• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Người dân xã Sông Trầu giàu lên nhờ nấm

Nguồn tin: Đồng Nai, 29/9/2006
Ngày cập nhật: 1/10/2006

Không chỉ đầu tư làm ra nấm Mèo sạch, chất lượng cung cấp cho thị trường và xuất khẩu mà trong những năm trở lại đây, người dâ xã Sông Trầu huyện Trảng Bom còn nghiên cứu sản xuất ra nhiều loại nấm mới có giá trị kinh tế cao, được thị trường nhiều nơi tiêu thụ với số lượng lớn như nấm Linh Chi, nấm Bào Ngư, nấm Sò, nấm Đông Cô, nấm Kim Châm…

* Sản xuất meo nấm: Một nghề không dễ ăn

Trong quy trình làm các loại nấm, meo nấm là một thành phần không thể thiếu để tạo ra các loại nấm khác nhau. chất lượng của nấm tốt hay xấu phụ thuộc hoàn toàn vào meo nấm. Song không phải ai cũng sản xuất ra meo giống chất lượng cao, phù hợp với môi trường. Hiện xã Sông Trầu cũng có khá nhiều hộ dân sản xuất meo nấm có chất lượng. Trong đó phải kể đến hộ chị Đinh Thị Mỹ Dung, hộ anh Nguyễn Văn Thắng, hộ anh Đỗ Đức Bình… Từ những ứng dụng meo nấm cho năng suất và chất lượng cao trong gia đình mà hiện nay nhiều người dân trong vùng và nhiều địa phương khác biết và đến mua giống cũng như học hỏi kinh nghiệm về sản xuất tại gia đình khá đông.

“Để có được “nghề” sản xuất meo nấm là một điều không đơn giản chút nào, nhưng nó cũng không quá khó để những người nông dân như chúng tôi sản xuất meo nấm và nuôi trồng nấm thành công như mong muốn. Tuy nhiên để có được những thành công như mong muốn thì tôi nghĩ rằng ai cũng có những thất bại ban đầu, còn thất bại nhiều hay ít lại phụ thuộc vào quá trình học hỏi, nhiên cứu và ứng dụng của người đó…”, anh Nguyễn Văn Thắng- một chủ trang trại nấm cho chúng tôi biết. Theo nghề nấm 10 năm nay nên kiến thức về nghề nấm đã nằm lòng, hiện tại anh Thắng đang nghiên cứu làm ra những loại nấm thuần chủng theo đúng nghĩa của nó. Anh kể lại, lúc mới bước vào nghề, anh phải mất hơn một năm làm thử nghiệm, trải qua nhiều thành công và thất bại trong việc tạo meo giống, cuối cùng anh Thắng cũng tìm ra bài toán làm kinh tế cho mình. Theo anh, để meo nấm đạt chất lượng chuẩn cần có một công thức nhất định, phải có thao tác nhanh, nhịp nhàng và đúng kỹ thuật trong môi trường tuyệt trùng. Có như vậy meo nấm mới không bị hư, không bị lẫn tạp chất. Bên cạnh đó cần thực hiện phương thức tiết kiệm, sử dụng những vật dụng dễ tìm, rẻ tiền để nhân giống. Để thực hiện phương pháp nhân giống, anh Thắng đã sử dụng chai nước tương thay vì dùng ống nghiệm để tạo phôi.

Qua trao đổi được biết, nguyên liệu chủ yếu để tạo ra meo nấm thường là rơm, rạ, bột bắp, đường mía, Agaz, lúa,… Bên cạnh đó, để phân lập được giống các loại nấm cần chọn những tai nấm giống tốt, không bị bệnh, không non quá, già quá. Cần tẩy trùng mặt ngoài tai nấm, gọt bỏ phần rơm rạ, mùn cưa, lau qua bằng Alcol hoặc dung dịch HgCl2 0,2% rồi rửa lại bằng nước cất. Sau khi hoàn tất, lấy dao chẻ tai nấm ra rồi cắt thành miếng nhỏ cấy vào trong hộp lồng (trong hộp lồng đã pha chế) theo công thức bột bắp 40g, đường mía 20g, Agaz 20g, nước 20g. Khi tơ nấm mọc lan ra khắp mặt hộp ta chọn tơ nấm thực thụ (không lẫn tơ nấm tạp) đem cấy truyền sang ống nghiệm….

Theo chị Đinh Thị Phương Dung, chủ Trang trại nấm Anh Dũng thì cho rằng, để sản xuất meo nấm không phải ai cũng là người làm được, đã có hơn chục người đến học tập kỹ thuật làm meo tại cơ sở chị nhưng chỉ có ba đến bốn người về làm được, còn lại thường cho ra những loại meo không thuần chủng, bị bệnh. Từ đó dẫn đến việc cấy meo vào bịch mùn cưa đã qua thanh trùng không đạt kết quả và dẫn đến chuyện thất bại. Cũng chính vì lẽ đó mà anh Thắng cho rằng, mỗi người dân nếu có nhu cầu trồng nấm thì trước hết cần phải sản xuất được meo nấm vì nếu không sản xuất được meo nấm dễ dẫn đến việc bị động trong khâu theo dõi, chăm sóc và nhằm khi meo giống mua về không đạt chất lượng như mong muốn. Hiện mỗi ngày hai trang trại này cung cấp cho khách hàng 4000 chai meo nấm với giá 1400đ/chai.

* Hiệu quả từ nghề trồng nấm

Nghề trồng nấm Mèo tại xã Sông Trầu đã có gần 15 năm nay và phần đông những người làm nghề này đều xuất phát từ nông dân. Do chăn nuôi trồng trọt luôn gặp những khó khăn nên sau khi học được nghề trồng nấm từ nơi khác, nhiều người dân đã mạnh dạn làm thử nghiệm và kết quả đã hình thành một làng nấm Sông Trầu, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, tạo thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình. Trồng nấm là một nghề không khó lại cho thu nhập ổn định nên việc làm nấm được lan truyền rất nhanh.

Nhiều người dân trong vùng cho rằng anh Đỗ Đức Đình, là một trong những người khởi xướng phong trào trồng nấm ở xã Sông Trầu. Năm 1996, nhân dịp về thăm quê nhà ở Hưng Yên, anh thấy nghề trồng nấm rất phát triển và anh nảy sinh ý định phát triển kinh tế bằng nghề này. Sau khi xác định rõ mục đích làm kinh tế, anh đến xí nghiệp trồng nấm tại Sài Gòn học nghề, về nhà anh tìm hiểu nghiên cứu trên sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Với nguồn vốn ban đầu ngót nghét 20 triệu đồng, anh quyết định thuê đất, thành lập hai trại nấm tại xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom. Với tinh thần làm việc đầy trách nhiệm và thuận lợi về thời tiết nên trong lần trồng thử nghiệm đầu tiên anh đã thu lợi nhuận khá. Sau một vài vụ anh mua hẳn đất và lập thêm trang trại. Tuy nhiên năm 1999, do chưa có kinh nghiệm nên anh đã bị hỏng 5 trại nấm Bào ngư, thiệt hại 25 triệu đồng. Tuy nhiên sau lần thất bại này anh đã tìm ra nguyên nhân căn bệnh và rút kinh nghiệm cho những lần sau. Vào năm 2002 là thời điểm mà sản lượng thu hoạch nấm đạt năng suất cao nhất. Lúc này anh bắt đầu thiết lập đầu mối tiêu thụ cố định. Cho đến nay anh đã có 20 trại nấm, thu lợi bình quân hơn 50 triệu đồng/năm. Trung bình mỗi ngày, cơ sở của anh xuất đi TP. Hồ Chí Minh khoảng 1,5 tấn nấm, chủ yếu là nấm Bào Ngư và nấm Sò. Riêng đối với loại nấm Mèo thì chỉ có gia đình anh làm và xuất khẩu sang Trung Quốc. Vì là loại nấm khô, một năm mới cân một lần theo vụ, vốn quay vòng chậm, nên mọi người ít trồng. Với loại nấm này gia đình anh cũng chỉ làm từ 1 đến 2 trại, xen vụ với các loại nấm khác. Với biện pháp làm kinh tế như vậy, mỗi năm anh thu lợi 70-80 triệu đồng. Không chỉ có thế, từ cơ sở của nhà mình anh đã giải quyết việc làm cho 10 lao động với mức thu nhập từ 800 – 1 triệu đồng/ tháng.

Không chỉ sản xuất meo giống mà phần đông những cơ sở cung cấp meo giống cũng thành lập trại trồng nấm để ứng dụng meo vào cấy trồng và kiếm thêm thu nhập như hộ anh Nguyễn Văn Thắng và hộ chị Đinh Thị Phương Dung là một điển hình. Nhờ cách làm ăn như vậy mà mỗi năm hai hộ này thu lợi cả trăm triệu đồng. Anh Thắng cho rằng, theo kinh nghiệm cho thấy thời điểm trồng nấm đạt năng suất cao nhất là từ tháng 5 đến tháng giêng năm sau, có thể hái được 4 lần/vụ. Thời gian này khí hậu ẩm thấp, cây nấm phát triển mạnh, song cũng dễ bị bệnh nên cần phải theo dõi kỹ. Người trồng nấm phải có kinh nghiệm, phát hiện sâu bệnh sớm, để có biện pháp xử lý kịp thời, ngay lúc nấm chưa chồi mầm, vì khi đã chồi mầm thì không thể phun thuốc được, nấm sẽ bị thối chân và chết.

Yêu nghề và quyết tâm gắn bó với nghề nên những người dân làm nấm tại xã Sông Trầu vẫn luôn mày mò nghiên cứu tìm ra những chủng loại nấm mới, cách phòng ngừa sâu bệnh hiệu qủa để chống lại quy luật tự nhiên. Bên cạnh đó, người dân rất cần sự ủng hộ, giúp đỡ của chính quyền địa phương về nhiều mặt. Nhất là việc thành lập hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ nấm nhằm ổn định đầu ra và giá cả sản phẩm.

Trồng Nấm Linh Chi: Một hướng đi mới của người dân xã Sông Trầu

Linh Chi là một loại nấm quý, có tác dụng “cải lão hoàn đồng”, giúp trẻ hóa tế bào, an thần, giải độc, bảo vệ tế bào gan, giúp khí huyết lưu thông, chữa huyết áp cao, xơ mỡ động mạch, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và đặc biệt là rất tốt cho tim… Nên trong những năm gần đây, một số người dân ở Đồng Nai đã mày mò trồng thử loại nấm quý này.

Xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom là nơi có nghề trồng nấm Mèo khá phát triển hơn 15 năm qua. Theo những con số thống kê chưa đầy đủ cho thấy hiện nay tại xã có hơn 100 hộ trồng nấm và những hộ này không chỉ trồng nấm Mèo mà đã mở rộng ứng dụng sang trồng nhiều loại nấm khác nhau, trong đó có nấm Linh chi. Xác định nghề nấm là nghề sống còn của gia đình nên có nhiều hộ đầu tư với quy mô lớn. Đến nay đã có hàng chục trại trồng nấm đầu tư với quy mô vừa và nhỏ. Theo anh Nguyễn Trọng Hiệp, một chủ trang trại nấm xã Sông Trầu cho biết, để làm một trại trồng nấm Mèo trung bình tốn khoảng 10 triệu đồng. Trại nấm được làm chủ yếu bằng tranh, tre, lá nên khoảng vài ba năm là xuống cấp. Vì vậy, nếu các trại nấm bỏ không mà không được tiếp tục khai thác thì đây là một sự lãng phí rất lớn. Chính nhận thức này đã thúc giục người dân trong vùng đa dạng hoá các chủng loại nấm để giải quyết những vấn đề thuộc về kinh tế mà trong đó có nấm Linh Chi. Với cơ sở vật chất sẵn có cũng như kinh nghiệm nhiều năm trồng nấm Mèo, các hộ trồng nấm ở xã Sông Trầu có rất nhiều thuận lợi khi chuyển sang trồng nấm Linh chi.

Hộ chị Đinh Thị Phương Dung, ở ấp 2 xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom là một trong những hộ dân tiên phong trong việc chuyển từ trồng nấm Mèo sang trồng nấm Linh chi. Theo chị Dung, việc trồng nấm Linh chi cũng không mấy khó khăn, về kỹ thuật cũng không khác nhiều so với trồng nấm Mèo, vì vậy các hộ trước đây đang trồng nấm Mèo đã có sẵn lán trại, lò hấp hoàn toàn có thể chuyển đổi sang trồng nấm Linh chi mà không cần phải đầu tư thêm nhiều vốn. Cũng theo chị Dung cho biết, sau khi trồng thử nghiệm nấm Linh chi, kết quả cho thấy rất khả quan, cây rất đẹp và cho năng suất cao. Chị còn cho biết thêm, một bịch nấm sẽ ra tai 2 lần, tổng thu của cả 2 lần được 30 gram nấm khô; với gia bán hiện nay là 180.000đ/1kg, sau khi trừ đi mọi chi phí, mỗi bịch nấm lời khoảng 2.000đ. Theo tính toán của chị, so với trồng nấm Mèo, trồng nấm Linh chi cho lãi cao hơn nhiều. Song cái khó lớn nhất của nghề trồng nấm Linh chi là sản phẩm nấm khô phải có độ ẩm dưới 13%. Để đạt được độ ẩm này thì nấm phải được sấy ở nhiệt độ 40 – 1500C. Do đó, các hộ trồng nấm phải đầu tư máy sấy. Hiện máy sấy bán trên thị trường với giá rất đắt so với thu nhập của người dân 50-60 triệu đồng một máy. Song, khó khăn này sẽ được giải quyết nếu người dân cùng chung một hướng đi, cùng góp tay vào mua máy sử dụng chung.

Không chỉ có hộ chị Dung mà hộ anh Nguyễn Văn Thắng cũng đưa vào sản xuất thành công nấm Linh Chi. Theo anh Thắng, việc tạo ra meo nấm là khâu khó nhất và điều đó người dân chúng tôi đã làm được nên trong tương lai việc nhân rộng mô hình này không mấy khó khăn và điều chúng tôi lo lắng nhất vẫn là giá cả và một thị trường tiêu thụ ổn định.

Từ thực tế này cho thấy, người dân xã Sông Trầu không ngừng học hỏi tìm ra những hướng đi riêng cho mình nhằm thu lợi cao nhất và duy trì, phát triển được làng nghề trong vùng. Được biết, không chỉ người dân xã Sông Trầu mà nhiều hộ dân huyện Long Khánh đã trồng thử nghiệm thành công loại nấm quý này.

Thu Dung

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang