• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hải Dương: Nông dân thuê đất làm giàu

Nguồn tin: Báo Hải Dương, 29/01/2012
Ngày cập nhật: 30/1/2012

Đáp lại nỗi vất vả của nhà nông, mỗi độ Tết đến xuân về, cây cà rốt lại ban tặng cho người trồng những mùa vụ bội thu.

Anh Đỗ Văn Khải (thứ nhất bên trái) và 4 người khác ở xã Cẩm Văn (Cẩm Giàng - Hải Dương) thuê 10,8 ha bãi sông Đuống ở xã Đại Lai, huyện Gia Bình (Bắc Ninh) để trồng cà rốt

Họ đi tới đâu, màu xanh của cây cà rốt bao phủ tới đó, từ những bãi bồi ở Nam Sách, Thanh Hà, Chí Linh đến những nơi xa hơn ở tỉnh Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nội… Đáp lại nỗi vất vả của nhà nông, mỗi độ Tết đến xuân về, cây cà rốt lại ban tặng cho người trồng những mùa vụ bội thu.

Do quỹ đất ở địa phương không đủ nhu cầu, hơn 100 hộ dân ở xã Đức Chính và Cẩm Văn (Cẩm Giàng, Hải Dương) đã tìm đến các bãi sông để thuê đất trồng cà rốt vụ đông. Nhiều bãi sông trước kia để hoang hóa hoặc canh tác ít vụ, hiệu quả kinh tế thấp. Người đi thuê đất dừng lại ở đâu, bờ bãi ở đó như có sức sống mới, xanh tươi và trù phú. Những vụ cà rốt, ngô, rau màu cứ nối tiếp nhau sinh sôi, phát triển. Người thuê đất đã đến bãi sông Thái Bình, rồi khi đất bãi của dòng sông này cũng trở nên chật chội, họ lại tới sông Đuống, sông Hồng. Nhiều người thắc mắc tại sao cây cà rốt chỉ “định cư” ở vùng bãi bồi ven sông. Thật đơn giản, vì trồng trên đất phù sa, củ cà rốt sẽ to, đẹp, chất lượng cao hơn trồng trong đồng.

Vắt đất ra tiền

Một ngày mùa đông giữa tháng 12, tôi xuất phát từ xã Cẩm Văn rồi men theo đê sông Thái Bình, hướng tới huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh). Suốt dọc đường khoảng 25 km từ Cẩm Văn tới xã Đại Lai (huyện Gia Bình), đâu cũng thấy màu xanh cà rốt phủ kín bãi sông. Cái màu xanh bình dị ấy đã mang lại sự no ấm, giàu có cho biết bao người. Nhiều bãi bồi trồng cà rốt ở huyện Lương Tài và Gia Bình do người dân Cẩm Văn, Đức Chính thuê đất trồng.

Tôi đi xe xuống một bãi sông ở gần bến đò xã Đại Lai. Trên cánh đồng xanh tươi rộng hơn chục héc-ta, nông dân đang cần mẫn chăm sóc từng luống cà rốt. Anh Đỗ Văn Khải chân đi ủng còn nguyên dấu bùn đất tiếp chúng tôi ở ngoài hiên một căn nhà nhỏ. Anh Khải năm nay 44 tuổi, quê ở thôn Uyên Đức, xã Cẩm Văn. Gắn bó với cây cà rốt từ thuở nhỏ, muốn làm giàu trên quê hương nhưng vì quỹ đất hạn hẹp, anh tính chuyện đi xa để thuê đất. Năm 2007, anh rủ thêm 5 anh em, bạn bè khác cùng tới xã Đại Lai thuê một bãi bồi có diện tích 10,8 ha bên bờ sông Đuống. Tiền thuê đất là 500 nghìn đồng/sào/năm. Chính quyền sở tại đã tạo điều kiện thuận lợi về an ninh, trật tự, hỗ trợ sản xuất cho những người đến thuê đất. Sau khi thuê được đất, anh Khải và những người khác đầu tư 1,3 tỷ đồng để cải tạo hệ thống giao thông, mắc điện, làm hệ thống tưới nước, mua hạt giống gieo trồng…

Trước đây, bãi bồi này cho hiệu quả kinh tế thấp. Cây trồng lại thường xuyên bị sâu, bệnh phá hại. Ngay từ vụ trồng cà rốt đầu tiên, những người đi thuê đất đã thu hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn. Tổng thu nhập từ trồng cà rốt và rau màu khác ở bãi bồi này vào năm 2007 đã đạt khoảng 800 triệu đồng. Chỉ sau 2 năm canh tác, anh Khải đã trả hết vốn vay để đầu tư ban đầu. Cũng như những người khác, anh Khải thường trồng 3 vụ trong năm: cà rốt vụ đông, ngô vụ xuân và rau màu hè thu. Cà rốt vụ đông là nguồn thu nhập chính. Ở vùng đất này, cà rốt sinh trưởng rất thuận lợi, ít bị sâu, bệnh hại, củ to, năng suất cao, mẫu mã đẹp. Vào thời điểm bận rộn, nhiều khi vợ chồng anh Khải phải ở lại đây vài ngày. Những lúc ấy, anh phải thuê thêm người dân địa phương giúp việc làm đất, gieo hạt, thu hoạch. Những ngày bình thường khi công việc không nhiều, anh có thể đi, về nhà trong ngày. Anh Khải cùng những người khác còn thuê hẳn một người địa phương để bảo vệ tài sản, hoa màu mỗi khi về quê.

Nhiều vụ cà rốt, rau màu bội thu đã giúp cuộc sống nhà anh Khải khấm khá hơn. Anh cho biết: “Khi đi thuê đất, tôi xác định phải tích cực thâm canh cây trồng, “vắt” đất để ra tiền. Mỗi vụ cà rốt, tôi lãi khoảng 125 triệu đồng. Đó là chưa kể khoản thu từ hai vụ rau màu nữa trong năm. 4 người khác cùng thuê chung bãi bồi với tôi cũng có thu nhập ở mức ấy”.

Thu hoạch cà rốt vụ đông

Hiệu quả kinh tế cao

Câu chuyện thuê đất làm giàu của anh Khải cũng là nét chung của nhiều hộ dân khác ở xã Cẩm Văn và Đức Chính. Theo ông Nguyễn Văn Mịch, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Cẩm Văn, từ 6 năm trở lại đây, người dân địa phương đi thuê đất bãi sông ở các địa phương trong tỉnh và tỉnh, thành khác ngày càng nhiều. Toàn xã hiện có 30 - 40 hộ dân đi thuê đất với diện tích khoảng 50 ha. Nhiều hộ thuê từ 2 ha đến 3 ha. Những người thuê gần thường đi, về trong ngày, những hộ thuê đất ở xa phải làm nhà tạm để trông coi. "Thuê đất trồng cà rốt mang lại hiệu quả kinh tế cao gần bằng đi xuất khẩu lao động. Nếu một hộ dân thuê 5 - 7 mẫu đất thì mỗi năm cho lợi nhuận 100 - 200 triệu đồng”, ông Mịch cho biết.

So với Cẩm Văn, xã Đức Chính có số hộ thuê đất nhiều hơn. Theo một thống kê gần nhất, toàn xã có 127 hộ dân đi thuê đất ở nhiều nơi trong tỉnh và các tỉnh khác (Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh). Việc thuê đất bắt đầu từ năm 2005 và phát triển mạnh nhất từ năm 2008 trở lại đây. Nhiều gia đình thuê vài héc-ta để trồng cà rốt vụ đông. “Nếu được mùa, một người thuê 5 mẫu trồng cà rốt có thể cho lãi hơn 100 triệu đồng. Đời sống của đa số người đi thuê đất ở mức khá, giàu”, ông Lê Văn Ngấn, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Đức Chính cho biết.

Nhờ có kinh nghiệm sản xuất, vốn đầu tư, nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu thị trường cùng khát vọng làm giàu, những người thuê đất ở Cẩm Văn và Đức Chính đã khai phá, mở mang những vùng đất mới, đưa cây cà rốt đến những miền xa. Và thế là “biên giới” của cây cà rốt không chỉ gói gọn ở vài trăm héc-ta tại địa phương của nó mà đã mở rộng hơn, mang lại nguồn thu nhập quý giá cho người trồng.

Khi số báo Xuân Nhâm Thìn chuẩn bị in thì chúng tôi nhận được thông tin người trồng cà rốt vụ này gặp khó khăn trong việc tiêu thụ và năng suất giảm. Chúng tôi tin những khó khăn đó chỉ là tạm thời, với sự cần cù và năng động, những người nông dân Đức Chính và Cẩm Văn nhất định sẽ tìm được cách vượt qua để tiếp tục làm giàu từ những vùng bãi màu mỡ phù sa.

NINH TUÂN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang