• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Gạo thơm Sóc Trăng - Cuộc hành trình 20 năm

Nguồn tin: Báo Cần Thơ, 06/02/2012
Ngày cập nhật: 7/2/2012

Kỹ sư Hồ Quang Cua (người thứ hai, đầu hàng bên trái) giới thiệu gạo thơm mang thương hiệu ST với Tổng lãnh sự Canada tại Việt Nam.

Sau cuộc hành trình 20 năm cam go, thử thách, bằng sự nỗ lực, sự đam mê của các nhà khoa học, cây lúa thơm mang thương hiệu ST (Sóc Trăng) đã từng bước bén rễ trên đồng đất và trở thành niềm tự hào của ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng...

* Từ ST1 đến ST20 - hướng đi riêng!

Cho đến bây giờ, khi hạt gạo thơm Sóc Trăng (ST) đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa, kỹ sư Hồ Quang Cua, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Sóc Trăng, vẫn không thể nào quên những ngày đầu bắt tay vào nghiên cứu giống lúa đặc sản này. Kỹ sư Cua nhớ lại: “Năm 1991, Sóc Trăng được các nhà khoa học như: GS-TS Võ Tòng Xuân, GS-TS Nguyễn Văn Luật... hỗ trợ nghiên cứu giống lúa đặc sản. Hai năm sau (cuối năm 1993), Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đã dùng vốn ngân sách để dự trữ 600 tấn giống lúa thơm KDM105. Và sự kết hợp giữa hai tầm nhìn chiến lược này đã giúp cho quá trình nghiên cứu, sản xuất các giống lúa thơm đặc sản được thuận lợi hơn rất nhiều”.

Năm 2001, khi giống lúa ST3 được phổ biến, chương trình phát triển lúa đặc sản của tỉnh mới thực sự sôi động. Và từ năm 2003 đến nay, việc chọn tạo giống lúa thơm chịu lợ, chịu mặn, thích nghi với vùng ven biển đã được Sóc Trăng mạnh dạn đầu tư. Đến năm 2005, diện tích lúa đặc sản của tỉnh đã được nâng lên trên 20 ngàn ha và đến năm 2009, toàn tỉnh có trên 45 ngàn ha diện tích canh tác lúa đặc sản với trên 50% trong số này sử dụng giống được chọn tạo tại địa phương. Từ ST1, các giống lúa thơm nhóm ST hiện đã được các nhà khoa học ngành nông nghiệp tỉnh lai tạo đến giống ST20. Đây được xem là giống lúa có chất lượng cao nhất hiện nay. Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là tất cả, vì hiện nay, ngoài các giống lúa ST từ 1 - 20, Kỹ sư Hồ Quang Cua và các cộng sự đang sở hữu những giống lúa có thể sử dụng như một nguồn thực phẩm chức năng như giống ST3 đỏ, giống lúa đen...

Bên cạnh việc lai tạo giống lúa, công tác chứng nhận nhãn hiệu Gạo thơm Sóc Trăng cũng như quy trình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn toàn cầu (GlobalGAP) cũng được ngành nông nghiệp tỉnh phối hợp cùng các đơn vị triển khai thực hiện. Đến nay, đã có 2 tổ chức sản xuất lúa đạt chứng nhận GlobalGAP và mới đây Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã cấp chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa cho gạo thơm Sóc Trăng. Sóc Trăng đã chọn cho mình một hướng đi riêng trong công tác chọn tạo giống lúa thơm bằng cách thực hiện các tổ hợp lai phức nên tốn nhiều công sức và thời gian để phục vụ ý tưởng chọn giống lúa thơm cao cấp với những sản phẩm có tính cá biệt, đặc trưng và có giá trị vượt trội.

* Triển vọng từ thị trường cao cấp

Từ tháng 7-2011 đến nay, gạo thơm Sóc Trăng liên tiếp đón nhận những tin vui. Đó là sự ra đời của Liên minh sản xuất, chế biến, tiêu thụ gạo thơm “Gạo Việt - Hòa Lời”, lễ công bố nhãn hiệu chứng nhận “Gạo thơm Sóc Trăng” và trao quyền sử dụng cho 5 doanh nghiệp đầu tiên. Những sự kiện trên đã và đang góp phần nâng tầm gạo thơm Sóc Trăng trên thị trường trong và ngoài nước. Kỹ sư Hồ Quang Cua khẳng định: “Đây là những sự kiện quan trọng đối với ngành lúa gạo Sóc Trăng thể hiện tầm nhìn xa, trông rộng của cả “4 nhà” khi chấp nhận đầu tư cho sự phát triển lâu dài. Sự ra đời của liên minh có thể xem là ngọn lửa thắp sáng hạt gạo Việt Nam nói chung, gạo Sóc Trăng nói riêng trên thị trường thế giới”.

Hiện nay, nhu cầu về các loại gạo thơm ngon trên thế giới đang tăng mạnh, nhất là tại các nước châu Á, như: Trung Quốc, Singapore, Hồng Công... Tại hội thảo: “Định vị thương hiệu lúa gạo Việt Nam: ai bán, ai mua?” trong khuôn khổ Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ II, các chuyên gia trong nước và thế giới đều khẳng định, với giấy chứng nhận GlobalGAP, chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa, gạo thơm Sóc Trăng đang có cơ hội lớn để thâm nhập vào thị trường gạo cao cấp một cách thuận lợi, góp phần đưa hạt gạo Việt đi xa hơn... Còn Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần ví gạo thơm Sóc Trăng như “Hoa hậu” của ĐBSCL.

Mới đây, nói về thị trường gạo cao cấp, Giám đốc Công ty Lương thực Sóc Trăng - Lâm Định Quốc, cho biết: “Gạo thơm Sóc Trăng đã tạo được sự khác biệt cho riêng mình cả về chất lượng lẫn giá cả nên đủ điều kiện để cạnh tranh với gạo thơm của Thái Lan. Riêng Công ty Lương thực Sóc Trăng cũng đã xuất khẩu một lượng khá lớn gạo thơm ST5 sang thị trường Hồng Công với giá cao hơn gạo loại 5% tấm từ 120 - 150 USD/tấn. Nhu cầu gạo thơm hiện nay là rất lớn và có giá cao, nên Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã khuyến cáo nông dân trong vùng ĐBSCL nên tập trung sản xuất các giống lúa thơm thay vì các giống lúa phẩm cấp thấp khó cạnh tranh với một số nước như: Ấn Độ, Myanmar, Pakistan...”. Bà Lưu Ngọc Lan, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Gentraco, cũng cho rằng, hiện nay nguồn cung gạo thơm chưa đủ áp ứng cho các hợp đồng xuất khẩu, nên việc mở rộng diện tích sản xuất là phù hợp với thị trường.

Trung tuần tháng 12-2011, theo VFA, 2 tháng qua, khi thị trường gạo thường hầu như không có hợp đồng thương mại mới, nhưng gạo thơm vẫn dồn dập có được hợp đồng với mức giá kỷ lục lên đến 870 USD/tấn, tức tăng khoảng 100 USD/tấn so với trước. Kỹ sư Hồ Quang Cua cho biết: “Sự kiện Festival Lúa gạo Việt Nam được tổ chức tại Sóc Trăng đã mang đến cơ hội rất lớn cho những sản phẩm dòng ST cao cấp khác như: ST16, ST19 và ST20. Lợi thế lớn nhất của gạo thơm Sóc Trăng chính là được sản xuất từ những giống lúa không quang cảm, có dạng hình và mùi thơm đặc trưng”. Theo quy hoạch, Sóc Trăng phấn đấu đến năm 2015 đạt 80 ngàn ha và 100 ngàn ha các giống lúa thơm vào năm 2020 tại những vùng sản xuất 2 vụ thuộc các khu vực hơi nhiễm phèn, mặn hoặc vùng tôm - lúa để đảm bảo chất lượng cao nhất. Trong đó, vùng đất của huyện Trần Đề thuộc vào loại tốt nhất, phù hợp nhất để phát triển các giống lúa thơm chất lượng cao.

XUÂN TRƯỜNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang