• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

"Mùa vàng" ở Kinh Môn

Nguồn tin: Nhân Dân, 31/01/2012
Ngày cập nhật: 2/2/2012

Gia đình chị Vũ Thị Lệ ở xã Thái Sơn thu lãi từ mỗi sào hành năm triệu đồng.

Diện tích hành, tỏi chiếm khá lớn trong cơ cấu cây trồng vụ đông ở Hải Dương với 4.500 ha. Trong đó, những cánh đồng hành ở huyện Kinh Môn chiếm 3.000 ha và là vùng chuyên canh cây hành lớn nhất cả nước. Năm nay cây hành tiếp tục được mùa, được giá, người dân Kinh Môn phấn khởi đón nhận thêm một mùa vàng.

Cây hành xóa đói, giảm nghèo

Men theo các triền núi của huyện Kinh Môn, nơi đâu chúng tôi cũng thấy mầu xanh mướt mát của những cánh đồng hành. Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kinh Môn Nguyễn Văn Biên cho biết: Kinh Môn là huyện miền núi nên việc phát triển nông nghiệp gặp không ít khó khăn, nhất là đối với cây trồng vụ đông. Trước kia, diện tích vụ đông của huyện phấn đấu đạt 2.500 ha đã được coi là kỳ tích, nhưng tới nay diện tích vụ đông của huyện đã vượt 3.500 ha, trong đó diện tích trồng hành vượt mốc 3.000 ha. Trồng hành vất vả, nhưng tiêu thụ khá thuận lợi nên diện tích hành mỗi năm một tăng, năm 2000 toàn huyện mới có khoảng 600 - 700 ha hành tập trung ở một vài xã như Hiệp Hòa, Thăng Long, Lạc Long, đến năm 2007, diện tích hành đạt 2.000 ha, và năm nay hơn 3.000 ha, chiếm 85% diện tích vụ đông của huyện.

Tất cả các xã, thị trấn ở Kinh Môn đều mở rộng diện tích trồng hành, trong đó 11 xã có quy mô trồng từ 100 tới gần 400 ha. Nhiều nhất là Hiệp Hòa (gần 400 ha), Lê Ninh (383,3 ha), tiếp đó là các xã Quang Trung, Lạc Long, Thăng Long. Với năng suất 500 - 600 kg/sào, giá bán trung bình 12 - 14 nghìn đồng/kg, thì mỗi sào hành người nông dân thu lãi khoảng 5 triệu đồng. Những hộ có trình độ thâm canh cao, bán hành vào thời điểm được giá có thể thu lãi hơn 10 triệu đồng/sào. Với hơn 3.000 ha hành, ước tính vụ đông này, nông dân trong huyện thu hoạch gần 50 nghìn tấn hành, đạt giá trị sản xuất hơn 500 tỷ đồng. Với hai công thức luân canh chủ yếu: lúa xuân - lúa mùa - hành, lúa xuân - rau hè thu - hành, cây hành chính là cây chủ đạo mang lại giá trị khoảng 150 triệu đồng/ha canh tác.

Hiệp Hòa là nơi có truyền thống thâm canh cây hành từ xa xưa, gần 400 ha đất canh tác trong xã và toàn bộ thùng vũng, ruộng trũng đều được người dân thuê máy hút bùn san lấp để lấy đất trồng hành. Chị Nguyễn Thị Thảo, ở thôn Ðích Sơn cho biết: Bà con trong xã khá giả lên là nhờ giỏi thâm canh cây hành. Hầu hết nhà cửa, tiện nghi sinh hoạt, nuôi con cái ăn học chủ yếu trông vào cây hành. Ở xã vùng sâu, vùng xa như Hiệp Hòa nếu không có vùng chuyên canh cây hành thì người nông dân thoát nghèo cũng khó chứ đừng nghĩ tới làm giàu. Gia đình chị Thảo trồng bảy sào hành, mỗi vụ hành trừ chi phí còn lãi 35 - 40 triệu đồng, khi hành được giá mỗi vụ có thể lãi 60 - 70 triệu đồng.

Chủ tịch UBND xã Lê Ninh Ðỗ Mạnh Hà nói vui nhưng rất thật: Cấy lúa là để no cái bụng, còn cây hành là cây để người dân Lê Ninh dấy lên từ đất. Lê Ninh là xã thuần nông, diện tích đất canh tác có 431 ha. Do đất nhiều nơi nhiễm phèn, không phù hợp nhiều loại cây trồng vụ đông nên trước kia sau khi thu hoạch lúa mùa hầu hết diện tích được cày ải hoặc để hoang hóa, do vậy đời sống của nhân dân trong xã rất khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo thuộc diện cao nhất huyện. Nhận thấy hiệu quả của việc trồng hành từ các xã Hiệp Hòa, Thăng Long, khoảng năm 2004 ban lãnh đạo xã đã tích cực nghiên cứu, học hỏi, thuê các chuyên gia trồng hành ở xã bạn về địa phương truyền đạt kỹ thuật trồng hành, phương thức chăm bón cũng như kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cho bà con. Ðội ngũ cán bộ, đảng viên trong xã đã tiên phong vác cuốc ra đồng, xới đất, lên luống trồng hành. Xã tích cực tuyên truyền, vận động, mở các lớp chuyển giao kỹ thuật cho nông dân nên đã tạo ra phong trào biến đất hoang hóa thành đất trồng hành trong toàn xã. Cán bộ và nhân dân Lê Ninh đã bỏ ra không biết bao nhiêu mồ hôi, công sức và tiền bạc để thau chua, rửa mặn các cánh đồng. Nhiều hộ dân đầu tư hàng chục triệu đồng thuê máy hút bùn, thuê xe chở đất phù sa san lấp thùng vũng, cải tạo đồng ruộng. Ông Nguyễn Trường Thanh, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp cho biết: Năm 2004, diện tích trồng hành ở Lê Ninh mới có 70 - 80 ha, vụ đông năm trước đạt 311 ha và năm nay đạt 383,3 ha, chiếm 89% diện tích canh tác và 95% diện tích vụ đông. Ước tính vụ này xã Lê Ninh thu 4.500 tấn hành, tương ứng hơn 50 tỷ đồng, nếu chia bình quân cho tất cả 2.454 hộ trong xã thì mỗi hộ dân có 20 triệu đồng từ cây hành vụ đông, hiệu quả cao gấp nhiều lần so với cấy lúa. Cây hành ở Lê Ninh trở thành cây kinh tế mũi nhọn góp phần tích cực vào việc cải thiện và nâng cao mức sống nhân dân.

Chị Vũ Thị Lệ ở xã Thái Sơn vừa bán hành tại ruộng với giá 16 nghìn đồng/kg vừa phấn khởi nói: Cây hành thật sự là cây xóa đói, giảm nghèo cho gia đình tôi và nhiều người khác. Mặc dù mới trồng có ba vụ hành nhưng cuộc sống của gia đình chị thay đổi rõ nét, không những thoát khỏi cảnh nghèo, mà còn có tích lũy để xây dựng nhà cửa và đầu tư cho các con học tập. Với bốn sào hành và thời giá hiện nay chị Lệ nhẩm tính sẽ bỏ túi khoảng 20 triệu đồng.

Ðể cây hành phát triển bền vững

Trao đổi ý kiến với chúng tôi, Chủ tịch UBND xã Thượng Quận Nguyễn Ðức Nghĩa không nghĩ rằng diện tích hành của xã nói riêng và huyện Kinh Môn lại tăng nhanh đến vậy. Bất chấp những biến động về giá cả, cung - cầu, dịch bệnh, người nông dân vẫn tin tưởng vào hiệu quả kinh tế mà cây hành mang lại. Tuy nhiên điều đáng lo là việc trồng hành ở Kinh Môn hầu hết là do tự phát, chưa có cơ sở bền vững. Mặc dù hằng năm huyện, xã đều tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng hành, phòng trừ sâu bệnh cho nông dân, nhưng việc trồng hành từ khâu chọn giống cho tới khi thu hoạch chủ yếu vẫn là từ kinh nghiệm và bà con học hỏi nhau là chính. Khi chọn giống, người trồng hành chỉ biết hai loại là hành tím và hành trắng nhưng hành tím được ưa chuộng hơn. Bà con chọn giống hết sức tự nhiên là thấy ruộng nào năng suất cao, củ to đều thì giữ làm giống; kinh nghiệm là chọn những củ to tròn, cổ nhỏ, dọc to, ngắn và cứng. Nhưng lo ngại nhất là vấn đề phòng trừ dịch bệnh. Nguy hại nhất là bệnh thối thân, thối rễ mà bà con gọi là bệnh lươn. Biểu hiện của bệnh lươn là khi cây hành lên cao 10 - 15 cm thì đổ rạp xuống rồi chết. Bệnh chưa có cách điều trị đặc hiệu, ruộng nào nhiễm bệnh coi như mất trắng.

Nhờ cây hành, phần lớn nông dân huyện miền núi Kinh Môn đã thoát khỏi cảnh nghèo và vươn lên làm giàu. Nhiều vụ liên tiếp cây hành luôn được mùa, được giá, song bà con canh cánh nỗi lo bởi đầu ra của cây hành chưa có gì bảo đảm. Về cơ bản, vùng hành Kinh Môn là vùng hàng hóa tự sản, tự tiêu theo biến động của thị trường. Nếu hành được mùa mà bị tư thương ép giá thì thiệt hại của người trồng hành sẽ vô cùng lớn, bởi đầu tư cho mỗi sào hành gần ba triệu đồng. Vì vậy rất cần tỉnh Hải Dương quan tâm, khuyến khích và có cơ chế ưu đãi xây dựng nhà máy chế biến nông sản, bảo đảm bao tiêu 30 - 40% sản lượng hành cho nông dân để cây hành có chỗ đứng vững chắc và tạo động lực phát triển.

Trước hiệu quả kinh tế của cây hành, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã triển khai thực hiện đề tài: Nghiên cứu tổ chức sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ hành hàng hóa chất lượng cao theo hướng VietGAP tại Hải Dương. Ðề tài được thực hiện tại hai xã Thăng Long (Kinh Môn) và Nam Trung (Nam Sách) từ năm 2010 nhằm: đúc rút các bài học kinh nghiệm và đề xuất nhân rộng mô hình cho các vùng trồng hành; xây dựng các mô hình sản xuất hành theo hướng VietGAP; xây dựng các cơ sở sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ hành; xây dựng kênh tiêu thụ an toàn dựa trên mối liên kết chặt chẽ giữa tổ chức nông dân và đối tác tiêu thụ; hình thành và phát triển thương hiệu hành chất lượng cao; giúp chính quyền và nhân dân địa phương áp dụng các biện pháp khoa học, công nghệ xây dựng vùng sản xuất hành hàng hóa gắn quyền lợi giữa người sản xuất với người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Ðề tài bước đầu đã đạt được những thành công. Tuy vậy để tạo chỗ đứng vững chắc cho cây hành đòi hỏi phải có thời gian và sự quan tâm, hỗ trợ, đầu tư thỏa đáng của các cấp, các ngành liên quan trong tỉnh.

NGUYỄN QUỐC VINH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang