• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phát triển kinh tế vùng cao từ mô hình rau rừng

Nguồn tin: Báo Lào Cai, 12/02/2012
Ngày cập nhật: 13/2/2012

Thực hiện chương trình nghiên cứu kinh kế vùng cao, Đề tài "Nghiên cứu tuyển chọn và kỹ thuật trồng một số loài rau rừng có giá trị kinh tế cao tại Điện Biên và Lào Cai" do TS. Hoàng Văn Sâm, Trường Đại học Lâm nghiệp làm chủ nhiệm đề tài đã triển khai được 2 năm, đến tháng 12 năm 2011 kết thúc đề tài. Tại Lào Cai, nhóm nghiên cứu đề tài đã tìm ra được 2 loài cây rau rừng: Cây Bò khai và cây Giảo cổ lam phù hợp với điều kiện để phát triển. Mô hình rau Bò khai và Giảo cổ lam đã được xây dựng tại gia đình anh Toản (Phong Hải, Bảo Thắng) từ tháng 9 năm 2010. Sau hơn 1 năm trồng, cây sinh trưởng phát triển tốt và đã cho thu hoạch. Ngày 19 tháng 10 năm 2011, nhóm nghiên cứu tiến hành tập huấn kỹ thuật trồng rau rừng cho người dân tại xã và có sự tham gia của các xã lân cận. Sau khi nghe kỹ thuật gây trồng rau rừng tại hội trường tập huấn, các học viên được mời ra mô hình trồng rau tham quan và tiến hành thảo luận ngay hiện trường. Tại đây, học viên được tận mắt nhìn thấy loài cây, tự đánh giá được hiệu quả từ các mô hình: Trồng Giảo cổ lam dưới tán cây, trồng rau Bò khai trên đất dốc, trên đất vườn, dưới tán rừng.

Bò khai là loại rau cổ truyền của đồng bào miền núi, phổ biến ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Cũng gặp ở các tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ; tập trung nhiều ở khu Đông Bắc và Bắc Trung Bộ bao gồm các tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế. Cây Bò khai có nhiều tên gọi khác nhau, tên phổ biến nhất là "Dây bò khai" hoặc "Dây hương". Sở dĩ có tên dây Bò khai vì sau khi ăn lá của cây này thì nước tiểu có mùi khai như nước đái bò, còn tên dây hương xuất phát từ mùi thơm của nó khi xào nấu lên. Người dân Cao Bằng gọi cây này là cây "Rau hiến" theo giải thích của một số người ở địa phương, loại rau này rất quí, trước đây chỉ dùng để tiến vua. Nhưng theo chúng tôi, tên "Rau hiến" có thể có nguồn gốc từ tên của đồng bào Tày là "Phắc hiển", khi chuyển sang tiếng Việt thành "Rau hiến". Với thành phần dinh dưỡng cao nên lá và ngọn Bò khai từ lâu đã là thức ăn quen thuộc của nhân dân miền núi. Mỗi năm, một gia đình sống gần rừng bình quân thu hái 5 - 10 kg rau Bò khai để làm thức ăn. Khoảng gần mười năm nay, rau Bò khai được bán nhiều tại các chợ ở Lạng Sơn và Cao Bằng, trở thành món ăn đặc sản được nhiều người ưa thích. Anh Hứa Văn Tỉnh, dân tộc Nùng ở Hố Mười cho biết: "Ngày xưa khi còn rừng tự nhiên thì loại rau này còn rất nhiều, mọc ven các khe suối trong rừng, nhưng từ khi bạch đàn hoá thì rau Bò khai và nhiều loại cây bản địa khác bị mất hết. Thấy được giá trị của nó, gia đình tôi đã mang về trồng trong vườn, rừng của mình. Cây mọc nhanh, chỉ 8 - 10 tháng là có thể thu hoạch được, hiện nay gia đình tôi có hơn 40 gốc, cứ 1 tuần vợ tôi lại mang ra chợ bán một lần với giá từ 2.000 - 3.000 đồng/bó (10 ngọn), mỗi lần đi chợ thu được 50.000 - 60.000 đồng từ loại rau này. Cây Bò khai đã trở thành hàng hoá và mang lại thu nhập đáng kể. Trong thời gian tới, tôi sẽ trồng nhiều thêm loại cây này". Như vậy, nếu trồng khoảng 500 gốc thì sau vài tháng, người dân có thể thu hoạch được 2.500.000 - 3.000.000 đồng/1 tháng. Một số gia đình ở xã Khang Ninh, thuộc vùng đệm của Vườn Quốc Gia Ba Bể mới trồng thử quanh hàng rào và trong vườn gia đình, nhưng hàng năm cũng bán được trên 1.000.000 đồng. Vì vậy, cần phát triển gieo trồng loại rau này để cung cấp cho thị trường trong nước ngày một mở rộng. Ngoài giá trị làm thực phẩm, lá Bò khai còn là một vị thuốc quí, thường được dùng để chữa các bệnh về thận, gan và nước tiểu vàng. Đi xa mệt mỏi, nước tiểu vàng đục, chỉ cần ăn rau Bò khai một hai lần, nước tiểu trở lại trong veo. Ở Trung Quốc, dây Bò khai cũng được sử dụng để chữa nhiều các bệnh viêm thận, gan, viêm đường tiết niệu, tiểu tiện không thông… với liều lượng hàng ngày là 12 - 14 g, sắc nước uống. Để làm thuốc có thể dùng lá Bò khai tươi hoặc phơi khô. Muốn chữa phù thận, lợi tiểu, đái vàng, đái rắt dùng 20 - 40 g cây tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước gạn uống. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với lá bòng bong. Theo kinh nghiệm dân gian của người dân tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên: Toàn cây Bò khai sắc lấy nước uống chữa viêm gan siêu vi trùng đạt kết quả tốt. Thân cành tươi bỏ lá, thái mỏng phơi khô, ngâm rượu uống chữa sốt, tê thấp.

Cây Giảo cổ lam phân bố ở các tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Hòa Bình, Sơn La, Quảng Ninh, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Kon Tum, Gia Lai. Giảo cổ lam được dùng làm thuốc bổ, có tác dụng tiêu viêm, tiêu độc trong các trường hợp nhiều mụn nhọt, hạ sốt và chữa ho, chữa bệnh tiểu đường. Ngoài công dụng làm thuốc thì người dân miền núi cũng thu hái lá và ngọn làm rau. Rau Giảo cổ lam có vị hơi đắng và ngọt, rất ngon, bổ dưỡng cho sức khỏe.

Sau khi kết thúc đợt tập huấn, các học viên lần lượt đăng ký tự xây dựng mô hình trồng thử nghiệm loài rau Bò khai ngay tại vườn nhà. Các thành viên trong dự án tiếp tục sát cánh bên bà con để hướng dẫn kỹ thuật gây trồng rau. Năm 2012, mô hình rau Bò khai sẽ được nhân rộng trên địa bàn thành phố Lào Cai, mở ra cho thị trường một loài rau mới có giá trị cao.

Phạm Thạch

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang