• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Kỹ sư về đồng

Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 25/01/2012
Ngày cập nhật: 29/1/2012

Dù mới ra trường hay đã từng trải nghiệm thực tế, nhưng họ đều có một điểm chung là muốn đem những kiến thức, kinh nghiệm có được để giúp cho bà con nông dân làm giàu chính đáng trên mảnh vườn, thửa ruộng của mình.

Kỹ sư về đồng để chuyển giao khoa học, công nghệ, giúp nông dân sản xuất hiệu quả, đồng thời, kỹ sư cũng học hỏi từ những kinh nghiệm thực tế của nông dân để nâng cao trình độ. Điều này giờ đây đã phổ biến ở 60% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Mỗi người mỗi cảnh, nhưng họ đều vượt qua để theo đuổi niềm đam mê của mình.

Từ kinh nghiệm thực tế

Là người có những bước thăng trầm với nghề nuôi trồng, sản xuất con giống thủy sản, kỹ sư Lê Văn Thương, trong một lần về thăm quê tại xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, thấy vùng đất này “nhen nhóm” nghề nuôi thủy sản nước ngọt, liền chấp nhận xa cơ ngơi vững chắc tại TP.Cần Thơ, về quê giúp bà con ương ép cá giống. Con giống cá rô đồng được anh chuyển giao cho bà con đầu tiên, dù lúc đó anh vẫn đang công tác tại… Cần Thơ.

Từ bỏ thu nhập cả chục triệu đồng/tháng từ việc sản xuất và nuôi tôm thương phẩm, tháng 4-2009, kỹ sư Thương tình nguyện vào làm cán bộ kỹ thuật cho xã Vị Thanh với mức lương 500.000 đồng/tháng. Anh Thương tâm sự: “Mình đã có trên 15 năm với nghề thủy sản, từ sản xuất con giống cho đến nuôi thương phẩm. Mình biết con cá rô đầu vuông rồi đây sẽ xuống dốc nhanh chóng, nên đã truyền đạt kỹ thuật ương ép cá lóc giống để cung cho người nuôi trên địa bàn huyện, vì loài thủy sản này đang có nhu cầu rất lớn”.

Ông Năm Hùng (Huỳnh Văn Hùng), ở ấp 7A2, trước đây chuyên nuôi cá bống tượng, nhưng không thành công, khi được kỹ sư Thương hướng dẫn cách ương ép cá lóc giống, bước đầu mang lại hiệu quả. Chỉ với 25 cặp cá lóc bố mẹ cho đẻ, năm nay gia đình ông Năm Hùng đã cung ra thị trường trên 200.000 con giống, lợi nhuận gần 50 triệu đồng. Ông Năm Hùng bày tỏ: “Bây giờ không phải ra tới huyện mới có kỹ sư, trong quá trình sản xuất, nếu có vấn đề trở ngại thì có cán bộ kỹ thuật chuyên ngành ở xã đến giúp đỡ nên không còn gặp vướng mắc”. Với sự hỗ trợ về kỹ thuật của kỹ sư Thương cộng với sự chịu khó của gia đình, ông Năm Hùng đang tính mở rộng thêm diện tích và tăng thêm sản lượng ương ép cá giống lên gấp đôi, gấp ba lần so với hiện tại. Kỹ sư Thương tâm sự: “Dù bước đầu chỉ có một hộ làm cá giống, nhưng tới đây sẽ hướng dẫn kỹ thuật này cho nhiều người trong CLB Thủy sản ấp 7A2, vì đây là loài thủy sản có tiềm năng, không chỉ đầu ra của cá giống thuận lợi, mà cá thương phẩm cũng hút hàng vì có thể làm khô, hoặc làm chà bông xuất khẩu”.

Đột phá sản xuất lúa giống

Trên cánh đồng lúa vàng óng ả, trĩu hạt ở ấp Long Bình 1, xã Long Phú, huyện Long Mỹ, kỹ sư Huỳnh Tuấn Anh đang xắn quần lội ruộng, kiểm tra tỷ lệ hạt chắc của những mẫu lúa giống. Dù mới ra trường, về công tác ở xã Long Phú hơn một năm nay, nhưng anh rất nhiệt tình, luôn theo sát bà con trồng lúa, đặc biệt là các HTX, CLB sản xuất lúa giống. Tuấn Anh khoe: Bây giờ ở xã Long Phú đã cơ bản đủ lúa giống để sản xuất cho vụ lúa Đông xuân - vụ lúa chính trong năm. Năng suất lúa Đông xuân vụ rồi đã đạt 7 tấn/ha, thậm chí có hộ đạt 10 tấn/ha, nhiều người trồng lúa đã trở nên khá giả vì trúng mùa, trúng giá, tất cả nhờ làm tốt từ khâu lúa giống.

Anh Nguyễn Công Trứ, Chủ nhiệm HTX lúa giống 26-3 ở xã Long Phú cho hay, 26 thành viên trong HTX bây giờ không còn hộ nghèo, tất cả đã vươn lên khá giả, có hộ thu nhập trên 100 triệu đồng/năm từ cây lúa. Nông dân Lê Quang Hạnh, ở ấp Long Bình 1, trước đây chỉ làm lúa thường, nhưng những năm gần đây bắt đầu tham gia sản xuất lúa giống và lúa chất lượng cao. Ông Hạnh cũng như nhiều nông dân ở đây đều nhận ra rằng, chỉ có đột phá trong khâu giống là con đường nhanh nhất dẫn đến tăng năng suất và chất lượng. Từ đó, ngoài khâu chuẩn bị nguồn giống đạt chất lượng phục vụ cho gia đình, ông còn tính đến chuyện cung ứng lúa giống đạt chuẩn cho các hộ trồng lúa trong ấp.

Với mục đích là làm sao giúp cho nông dân thu được nhiều lợi nhuận, xứng đáng với công sức của họ bỏ ra, các kỹ sư nông nghiệp đã giúp cho nông dân tự sản xuất các loại cây, con giống, nhất là lúa giống để sản phẩm làm ra đảm bảo chất lượng. Kỹ sư Lê Văn Đời, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang cho rằng, đã đến lúc phải giúp nông dân thay đổi tập quán cũ, điều kiện canh tác, ứng dụng khoa học kỹ thuật. Để làm được điều này, phải cầm tay chỉ việc và phải chứng minh được hiệu quả kinh tế với nông dân. Phải cùng làm với nông dân, cho bà con mắt thấy, tai nghe thì họ mới tin và làm theo. Với một tỉnh có thế mạnh về cây lúa, chủ trương của ngành là phải thực hiện đồng bộ cơ giới hóa trong thu hoạch để giảm hao hụt và sử dụng giống lúa xác nhận để đảm bảo chất lượng lúa gạo. Nếu sản xuất lúa đúng quy trình kỹ thuật sẽ giúp nông dân giảm được giống, phân bón, thuốc BVTV, hạn chế việc ô nhiễm môi trường, sản phẩm nông sản làm ra đạt chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu.

Kỹ sư mía “bất đắc dĩ”

Mía được xem là một cây trồng thế mạnh của tỉnh, nhưng để có một kỹ sư chuyên ngành mía đường về phục vụ tại địa phương để giúp bà con trồng mía là một vấn đề nan giải. Nhìn cánh đồng mía tươi tốt được trồng bằng giống mía mới ở xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, anh Bùi Văn Nhất “bật mí”: “Nhờ công sức của kỹ sư trẻ Nguyễn Thị Bích Thuận đấy”.

Điều ngạc nhiên là kỹ sư Nguyễn Thị Bích Thuận dù không học chuyên ngành mía đường hay nông học, nhưng lại thuộc nằm lòng đặc tính sinh trưởng của từng loại giống mía QĐ13, ROC 22, K88, K92, dòng Lai Mỹ… Bích Thuận cho biết, tuy học chuyên ngành thủy sản, nhưng về công tác tại địa phương không có thế mạnh thủy sản nước ngọt, đến khi tiếp cận với cây lúa, cây mía lâu ngày cũng quen dần. Bây giờ, các loại dịch bệnh trên lúa, mía, Thuận đều nhận biết được.

Người kỹ sư trẻ này đang ấp ủ kế hoạch giúp bà con chủ động được nguồn hom mía giống tốt để nâng cao năng suất và chữ đường. Tại Tân Long, hiện nay, bà con nông dân đã chuyển qua trồng các giống mía mới. Nhờ đó, năng suất mía năm 2011 đạt bình quân từ 120-130 tấn/ha, tăng 10-20 tấn so với năm trước. Ông Tám Hớn (Võ Văn Hớn), có 1ha mía trồng bằng các giống mía mới như K88, K92, QĐ13… cho năng suất trên 200 tấn/ha, lợi nhuận trên 100 triệu đồng/năm từ cây mía. Dù tất bật công việc của những ngày cuối năm, nhưng ông Tám Hớn vẫn ráo riết hoàn tất các thủ tục để chuẩn bị thành lập HTX trồng mía tại địa phương, giúp bà con trồng mía thuận lợi trong bao tiêu, chuyển giao kỹ thuật mà nhất là tạo cho người trồng mía làm quen với hình thức làm ăn liên kết…

HOÀI THU

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang