• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hướng mở cho vùng cây ăn trái Lâm Sơn

Nguồn tin: Ninh Thuận, 25/09/2006
Ngày cập nhật: 27/9/2006

Nằm dưới chân đèo Ngoạn mục, xã Lâm Sơn (Ninh Sơn) được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho khí hậu và thổ nhưỡng vô cùng thuận lợi để phát triển trồng trọt. Từ nhiều năm nay, tên hiệu trái cây Sông Pha - Lâm Sơn đã được người tiêu dùng ở tỉnh ta quen thuộc. Trong vòng 10 năm trở lại đây, vùng đất này xuất hiện thêm một số loại trái cây Nam bộ chất lượng như: Sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, bòn bon... Tuy nhiên do không được quy hoạch, vườn cây ăn trái Lâm Sơn chỉ là vườn tạp và giống cây trồng không được chọn lọc kỹ nên hiệu quả kinh tế đem lại chưa cao.

Mảnh đất kỳ diệu

Với diện tích tự nhiên 14.887 ha, Lâm Sơn có 10.887 ha đất rừng, 2.315 ha đất sản xuất nông nghiệp trong đó có 125 ha đất vườn trồng cây ăn trái. Anh Lê Sanh, Chủ tịch UBND xã Lâm Sơn nhận xét: “Vùng đất này không chỉ trồng được trái cây Nam bộ, điều kỳ lạ là kể cả các cây trồng ở vùng cao nguyên như bơ, hồng cũng đã có mặt, thậm chí có hộ còn trồng được cây vải thiều của miền Bắc”. Mảnh đất này kỳ diệu là vậy nhưng cho đến nay thế mạnh trồng trọt cây ăn trái vẫn chưa được địa phương chú ý khai thác đúng mức. Theo ông Trần Văn Ân, cán bộ phụ trách địa chính và kinh tế của xã, cây trái Nam bộ chiếm tỷ lệ 70% các loại cây ăn quả được trồng trong các nhà vườn, chủ yếu là sầu riêng (chiếm tỷ lệ 40%), chôm chôm (20%) và măng cụt (10%). Chưa có thống kê cụ thể về sản lượng thu hoạch hằng năm của các loại cây trên, tuy vậy qua thông tin của nông dân, năng suất bình quân của sầu riêng là 40 tạ/ha/năm, chôm chôm và măng cụt cùng là 50 tạ/ha. Lâm Sơn có tất cả 10 thôn nhưng không phải thôn nào cũng có vườn, thực tế vườn cây ăn trái chỉ tập trung ở 4 thôn: Lâm Hoà, Lâm Bình, Lâm Phú và Lâm Qúy. Khi trò chuyện với các “lão nông tri điền”, tôi ngạc nhiên khi biết những cây sầu riêng đã được trồng đầu tiên ở đây từ hơn 40 năm trước, nhưng mãi đến năm 1995-1996 các giống cây sầu riêng ghép mới đưa về trồng và bắt đầu cho thu hoạch sản phẩm mang tính chất sản xuất hàng hoá chỉ trong khoảng 4-5 năm nay. Đến Lâm Sơn, tôi được nghe tên tuổi của những người làm vườn đạt hiệu quả như: Bà Hồ Thị Hiệt có 10 ha vườn trồng xoài, đào và sầu riêng ở thôn Lâm Hoà, thu hoạch khoảng 80 triệu đồng/năm; ở thôn Lâm Bình có ông Lê Tấn Tạo (có 1,5ha vườn) và ông Lê Tấn Cường (có 2 ha vườn) cũng đã trồng sầu riêng, chôm chôm đem lại nguồn thu nhập đáng kể. Thế nhưng trong vài năm gần đây, người làm vườn ở Lâm Sơn bắt đầu lao đao, có hiện tượng cây không còn cho trái, nhất là năm nay thu hoạch từ vườn thấp hơn hẳn mọi năm.

Bài toán đã có lời giải

Rõ ràng với tình hình vườn cây tự phát, Lâm Sơn cần phải có bước đột phá mới khai thác được tiềm năng thế mạnh của mình. Nhưng đột phá từ khâu nào vẫn còn là một bài toán khó giải. Cho đến giữa tháng 8 vừa qua, lời giải cho bài toán đột phá đã dần hiện ra khi Công ty TNHH đầu tư phát triển Nông công nghiệp Lâm Sơn (gọi tắt là Công ty TNHH Lâm Sơn) được thành lập với mục đích đầu tư cây giống và bao tiêu toàn bộ sản phẩm của nông dân địa phương làm ra. Tại Hội nghị giới thiệu giống cây ăn trái chất lượng cao tổ chức ngay tại xã Lâm Sơn, anh Lê Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Công ty TNHH Lâm Sơn - Trưởng Ban Quản lý các dự án của Công ty tại tỉnh ta đã nói: “Công ty sẽ đồng hành cùng bà con, quyết tâm làm giàu trên mảnh đất của mình, kỳ vọng của chúng tôi là biến Lâm Sơn thành một tiểu vương quốc cây trái Nam bộ của vùng cực Nam Trung bộ”. Hiện nay, bước đầu tiên Công ty hợp đồng với 85 hộ dân canh tác 50 ha vườn thuộc các thôn: Gòn, Tầm Ngân, Lâm Phú và Lâm Qúy. Ông Nguyễn Văn Chánh, cán bộ Hội Nông dân xã và là Trưởng thôn Lâm Phú cho chúng tôi biết: “Trong số diện tích ấy, tập trung nhiều nhất ở Lâm Phú với trên 30 ha. Đây là đất vườn đã được chuyển đổi từ đất màu và đất ruộng kém hiệu quả sang, được nhà nước đầu tư 150 triệu đồng từ nguồn vốn chương trình 661”. Riêng Công ty TNHH Lâm Sơn đang xúc tiến thuê 100 ha đất tại thôn Tầm Ngân để làm cơ sở ương cây giống và làm vườn. Anh Thái Dương Hoài Hiếu, Phó Chủ tịch UBND xã Lâm Sơn hồ hởi nói: “Hướng mở cho vùng chuyên canh cây ăn trái Lâm Sơn đã có, hiệu quả ra sao còn là câu trả lời phía trước nhưng trước mắt đang làm cho nông dân địa phương tin tưởng và hy vọng”. Trong chiến lược phát triển vườn cây ăn trái từ nay đến năm 2010, Lâm Sơn chủ trương tăng thêm diện tích 300 ha đất vườn. Riêng năm nay và năm 2007, vùng đất rẫy trồng mía khoảng 200ha trước đây ở vùng K38, Lập Lá sẽ được quy hoạch thành vườn trồng cây ăn trái. Các giống cây trồng Nam bộ mà Công ty TNHH Lâm Sơn đầu tư cung ứng giống gồm 5 loại: Sầu riêng hạt lép, mít ruột vàng, mít ruột đỏ, dừa xiêm xanh và xoài cao sản Hoà Lộc (vỏ xanh ruột vàng). Hợp đồng cung cấp cây giống với nông dân, Công ty cam kết trách nhiệm tư vấn lựa chọn cây trồng phù hợp theo từng loại đất cụ thể và tư vấn kỹ thuật từ khi trồng cho đến lúc thu hoạch trái. Trao đổi với chúng tôi: “Công ty chỉ bao tiêu sản phẩm từ giống cây mình cung ứng, riêng đối với măng cụt chúng tôi không bao tiêu và cũng không khuyến khích nông dân trồng”.

Một điểm thuận lợi trong việc phát triển vườn cây ăn trái Lâm Sơn là Trung tâm Khuyến nông tỉnh sẽ phối hợp với Công ty TNHH Lâm Sơn trong suốt quá trình chuyển giao cây giống, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho bà con nông dân. Anh Thái Dương Hoài Hiếu khẳng định địa phương rất tin tưởng Công ty Lâm Sơn sẽ gắn bó lâu dài với mình, theo anh sự có mặt của doanh nghiệp này đang thổi vào vùng đất Lâm Sơn một không khí mới. Ngoài sự hỗ trợ của nhà nước, nhà khoa học trong tỉnh, có thể nói tương lai của cây ăn trái Lâm Sơn phụ thuộc vào kỹ thuật và hướng dẫn của nhà doanh nghiệp đang đứng chân trên vùng đất này.

Bạch Thương, Báo Ninh Thuận

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang