• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cưu mang hạt lúa đồng bằng

Nguồn tin: Báo Vĩnh Long, 25/01/2012
Ngày cập nhật: 28/1/2012

Có một nơi mà mọi người chỉ quan tâm đến một điều duy nhất: hạt lúa! Ở đây, hạt lúa được phân tích tới từng chi tiết, từng góc độ nhỏ nhất, từ phôi tới mầm, từ hạt tới lá, từ thân tới rễ. Mỗi giống lúa mới đều có “ngày tháng năm sinh”, được đặt tên tuổi. Bởi từ đây, mỗi hạt lúa đều mang theo một niềm hy vọng.

Đó chính là Viện Lúa ĐBSCL.

Viện Lúa, nơi cưu mang hạt giống từ những ngày đầu tiên…

Vùng châu thổ Cửu Long ngọt ngào phù sa bồi đắp, mưa thuận gió hòa, chỉ cầm “quăng” hạt giống xuống đất là nảy mầm. Nhưng hơn 30 năm trước, người đồng bằng luôn đói, nồi cơm không độn khoai lang cũng độn khoai mì. Chuyện ấy, giờ đã là “thời xa vắng”.

Dẫn đường cho hạt lúa đồng bằng

Nhìn lại chặng đường đi của hạt lúa đồng bằng, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, Tiến sĩ Lê Văn Bảnh không khỏi tự hào: Từ con số chỉ 4,2 triệu tấn lúa/năm, người dân đói ăn, dần đến đủ ăn, rồi đóng góp vào an ninh lương thực quốc gia, đến xuất khẩu gạo và trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới, cung ứng khoảng 25% nhu cầu gạo của thế giới; cây lúa ĐBSCL đã có những bước tiến rất dài. Mà theo các chuyên gia nông nghiệp, một trong ba tác nhân dẫn đến sự tăng vọt về sản xuất lúa ở ĐBSCL là cuộc “cách mạng xanh” về giống.

Và chắc chắn, trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của Viện Lúa ĐBSCL. Chẳng hạn, cách đây hơn 2 thập kỷ, để thực hiện chương trình 1 triệu hecta lúa chất lượng cao xuất khẩu, Tiến sĩ Bùi Chí Bửu- nguyên Viện trưởng Viện Lúa đã mạnh dạn cùng đồng nghiệp đề xuất thử nghiệm giống lúa mới OM. Với 2% ban đầu, sau 5 năm, đã mở rộng lên tới hơn 30% diện tích toàn vùng. Thành công này thật sự là bước đột phá, để giờ đây, nói đến ĐBSCL là phải nói tới vựa lúa của cả nước.

… Đến thực nghiệm trong nhà lưới

Còn nhớ, hơn 30 năm trước, từ cây lúa mùa một năm một vụ, Viện Lúa quốc tế IRRI bắt đầu chuyển giao giống lúa IR cho ĐBSCL với tên gọi được “Việt hóa” là Thần nông 5, Thần nông 8 mà theo Tiến sĩ Lê Văn Bảnh thì có ưu điểm năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, nhưng hạt lúa không ngon, gạo nấu cơm nhão, để bị thiu.

Để phục vụ cho công tác nghiên cứu, ngân hàng gien của Viện đang lưu trữ 20.000 dòng giống để làm nguồn vật liệu. Trong đó, có khoảng 3.000 giống lúa cổ truyền. Đây là nguồn tài nguyên không chỉ có giá trị rất lớn đối với ngành khoa học lúa gạo Việt Nam mà còn cả thế giới. Trên cơ sở đó, Viện Lúa bắt tay vào tuyển chọn giống, rồi khu vực hóa theo từng vùng đất phèn, gò hay mặn. Sau hơn mười năm, đến 1990, coi như công tác lai tạo giống thành công. Để hôm nay, đánh giá lại những gì Viện đạt được, Tiến sĩ Bảnh cho rằng:

1.Đã tuyển chọn được giống lúa ngắn ngày, năng suất cao nhưng chất lượng hạt được cải tạo rất tốt. Không chỉ ngon cơm, mà còn có mùi thơm. (Điển hình như giống OM4900, hạt gạo dài, trắng, thơm, đủ sức cạnh tranh với giống lúa Pathum Thani nổi tiếng nhất của Thái Lan hiện nay).

2.Giống phù hợp với nhiều vùng sinh thái, năng suất cao gấp 4-5 lần (từ 1,5 - 2 tấn/ha lên 6- 8 tấn/ha, cá biệt 10 tấn/ha). Nếu lúa mùa quang kỳ ngày ngắn, đêm dài mới có thể trổ bông được; thì lúa OM cứ tới ngày là trổ - chín. Đặc biệt, Viện còn nghiên cứu thành công giống lúa “cực sớm” OMCS. Nhờ có giống lúa này, người dân ĐBSCL không những đã chủ động né lũ, tránh mặn, mà còn có thể tăng 2 - 3 vụ/năm.

3.Đặc biệt, Viện đã nghiên cứu thành công giống lúa kháng rầy. Nên kể từ trận cháy rầy dữ dội của giống thần nông IR7, IR8, IR36 vào năm 1978, đến nay, ĐBSCL đã hạn chế dịch rầy đến mức thấp nhất.

4.Một thành công lớn nữa là, giống OM đã “chiếm áp đảo”. Hiện, tại trên 80% nông dân ĐBSCL làm lúa mang tên “OM” - là tên của Viện Lúa vốn nằm tại huyện Ô Môn, TP Cần Thơ. Trong 10 giống lúa được trồng phổ biến cả nước, đã có 5 giống OM. Có 150 giống được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống cấp quốc gia.

Viện Lúa cũng đã “dẫn đường” cho hạt giống OM đi xa hơn. Tiến sĩ Lê Văn Bảnh cười rất tươi: “Giống lúa OM có mặt cả ở miền Trung, miền Bắc với diện tích lớn. Đã xuất ngoại sang các vùng Nam Á, Campuchia, Myanmar. Thậm chí, qua tới… Châu Phi theo đường “xách tay” của Thầy Xuân”. Đó là chương trình chuyển giao công nghệ trồng lúa của Giáo sư Tiến sĩ Võ Tòng Xuân tại Châu Phi, mà Viện Lúa cũng đang cho chuyên gia tham gia giảng dạy.

Chỉ yêu thôi- vẫn chưa đủ

Không chỉ lo giống nâng cao năng suất, chống chịu sâu bệnh, Viện Lúa ĐBSCL luôn có những bước chuyển phù hợp theo từng giai đoạn của thị trường lúa gạo trong nước và thế giới. Mà trong đó, luôn chú trọng nâng cao chất lượng hạt gạo. Chẳng hạn, trước đây, theo PGS TS Nguyễn Thị Lang, Trưởng Bộ môn Di truyền giống của Viện: Để chuẩn bị hội nhập WTO, từ năm 2000, bộ môn đã bắt đầu nghiên cứu nâng cao phẩm chất hạt gạo.

Đem đến ấm no, hạnh phúc cho người nông dân.

Hạt lúa đồng bằng hôm nay được xây dựng nên từ công lao của biết bao nhiêu người, qua bao thế hệ. Để hôm nay, TS Bảnh tự hào: “Về công tác nghiên cứu giống lúa, Viện không thua kém bất cứ đâu, kể cả IRRI. Còn công tác nhân giống, nông dân mình trình độ cao hơn hẳn các nước trong khu vực. Tỷ lệ sử dụng giống xác nhận 30-35% cũng cao gấp đôi bình quân khu vực”.

Trong khi đó, đầu tư cho khoa học vẫn chưa cao. Đối với Viện, mỗi năm cũng chỉ có thể đầu tư nghiên cứu 1-2 triệu USD (Thái Lan đầu tư hàng chục triệu USD). Lương thưởng người làm nghiên cứu vẫn chưa thỏa đáng. Để tạo thêm thu nhập cho cán bộ, Viện phải “linh động cơ chế” thêm chút nào hay chút đó. Trong khi đó, cán bộ của Viện với “thâm niên cây lúa” luôn được các doanh nghiệp “mời chào niềm nở”. Trong khi đó, thành tựu về giống “cho không” nông dân đã đành, nhưng các doanh nghiệp cũng đã và đang được “cho không”. Nói như TS Lê Văn Bảnh, nếu chỉ tính mỗi năm các doanh nghiệp xuất khẩu 5 triệu tấn gạo, mà “dành trong đó chỉ 1USD/tấn cho nghiên cứu khoa học, thì đã có thêm 5 triệu USD/năm cho những khoa học về cây lúa”.

Nhưng tất cả chỉ là một con số không tròn trĩnh đối với những người dày công làm ra hạt lúa giống năng suất cao, ngắn ngày, ngon cơm, thơm gạo và nói đơn giản theo kiểu các doanh nghiệp xuất khẩu là “đạt tiêu chuẩn xuất khẩu”. Không có gì cho các ngành khoa học trong phần lợi nhuận từ doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Thậm chí, cả các doanh nghiệp kinh doanh lúa giống ngay trên “bản quyền OM” cũng… ngoảnh mặt làm ngơ. Mà theo TS Bảnh “mình chưa có văn bản pháp lý nào, chưa hề lấy được đồng tác quyền nào”.

Mang nặng suy tư này, chúng tôi rời khỏi Viện. Ở một góc độ nào đó, là sự công bằng, là “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây” mà chúng ta đang nói mỗi ngày, nhưng vẫn chưa thực hiện- ở đây! Còn TS Bảnh thì chỉ nói một cách đơn giản: nếu có tiền, chúng tôi sẽ có thể đầu tư nhiều hơn cho nghiên cứu, đào tạo. Tránh được sự chảy máu chất xám!

Năm 2011, mặc dù thiên tai bất thường nhưng Việt Nam vẫn xuất khẩu gạo cao nhất từ trước đến nay, khoảng 7,5 triệu tấn, ước đạt 3,7 tỷ USD.

THÁI BÌNH– LÝ AN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang