• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ưu tiên tiêu thụ nông sản cho nông dân vùng bão, lũ

Nguồn tin: ND, 5/10/2006
Ngày cập nhật: 6/10/2006

Bão số 6 gây hậu quả hết sức nặng nề cho các tỉnh miền trung, mà người nông dân là nạn nhân bị tổn thất nghiêm trọng nhất. Cùng với việc khẩn trương giúp dân có cơm ăn, áo mặc, dựng lại nhà cửa, thì việc cần làm ngay là tổ chức hướng dẫn nhân dân tận thu hoa màu và tìm nơi tiêu thụ

Bão số 6 gây hậu quả hết sức nặng nề cho các tỉnh miền trung, mà người nông dân là nạn nhân bị tổn thất nghiêm trọng nhất. Tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, đến ngày 5-10 lũ vẫn tiếp tục làm ngập hàng chục nghìn ngôi nhà, hàng trăm nghìn ha hoa màu và cây công nghiệp. Cùng với việc khẩn trương giúp dân có cơm ăn, áo mặc, dựng lại nhà cửa, thì việc cần làm ngay lúc này là tổ chức chỉ đạo nhân dân tận thu hoa màu và tìm nơi tiêu thụ.

Ðã năm ngày sau bão mà tại các vùng bão đi qua như Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, hàng trăm nghìn ha rừng các loại bị đánh gãy vẫn nằm phơi trắng như xương trùng điệp từ đồi này sang núi nọ.

Ở huyện Nam Ðông của Thừa Thiên - Huế, gần một nửa diện tích cây cao-su bị bão đánh tan tác, hàng nghìn ha cao-su đã và chuẩn bị cho mủ bị vặn gãy ngang thân, ôm nhau gục xuống. Rồi hàng chục nghìn ha sắn công nghiệp cho các nhà máy tinh bột cũng bị bão giày xéo, đổ rạp và ngâm nước dài ngày...

Có thể nói trong trận bão này, nhà cửa và các công trình thiệt hại rất nhiều, nhưng xét về chiều sâu thì tổn thất lớn nhất là về sản xuất nông nghiệp. Mỗi ha cao-su cho thu hoạch mỗi ngày khoảng hai trăm nghìn đồng, xấp xỉ một tạ thóc.

Ðây là thành tựu to lớn mà chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển vùng cây công nghiệp làm nguyên liệu cho nhà máy do các cấp ủy địa phương trong khu vực khởi xướng và chỉ đạo quyết liệt từ hàng chục năm nay. Chính bởi thành tựu này mà nông dân nhiều nơi như huyện Nam Ðông của tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tìm được "cần câu" xóa đói, giảm nghèo và mở hướng làm giàu.

Và thực tế, nhờ đó mà các xã diện 135 lần lượt rút tên ra khỏi danh sách đói nghèo. Vậy nhưng, bao công sức người dân bỏ ra đã bị bão cướp mất. Theo đánh giá của các đồng chí lãnh đạo địa phương, có khả năng tái nghèo sẽ diễn ra trên diện rộng.

Chiều 5-10, có mặt tại huyện Phong Ðiền của tỉnh Thừa Thiên - Huế, chúng tôi chứng kiến hàng trăm chuyến xe tải lớn nhỏ từ khắp các ngả đường làng các huyện nối đuôi nhau dồn về nhà máy chế biến tinh bột sắn.

Bác Nguyễn Mãi, một nông dân trồng sắn ở Phong An áo quần sũng ướt, mắt thâm quầng than thở: "Lũ ngâm bốn năm ngày rồi, không nhổ kịp thì thúi hết! Nhưng nhổ rồi mà nhà máy không mua cho thì cũng chết! May mà nhà máy vẫn nhập". Một cán bộ huyện chỉ đoàn xe nối nhau tắc nghẽn lối vào cổng nhà máy nói: "Công suất chỉ 600 tấn/ngày nhưng nay nhà máy đã phải thu mua mỗi ngày 1.300 tấn. Vậy mà vẫn cứ ách tắc".

Ông Nguyễn Văn Cho, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Phong Ðiền cho biết, hiện có khoảng 1.100 ha sắn của bà con bị ngập trong lũ nhiều ngày, cần phải thu hoạch sớm. Ðể hỗ trợ nông dân, chính quyền đã phối hợp cùng nhà máy lập phương án thu hoạch và tiêu thụ. Huyện phát động lực lượng tại chỗ giúp bà con có nhân lực thu hoạch, nếu thiếu thì điều động lực lượng nơi khác đến. Cán bộ huyện và nhà máy cùng đi khảo sát vùng nguyên liệu và tùy mức độ thiệt hại mà lên lịch cụ thể ngày thu hoạch và thu mua cho từng đơn vị. Nhờ đó mà giảm tải cho nhà máy và hạn chế được tình trạng hư hỏng nông sản.

Tại huyện Nam Ðông, Bí thư Huyện ủy Hoàng Văn Giải cho biết giải pháp của huyện: "Vừa khẩn trương cứu trợ bà con, huyện vừa tìm cách giúp nông dân giải quyết hơn một nghìn ha cao-su bị gãy đổ".

Ðược sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế và Tổng công ty cao-su Việt Nam đang xây dựng kế hoạch để tái tạo lại rừng cây. Nhưng trước mắt, tỉnh và huyện đã triển khai chỉ đạo nông dân thu gom cao-su, tận thu lượng mủ còn lại và liên hệ cơ sở chế biến gỗ để tiêu thụ gỗ cao-su bị gãy đổ.

Nhằm thiết thực giúp nông dân tận thu những gì còn lại, hơn lúc nào hết, những ngày này, các cấp, các ngành nhất là các cơ sở tiêu thụ, chế biến nông sản phải dồn sức giúp nông dân thu hoạch và tổ chức thu mua, tiêu thụ nông sản cho bà con.

Ðinh Như Hoan

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang