• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Trị: Hiệu quả từ mô hình “doanh nghiệp gắn kết với nhà nông” trồng sắn ở vùng Lìa

Nguồn tin: Báo Quảng Trị, 31/01/2012
Ngày cập nhật: 1/2/2012

Trở lại vùng Lìa (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) những ngày này, đi đâu cũng nghe người dân bàn chuyện trồng sắn. Đặc biệt sau khi Công ty TNHH một thành viên Thương mại Quảng Trị tôn vinh và trao thưởng cho các gia đình có thu nhập từ bán sắn trên 100 triệu đồng đã gây ra một hiệu ứng tích cực, tác động mạnh đến sinh hoạt, đời sống của người dân vùng Lìa.

Trước đây, vùng Lìa là vùng thiêng nước độc. Dân cư vùng Lìa chủ yếu là bà con dân tộc Vân kiều, Pa cô sinh sống chiếm 85%, trình độ dân trí chưa cao, do đó người dân còn hạn chế trong tiếp cận sản xuất hàng hóa, chủ yếu phát rẫy làm nương, du canh, du cư. Trong khi diện tích đất đai thì nhiều nhưng bà con bỏ trống hoặc khai thác không có hiệu quả. Năm 2003, vùng Lìa có 53,6% hộ nghèo (bao gồm cả xã Hướng Lộc), Nhà nước đã xếp vùng Lìa vào loại đặc biệt khó khăn, người dân sống nhờ vào giúp đỡ của Nhà nước là chủ yếu. Lúc đó người dân thường nói “trồng lúa rẫy mà ăn sắn”, bởi vì trồng lúa mà vẫn đói nghèo và phải dùng sắn thay cơm.

Để xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người dân, từng bước khắc phục những yếu kém, chính quyền địa phương đã đi tìm lời giải đáp, trồng cây gì, nuôi con gì ở đây cho phù hợp. Nhiều dự án đã đến vùng Lìa để đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu nhưng đều không thành như dự án trồng mía đường, trồng cây cao su, trồng cây ăn quả...

Tập kết sản phẩm vào nhà kho ở nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hóa - Ảnh: PV

Trước thực trạng đó, năm 2004 sau khi tìm hiểu các đặc điểm của vùng Lìa, cùng với việc nghiên cứu thị trường, Công ty TNHH một thành viên Thương mại Quảng Trị đã tìm ra được lời giải cho bài toán khó khăn ở vùng Lìa, đó là liên kết các hộ dân để xây dựng vùng nguyên liệu sắn. Bởi vì với cây sắn, người dân ở đây đã trồng từ lâu đời, là loại cây dễ trồng và dễ chăm sóc, rất thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở vùng Lìa.

Ban đầu, Công ty TNHH một thành viên Thương mại Quảng Trị xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn đồng thời tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân trồng sắn, làm cho người dân thấy rõ lợi ích của việc trồng sắn và triển khai thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về liên kết 4 nhà (Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nông). Cụ thể, Công ty đã cam kết bao tiêu sản phẩm làm ra của bà con với giá có lãi thông qua hợp đồng, đồng thời cung cấp phân bón, cây giống, kỹ thuật trồng cho người dân. Từng bước xây dựng mối quan hệ cùng tồn tại và phát triển giữa Công ty TNHH một thành viên Thương mại Quảng Trị với người dân vùng Lìa.

Từ mô hình liên kết với kết quả bước đầu, diện tích và sản lượng sắn ở vùng Lìa đã tăng lên nhanh chóng qua từng năm. Năm 2004 toàn vùng có 300 ha sắn, đến năm 2011đã tăng lên 4.200 ha; sản lượng thu được năm 2003 là 10 tấn/ha đến năm 2011 là 25 tấn/ha. Sắn nguyên liệu được Công ty TNHH một thành viên Thương mại Quảng Trị tiêu thụ gần 100%. Mỗi năm người dân vùng Lìa đã thu về trên 150 tỷ đồng từ việc bán sắn. Nhờ trồng sắn mà nhiều hộ ở đây đã xóa được đói, giảm được nghèo. Năm 2010, vùng Lìa chỉ còn 33,9% hộ nghèo (theo chuẩn 2006 - 2010).

Không những vậy, cây sắn hiện trở thành cây chủ lực để làm giàu. Bây giờ tìm triệu phú ở vùng Lìa không khó, triệu phú từ trồng sắn lại càng nhiều, đã có gần 100 hộ có thu nhập trên 100 triệu đồng từ cây sắn. Công ty TNHH một thành viên Thương mại Quảng Trị vừa cho ra mắt câu lạc bộ thu nhập trên 100 triệu đồng đối với người trồng sắn và tổ chức cho người sản xuất giỏi đi tham quan học tập ở Thái Lan.

Theo tính toán, việc trồng sắn ở vùng Lìa đã thu hút khoảng 20.000 lao động. Đồng thời cùng với liên kết xây dựng vùng nguyên liệu sắn, hiện nay Công ty TNHH một thành viên Thương mại Quảng Trị còn cung cấp giống bò lai có năng suất, chất lượng cao cho bà con nông dân để họ có thể làm giàu bằng nhiều con đường khác nhau trên quê hương của mình. Đặc biệt Công ty đã nghiên cứu, sản xuất thành công phân bón vi sinh từ xác vỏ củ sắn để cung cấp cho bà con với giá rẻ nhằm mở rộng diện tích trồng sắn và đảm bảo vùng nguyên liệu phát triển bền vững.

Nhờ làm giàu từ cây sắn mà đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân vùng Lìa ngày càng được nâng lên rõ rệt, từ chỗ không có tài sản gì đáng giá nay nhiều nhà mua được tivi, xe máy, sắm điện thoại và có cả internet. Con em đồng bào được học hành tử tế, trình độ dân trí được nâng cao, các tệ nạn xã hội đã giảm. Cơ sở hạ tầng vùng Lìa được cải thiện, nhiều con đường mới được bê tông hóa, đường dây điện đã về đến tận thôn, bản nhà nào cũng có điện thắp sáng. Trường học, trạm xá được xây dựng khang trang đảm bảo bước đầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Thấy rõ hiệu quả của việc liên kết giữa Công ty TNHH một thành viên Thương mại Quảng Trị với các hộ dân vùng Lìa trong lợi ích xây dựng vùng nguyên liệu sắn, đã đưa công tác xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm có kết quả, nhiều hộ dân trong tỉnh và cả một số nông dân ở nước bạn Đông Timo đã đến vùng Lìa để học trồng sắn.

Tuy nhiên, từ thực tiễn một số địa phương để mô hình liên kết “4 nhà” có hiệu quả và phát triển bền vững, trong thời gian tới Công ty TNHH một thành viên Thương mại Quảng Trị và chính quyền địa phương cần phối hợp chặt chẽ trong tăng cường công tác tuyên truyền nhằm vận động nâng cao nhận thức của nhân dân về xây dựng vùng nguyên liệu sắn. Phải làm cho mọi người dân biết được lợi ích của việc trồng sắn là xóa được đói, giảm được nghèo, tạo việc làm, từng bước làm giàu.

Đối với những hộ mới tham gia trồng sắn lần đầu Công ty cần hỗ trợ cho họ vốn đầu tư ban đầu như hỗ trợ khâu làm đất, phân bón, kinh phí thuê nhân công... Hộ có nhu cầu vay vốn thì các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách xem xét, tạo điều kiện thuận lợi cho họ được vay và phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Thương mại Quảng Trị để thu hồi vốn từ tiền bán sắn. Về phía Công ty cũng cần có nguồn quỹ cho các hộ nông dân ứng trước để trồng sắn.

Về phía chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi để Công ty hợp tác với các nhà khoa học nghiên cứu đưa ra các giải pháp tăng sản lượng, chất lượng và giảm giá thành nhờ ứng dụng kỹ thuật canh tác công nghệ cao. Sử dụng nhiều hình thức tập huấn để hướng dẫn kỹ thuật trồng sắn cho nông dân như: tập huấn tại rẫy, đào tạo kỹ thuật cho các nhóm trưởng, phó thôn bản.

Công ty phối hợp với nhà trường dạy thực hành kỹ thuật trồng sắn cho học sinh, vì sau đi học về các em đi làm nương rẫy giúp gia đình, đây là cách làm hiệu quả. Sau cùng, vào mùa thu hoạch, Công ty cần tổ chức làm tăng ca hoặc mở rộng nhà máy, tăng dây chuyền sản xuất, không để sắn ùn tắc làm hư hỏng sản phẩm, tổ chức thu mua tại nhà máy 16 giờ/ngày (6h sáng đến 10h đêm), thành lập các trạm thu mua ở xa nhà máy, nhập tới đâu trả tiền đến đó... tạo điều kiện thuận lợi cho bà con bán hết sản phẩm cho Công ty. Có như vậy, mới tạo ra mô hình liên kết “4 nhà” phát triển bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới thời hội nhập.

NGUYỄN QUỐC THANH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang