• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Xung quanh dự án nuôi bò sữa ở Tuyên Quang bị phá sản: Tiễn bò

Nguồn tin: VNN, 29/09/2006
Ngày cập nhật: 1/10/2006

Chương trình nuôi bò sữa tại Tuyên Quang diễn ra hơn 4 năm, đến nay chính thức đã phá sản. Đây có thể coi là một quyết định khó khăn, dũng cảm của tỉnh uỷ Tỉnh Tuyên Quang và cũng là bài học lớn cho các tỉnh đang đầu tư kinh doanh ở lĩnh vực này.

Tiễn bò

Những ngày này, các chủ nuôi bò tại Tuyên Quang đang khẩn trương làm cái phần việc mà từ trước đến nay chưa bao giờ họ tính đến: cân, đo, đếm đàn bò của mình, kê biên tài sản, máy móc hiện có… để được khoanh nợ. Những chú bò khoang đen trắng sẽ ra đi. Một cuộc tiễn đưa không kèn trống. Công nợ và những tháng ngày mất việc của công nhân, nông dân ở lại. Một nỗi buồn không của riêng ai như đang trùm lên khắp cánh đồng cỏ, đồng ngô xứ Tuyên.

Hơn bốn năm trước, cả tỉnh, và nhất là nhân dân 2 huyện Yên Sơn và Sơn Dương trống dong cờ mở, băng rôn khẩu hiệu… đón bò. Giấc mộng sau 3 đến 4 năm sẽ có hội chợ bò, hội thi bò để đồng bào khắp nơi đến trao đổi, mua bán nay đã không thực hiện được. Tuy vậy, bà con nông dân, công nhân nuôi bò hôm nay vẫn nuôi một tia hy vọng le lói: sẽ có một phép màu nhiệm cứu họ. Sau cuộc “kiểm kê” này, sẽ có các chủ mới vực dậy đàn bò đang kiệt quệ vì thiếu ăn. Họ hy vọng thêm một lần bao cấp, xoá nợ, hy vọng sẽ có những tập đoàn lớn ở nước ngoài đến… tiếp quản để họ lại được cắt cỏ, trồng ngô; được chăm sóc đàn bò khoang đen trắng.

Nhưng, hy vọng của bà con nông dân trở nên quá mong manh khi chúng tôi có được những kết quả mới nhất từ Hội đồng kiểm kê, phân loại bò và tổ tư vấn: Hiện số bò giống HF và bò giống Brahman trên toàn tỉnh còn chưa đầy 1000 con. Trong đó nếu chiếu đúng theo barem mà Hội đồng sử dụng tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 3984-85) để phân loại thì Tuyên Quang hiện không còn bò đạt tiêu chuẩn. Nguyên nhân là, do bò thiếu ăn, không được chăm sóc. Ngoài ra một số con đạt đẳng cấp cấp I nay đã bị bán mất. Như vậy, nếu đúng như Hội đồng (gồm đại diện Sở NN&PTNT; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch Đầu tư; Sở Khoa học Công nghệ; Chi cục Thú y…) đã thống nhất tiêu chí thì hiện nay đàn bò đang không đủ chất lượng.

Chúng tôi may mắn có mặt tại phiên họp ngày 19/9 về việc kiểm kê, phân loại bò, cũng như thực tế đến các trại nuôi bò thì việc để lại khoảng 400 con làm hạt nhân sau này chỉ là chuyện “xét vớt” ngoài tiêu chuẩn đặt ra.

Người nông dân ở lại

Những người nông dân đã khóc khi phải chia tay với bò bởi đã nhiều năm chăm sóc, gắn bó và đó cũng là những giọt nước mắt tủi hận khi công sức lao động 4 năm qua bỏ ra, đồng lương ít ỏi thu về cũng chưa được đầy đủ.

25 công nhân ở trại Hoàng Khai, mỗi người một tâm trạng nhưng cùng chung một nỗi lo: Không nuôi bò nữa họ biết làm gì? Bà Vũ Thị Tuyền cho biết : Đã gần 5 năm gắn bó với trại này, bà hiểu được cả tính nết cũng như cách ăn của mỗi loại bò… Vậy mà mấy hôm nữa thôi bà phải xa rời đàn bò.

Bà Tuyền là người từng được chăm sóc con bò mang ký hiệu AHF123 có một thời được mệnh danh là “máy sản xuất sữa”, từng cho 45 lít sữa/ngày vào thời điểm năm 2003. Đây là con bò cho nhiều sữa nhất Việt Nam và đạt ngang những con bò có kỷ lục quốc tế về sữa. Vậy mà sau một thời gian chỉ còn 8 lít/ngày và đến nay cũng đang chịu chung số phận như 155 con khác của trại.

Theo ông Suý (Giám đốc trại Hoàng Khai), ngay cả lúc bò AHF123 đạt 45 lít sữa/ngày thì trại của ông vẫn thua lỗ vì giá sữa bán được vẫn thấp hơn giá thành sản phẩm. Đó cũng là nguyên nhân mà từ năm 2003 đến nay các trại bò Đồng Thắm, Thắng Hiền, Đức Lương… không có tiền trả cho người dân.

Chỉ tính riêng trại Đồng Thắm cũng đã nợ nhân dân trong vùng 1 tỷ đồng tiền cỏ. Ông Sơn, ông Hùng, ông Băng là những người chạy xe công nông bán cỏ cho các trại cho biết: Ban đầu họ hứa chỉ chậm tiền cỏ 1 tháng, các ông đi thu gom cũng hứa với người cắt cỏ, trồng cỏ như vậy. Thế mà đến nay nhiều khoản tận 3 năm rồi họ vẫn chưa thu được tiền. Trong số họ có người đã phải trốn không dám về xã vì sợ nông dân đòi tiền thu gom cỏ.

Nếu ngay sau đây, quyết tâm của Tỉnh thực hiện được là sẽ tồn tại một đàn bò sữa giống thuộc Sở NN & PTNT thì số lượng “xét vớt” để nuôi tiếp cũng sẽ không đạt được 400 con như dự kiến. Và việc trồng cỏ từng được phát động khắp tỉnh Tuyên Quang cũng sẽ phá sản theo bò, người nông dân phải chia tay với bò, với cỏ để tìm một loại cây trồng mới thích ứng. Mà việc trồng cây gì thay thế cỏ voi, cỏ ghine, cây họ đậu… chúng tôi cũng chưa thấy có giải pháp trong Nghị quyết của Tỉnh uỷ cũng như những hướng dẫn cần thiết của Sở NN&PTNT.

Hàng trăm người dân vùng kinh tế mới Na Hang mấy năm nay trông vào nghề cắt cỏ thuê nay đã mất việc. Những người như bà Tùng còn 96 ngày công, ông Hải còn 70 ngày (mỗi ngày công cắt cỏ là 15.000đ) nay họ không biết kêu ai? Ông Nguyễn Văn Bình, thôn 1, xã An Tường, huyện Yên Sơn còn bị nợ tới 50 triệu tiền cỏ. Riêng Công ty TNHH Đồng Thắm nợ ông 28 triệu đồng, không còn khả năng thanh toán.

Người dân Tuyên Quang ngậm ngùi tiễn bò khi họ còn đang mang công mắc nợ. P hía trước họ là chuỗi những ngày mất việc. Hiện tại, họ làm gì với cánh đồng cỏ đã được phát động, gây dựng và trồng trọt hơn 4 năm qua? Câu hỏi này đã và đang được đặt ra khẩn thiết với lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang khi họ chính thức tuyên bố phá sản chương trình nuôi bò sữa.

Quyết định khó khăn

...4 năm về trước, bắt đầu từ Nghị quyết 05-NQ/TU ngày 20/11/2001 về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế của tỉnh, toàn tỉnh Tuyên Quang đã hạ quyết tâm: "Đẩy mạnh phát triển đàn bò; trong thời gian ngắn nhất, hình thành đàn bò sản xuất sữa, đàn bò thịt chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2005 có trên 4.800 con bò sữa, trong đó có 1.600 bò cái sinh sản". Tỉnh chỉ đạo các ban ngành, xuống đến các huyện xã... phát huy thế mạnh về đất để trồng cỏ, trồng ngô. Tập trung cao nguồn nhân lực vào lĩnh vực này. Khó khăn nhất là tiền vốn để đầu tư bò giống thì đã được tỉnh chỉ đạo lấy từ nguồn vốn nhàn rỗi Kho bạc Nhà nước, Quỹ Hỗ trợ đầu tư phát triển của tỉnh và ngân sách địa phương. Tóm lại là các ngành, ban trong tỉnh và nhân dân tập trung nhân lực, tài chính phát triển bò và xem đây là một chương trình trọng tâm của tỉnh.

Từ đó đến nay, tỉnh Tuyên Quang đã nhập về 3.279 con bò sữa giống Hà Lan (Holstein - Friesian), gọi tắt là giống HF và 864 con bò thịt giống Brahman thuần chủng (giá bò lúc đó từ 30 triệu đến 35 triệu đồng một con). Tỉnh cũng đã đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại cơ khí hoá trong chăn nuôi, có nhà máy vắt sữa hiện đại gắn với công nghệ quản lý đàn.

Đến nay, ngoài những cơ sở, gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ, toàn tỉnh Tuyên Quang có 8 trung tâm và công ty nuôi bò sữa, bò thịt tập trung tại 2 huyện Yên Sơn và Sơn Dương. Tất cả đều đang thua lỗ, làm thâm hụt vào ngân sách tỉnh, gây nhiều rủi ro cho các ngân hàng trên địa bàn và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động.

Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thất bại, làm phá sản cả một chủ trương lớn của tỉnh chúng tôi được biết: Suốt 4 năm qua, nguồn khai thác chính từ bò là sữa nhưng chưa bao giờ giá sữa bằng được giá thành sản xuất. Hiện nay, giá sữa giao động từ 4.000 đồng đến 4.500 đồng/lít (trừ công thu gom và cước phí vận chuyển về tới Hà Nội thì giá trị thực chỉ còn 3.600đồng/lít). Trong khi đó, thị trường Trung Quốc là 5.300 đồng/lít, người chăn nuôi được trợ giá công vận chuyển, tại Thái Lan là 5.500đồng/ lít... Ngoài ra, việc chi phí sản xuất tạo giống bò, bê cao mà không có thị trường tiêu thụ. Sau một thời gian ngắn, các đơn vị nuôi bò tại tỉnh Tuyên Quang đã thâm hụt vào vốn vay, không còn tiền trả lương công nhân và nguy hại hơn là các đơn vị này không còn cả tiền để mua cỏ, ngô... nuôi sống bò. Đàn bò đã suy giảm nhanh chóng, gầy yếu, mất sữa và nhiều con đã sinh bệnh như viêm vú, đột quỵ...

Lê Ngọc Năm

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang