• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Người nuôi hươu ở Nà Cù

Nguồn tin: VOV, 21/09/2006
Ngày cập nhật: 25/9/2006

Năm 1995, giá hươu giống từ 30 triệu một con hươu trưởng thành xuống còn 200 ngàn đồng một con. Ông tưởng cơ nghiệp của mình “tan thành mây khói”…

Phủ Thông, Đèo Giàng là những địa danh lịch sử mà tôi mới chỉ được biết qua những bài thơ của nhà thơ Tố Hữu. Thật may mắn trong chuyến đi về chiến khu Việt Bắc lần này, tôi được các đồng chí cựu chiến binh đưa đi thăm khu di tích đồn Phủ Thông, một địa danh lịch sử ghi lại chiến thắng của quân đội ta trong trận công kích đồn giặc Pháp, thắp nén hương tưởng niệm những anh hùng đã hy sinh cho Tổ Quốc. Tôi ngước nhìn hai hàng cây báng súng năm xưa nay đang nở những chùm hoa trắng; được thăm nơi Bác Hồ làm việc trong thời kháng chiến chín năm và giờ đây những lời căn dặn của Bác vẫn còn khắc ghi trên đồi Phủ Thông:

“Không có việc gì khó. Chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển. Quyết chí ắt làm nên”.

Đã hơn 50 năm trôi qua, cảnh vật và con người ở đây đã có nhiều đổi khác. Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước với bà con đồng bào các dân tộc thiểu số, nhiều công trình “điện, đường, trường, trạm” được xây dựng, cho nên cuộc sống và trình độ dân trí của người dân nơi đây được cải thiện rõ rệt. Những cánh đồng “30 triệu” do các đoàn thể nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh phát động đã được các hội viên hưởng ứng rầm rộ đang lên xanh ngắt một màu.

Cẩm Giàng là một xã điển hình trong công tác xoá đói, giảm nghèo của huyện Bạch Thông. Nhiều mô hình làm kinh tế cho thu nhập cao đã được bà con áp dụng ví như mô hình nuôi bò nhốt, nuôi lợn hướng nạc, nuôi hươu lấy nhung, nuôi cá, trồng cây ăn quả… Đồng chí Lê Đa Sĩ, Trưởng Ban Tuyên giáo Hội Cựu chiến binh tỉnh Bắc Kạn dẫn tôi đến một số hộ nông dân làm kinh tế giỏi của huyện. Xe đỗ bên đường, chúng tôi leo lên sườn dốc đến nhà ông Nông Văn Đồng, người dân tộc Tày, hội viên cựu chiến binh thôn Nà Cù, một gia đình có kinh tế khá giả nhờ nuôi hươu lấy nhung. Chính nhờ đàn hươu này mà ông đã có thêm điều kiện đầu tư vào nhiều hướng làm kinh tế khác như: mua máy ép để sản xuất gạch, đào ao thả cá… Ông kể cho tôi về câu chuyện làm kinh tế của gia đình mình: Trước những năm 90 hoàn cảnh gia đình gặp rất nhiều khó khăn, tôi tìm tòi cách làm ăn mới đưa lại hiệu quả kinh tế góp phần giảm bớt khó khăn cho gia đình, cũng như bản thân. Trong giai đoạn này có phong trào nuôi hươu trong Nghệ An cho nên tôi đã học tập kinh nghiệm này. Đây là nhu cầu của tôi, đồng thời là hướng của tỉnh và huyện muốn đưa vật nuôi có hiệu quả kinh tế từ miền Trung lên miền núi, xem liệu ở địa phương mình có thể nuôi được không và vật nuôi có thích hợp với môi trường, khí hậu, thời tiết của miền núi hay không? Thì tôi đăng ký với huyện cho tôi nuôi khảo nghiệm. Tháng 06/1994 tôi vào Nghệ An tham quan học tập và mua 3 con hươu cái con hết 40 triệu đồng đem về nuôi…

Ban đầu ông đem hươu về nuôi cũng gian nan lắm. Vì mới bắt tay vào nuôi thử cho nên gặp nhiều bỡ ngỡ: Từ khâu chăm sóc hươu con và phòng bệnh cho chúng đến việc khắc phục thời tiết, khí hậu ở đây. Đặc biệt năm 1995, khi ông mới nuôi thử được một năm thì giá hươu giống từ 30 triệu một con hươu trưởng thành xuống còn 200 ngàn đồng một con. Ông tưởng cơ nghiệp của mình “tan thành mây khói”, khi nhiều người nuôi hươu thất vọng thả chúng vào rừng. Nhưng bản chất kiên trì của người lính đã giúp ông đứng vững. Ông nói: “Nếu mình bỏ dở thì số tiền lớn vay làm kinh tế sẽ không còn, mà gia đình lại lâm vào cảnh nợ nần. May thay đến năm 1997, con hươu trở lại đúng cái giá của nó và lúc này hươu của tôi đã trưởng thành và còn đẻ được 5 con nữa. Cho đến năm 1998, tôi đã thu hồi đủ vốn vay mượn, trang trải tất cả nợ nần và tiếp tục đầu tư vào phát triển kinh tế có hiệu quả”.

Từ đó, gia đình ông thu hoạch bằng sản lượng nhung. Năm 2003 gia đình ông có 12 con hươu thì có 10 con đực, mỗi con bình quân cho 7 lạng nhung, mỗi lạng 500 ngàn tính ra 1 năm thu được 35 triệu. So với các loại như nuôi trâu, bò thì thấy nuôi con hươu có hiệu quả kinh tế mà góp phần xoá đói, giảm nghèo, nâng cao được đời sống gia đình. Gia đình ông tập trung nuôi hươu, và thả thêm cá. Diện tích ao nuôi cá của gia đình ông là 5.000 m2, ao xa nhà nuôi cá trắm, trôi mè, chép, rô phi, ở gần nhà nuôi rô phi, cá tra và basa. Ông cho biết: “Hiệu quả 1 năm gia đình tôi thu về 10 đến 12 triệu đồng tiền cá. Tôi rất cảm ơn tổ chức hội cựu chiến binh đã giúp đỡ tôi”./.

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang