• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cây dó trầm đang vào vụ

Nguồn tin: AG, 10/4/2006
Ngày cập nhật: 5/10/2006

Trầm và sản phẩm từ trầm đã được tạo ra từ chính những cây dó bầu (Aquilara crassna) tại vùng Bảy Núi, An Giang. Một số công trình tạo trầm đã được công bố của Blanchette, Henry (2005), Nguyễn Hồng Lam (2003), Đặng ngọc Châu (2002)... Ngoài ra, nhiều công ty sản xuất kinh doanh trầm như Tinh Đất Việt, Phong San, Phương Long, Vĩnh Phúc, Bảy Núi, Fareast Agarwood Trading... cũng đang hòan chỉnh những « bí quyết » tạo trầm từ cây dó này. Nhờ đó, việc trồng rừng và cấy tạo trầm đã mở ra nhiều triển vọng mới. Tuy vậy, người trồng rừng cũng không khỏi băn khoăn khi tâp trung vốn đầu tư phát triển lòai cây bản địa nhiều tiềm năng này.

Hiện nay, trên cả nước có vài chục công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã đang họat động trong lĩnh vực trồng rừng và tạo trầm. Chỉ riêng An Giang đã có mặt gần chục công ty tới tìm hiểu hoặc hợp tác trực tiếp với các chủ rừng dó trầm. Tại núi Cấm, núi Giài đã có nhiều cây dó trầm 5-10 năm tuổi (D1,3>10 cm) được công ty Bảy Núi thu mua cấy tạo trầm, theo kỹ thuật của TRP (Rừng mưa nhiệt đới) với giá mua 200.000 đ/cây. Nhiều cây trồng khác cũng được công ty Phương Long hợp đồng cấy tạo trầm và ăn chia với dân theo tỉ lệ 1:1 sau khi khai thác. Công ty TNHH Vĩnh Phúc đang hợp đồng mua cây dó trầm hiện có 500.000-1.200.000 đồng/cây theo kích cỡ. Cao hơn cả là một hộ gia đình tại chân Núi Giài (Chú Hai Bòn Bon) đã bán cây đứng khỏang trên tỉ đồng với giá 1,8-2 triệu đồng/cây (từ 5-10 tuổi). Có những cây cổ thụ trên 50-70 năm tuổi đã được bán với giá vài chục triệu đồng/cây cũng nhằm mục đích tạo trầm theo bí quyết riêng của từng công ty. Nhiều nhà đầu tư tự tạo trầm trong cả nước đã và đang tiếp tục hòan chỉnh kỹ thuật cấy tạo trầm của mình và thăm dò thị trường.

Những bí quyết tạo trầm trong cả nước hiện nay vẫn còn là «bí mật» chưa được đánh giá theo tiêu chuẩn chung nên chất lượng và sản lượng trầm của từng đơn vị khác nhau chưa thể so sánh được. Đây không chỉ là khó khăn trong quản lý mà còn là nỗi hoang mang về thông tin cho khách hàng là chủ rừng. Từng công ty hiện nay chỉ thu mua sản phẩm trầm cấy tạo theo kỹ thuật của mình. Trong đó, không ít những thông tin trái ngược nhau về kỹ thuật cấy tạo trầm, chẳng hạn hướng sử dụng hóa chất hay vi sinh hướng nào tốt hơn cho người sử dụng và hiệu quả phương pháp nào cao hơn.... Ngòai ra, người trồng rừng không thể có một vài trăm triệu đầu tư cấy tạo trầm trên 1 ha, vì đa số đều là dân nghèo hoặc rất nghèo sống ở vùng đồi núi. Chủ rừng chỉ có thể bán «cây non» cho các công ty này sau 5-10 năm trồng và chăm sóc. Do đó, công ty nào mua cây cây đứng với giá cao hơn thì chủ rừng sẽ bán là điều chắc chắn. Rất nhiều hộ dân đã và đang trồng dó bầu một cách tự nguyện và hồ hỡi vào vườn rẫy của mình.

Việc định hướng phát triển có kế họach, bền vững cho lòai cây dó trầm trên cả nước đang rất cần những chính sách hỗ trợ và thống nhất quản lý một cách bền vững. Thời gian trồng và thu được sản phẩm từ cây dó trầm khá dài, sớm nhất là 5-7 năm. Theo thống kê Hội trầm hương Việt Nam, cả nuớc có gần chục ngàn ha trãi dài trên 23 tỉnh. Diện tích tăng dần hàng năm như «phong trào» tự phát và chưa được định hướng. Để tránh tình trạng trồng ồ ạt sau 5-7 năm, chặt cũng ồ ạt như lịch sử cây điều, cây mía, cafe, cây tràm hay cây quế... việc phát triển của dó trầm rất cần có giải pháp về chính sách khuyến khích đầu tư theo kế họach dài hạn và những nghiên cứu dự báo về quan hệ cung cầu của thị trường trong và ngòai nước. Hiện nay, người dân nghèo vùng đồi núi An Giang chỉ mới được đầu tư khỏang 2% diện tích trồng rừng hàng năm của chương trình quốc gia (661). Do đó, chủ yếu phong trào trồng rừng dó bầu chỉ do dân tự đầu tư là chính, thiếu kế họach hỗ trợ lâu dài của nhà nước. Ngòai ra, vấn đề cốt lõi là thị trường tiêu thụ cũng chưa được thông tin và nghiên cứu đầy đủ một cách có hệ thống từ trong và ngoài nước.

Về quản lý, nhà nước cần sử dụng những công cụ quản lý hành chính phù hợp nhằm bảo vệ được quyền lợi chính đáng của cả người trồng rừng và những doanh nghiệp thực sự có công nghệ tạo trầm hiệu quả. Chẳng hạn, từng doanh nghiệp trước khi được cấp phép họat động trong lĩnh vực tạo trầm phải được công nhận quyền sử dụng hoặc sở hữu một dây chuyền, công nghệ tạo trầm được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hiện nay, hầu hết các đơn vị kinh doanh tạo trầm đều chưa được công nhận quyền sáng chế và bảo vệ theo Luật sở hữu trí tuệ (TS. Võ Văn Chi, 8/2006), ngọai trừ kỹ thuật tạo trầm của TRP.

Hiện nay, các nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống về thâm canh trồng rừng đạt hiệu quả cao vào sản xuất dó bầu còn rất thiếu. Đó là những nghiên cứu về giống, kỹ thuật thâm canh rừng, kỹ thuật tối ưu sản xuất trầm có chất lượng cao phù hợp tiêu chuẩn của thị trường trong và ngòai nước.

Ngòai ra, để bảo vệ quyền lợi người trồng rừng trong cơ chế hội nhập thị trường thế giới những hiệp hội trầm hương trong cả nước cần sớm đưa hoạt động của mình ngang tầm và có hiệu quả hơn, theo mô hình của những nước tiên tiến.

Dó trầm có tiềm năng to lớn trong nâng cao đời sống người trồng rừng, lại là lòai cây quí hiếm bản địa có ảnh hưởng tốt cho môi trường. Song việc phát triển cần tránh những «ảo tưởng» làm giàu không tốn nhiều công sức : một sáng, một chiều như một số người «hoang tưởng». Ngòai những định hướng và hỗ trợ của nhà nước, kêu gọi đầu tư nước ngòai, người trồng rừng còn phải trông cậy vào chính nội lực của mình, từ sự cần cù sáng tạo nhằm xóa đói giảm nghèo. Những mô hình mẫu tận dụng đất đai vườn rẫy hiện có để làm giàu như Ông Hai Bòn Bon tại chân Núi Giài đã đổi đời từ vườn dó bầu chỉ rộng mấy ngàn mét vuông trên đất xấu bạc màu đã là điểm sáng động viên nhiều hộ trồng rừng đầu tư trồng xen cây dó bầu vào vườn rẫy của mình.

Trầm được hình thành chính nhờ cơ chế tự phục hồi các vết thương một cách tuyệt vời thông qua quá trình sản sinh ra những tế bào gỗ mới (nhựa) quanh vết thương khi cây dó bị tổn thương, nhằm làm lành vết thương nhanh chóng nếu không bị vật cản. Nhựa hình thành ngày càng nhiều quanh vết thương như phản ứng tự bảo vệ và hình thành trầm (Blanchette, 2005). Trầm có giá trị cao chính nhờ những terpense thơm riêng có mà chỉ cây dó trầm (Aquilaria sp.) và một ít loài cây khác mới có thể tạo ra được. Kết quả những nghiên cứu này đã mở ra bước ngoặt, con người đã và sẽ « tạo trầm » thay vì « tìm trầm » như từ trước đến nay. Muốn tạo được trầm có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng tập trung vào hai yếu tố chính : gây tổn thương (cách gây tổn thương, hướng hoặc mật độ lỗ khoan..), thành phần hợp chất tác động vào tế bào gỗ (vi sinh, hóa chất, côn trùng ...). Kỹ thuật tác động khác nhau sẽ ảnh hưởng tới chất lượng và sản lượng trầm. Ngòai ra, quá trình hình thành trầm còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố: giống, kỹ thuật lâm sinh tác động, điều kiện hòan cảnh nơi gây trồng (độ cao, đất, lượng mưa...)...

Một số cá nhân, công ty kinh doanh khác (công ty Vĩnh Phúc, Fareast Agarwood Trading Inc...) có tham gia của cá nhân từ Mỹ, Thái Lan cũng đã tuyên bố kết quả cấy tạo trầm thành công của mình tại núi Giài (An Giang), đang ký hợp đồng thu mua cây dó bầu với chủ rừng để cấy tạo trầm.

Một dự án đầu tư phát triển tòan diện trên cả nước là yêu cầu cấp thiết cho sự phát triển lâu bền có hiệu quả của lòai cây quí hiếm này.

1. Bảo vệ cây cổ thụ còn lại

2. Từ đó, tránh được sự ồ ạt ra đời của nhiều «đơn vị ảo» không hiệu quả.

Ngòai ra, chi phí cấy tạo trầm và tỉ lệ ăn chia sản phẩm sau khi cấy tạo trầm của từng công ty với chủ rừng còn khá cao và chưa hợp lý. Việc gìn giữ bản quyền trong nghiên cứu phát minh là tất yếu, tuy nhiên do tính chất «bí mật» mà nhiều công ty đã đưa chi phí cấy tạo trầm lên rất cao, người trồng rừng không thể nào kham nỗi.

Nguyễn Thị Bích Thủy

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang