượng bơ của Bình Phước không thua kém gì Đắk Lắk, Đắk Nông hay bất kỳ tỉnh thành nào. Trong vài năm gần đây, giá bơ lại tăng cao nhưng nông dân Bình Phước không có bơ để bán. Phần lớn người trồng bơ của Bình Phước chỉ trồng một vài cây hoặc trồng trong các bờ ranh nên số lượng không nhiều. Trong khi đó giá của loại cây ăn trái này khá ổn định. Tùy theo chất lượng của từng loại mà giá mỗi ký bơ dao động từ 20-30 ngàn đồng. Mỗi cây bơ bước vào thời kỳ thu hoạch có thể cho năng suất từ 200-500kg. Thế nhưng từ Bình Phước cho đến Đắk Nông hay Đắk Lắk đều không có một vùng chuyên canh nào mặc dù loại cây trồng rất thích hợp cho người nghèo. Với giá thành hiện nay, 1 ha bơ cho thu nhập không dưới 300 triệu đồng mỗi năm. “Cùng với cây bơ còn có các loại cây trồng khác như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm cũng thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Bình Phước. Ưu điểm của những cây ăn trái trên vùng đất Bình Phước thường chín sớm hơn so với các vùng khác. Đáng tiếc là ngành nông nghiệp Bình Phước lại không quy hoạch, khoanh vùng để hướng dẫn, khuyến khích nông dân trồng những loại cây đã cũ nhưng rất kinh tế như trên”, anh Đông nói trong nuối tiếc.

Đông Kiểm

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang