• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cao Bằng: Ngút ngàn rừng trúc mùa xuân

Nguồn tin: Báo Cao Bằng, 23/01/2012
Ngày cập nhật: 27/1/2012

Cao Bằng là một tỉnh miền núi có điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp cho phát triển kinh tế rừng. Toàn tỉnh có 464.159 ha đất lâm nghiệp, chiếm 69% diện tích đất tự nhiên. Nhiều xã thuộc các huyện Nguyên Bình, Bảo Lạc..., bà con đã khai thác lợi thế về đất rừng để mở rộng diện tích trồng, cây trúc mang lại nguồn lợi cao, tăng thu nhập, giúp xoá đói giảm nghèo một cách bền vững.

Để khai thác hiệu quả tiềm năng về đất rừng và giá trị kinh tế mà cây trúc mang lại, năm 1994, tỉnh ta đã đầu tư dây chuyền sản xuất chế biến trúc, làm ra nhiều sản phẩm, như: bàn, ghế, chiếu, mành trúc..., phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, việc phát triển mở rộng diện tích trồng trúc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm từ trúc gặp nhiều khó khăn, bởi nó còn bó hẹp ở những hộ đã có trúc từ trước, người dân chưa đánh giá đúng giá trị kinh tế của của cây trúc đem lại. Hơn thế nữa, bà con vẫn trồng theo lối cổ truyền, chưa áp dụng kiến thức khoa học để trồng trúc..., Phải đến năm 2002 khi tỉnh triển khai Dự án Phát triển cây trúc sào, người dân mới hưởng ứng làm theo. Dự án do Công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến trúc tre xuất khẩu làm chủ đầu tư được triển khai thực hiện tại 4 huyện: Nguyên Bình, Bảo Lạc, Hoà An, Thông Nông. Trồng trúc theo dự án, người dân tự khai thác giống được Nhà nước hỗ trợ 80% số tiền giống và được trả công trồng và chăm sóc. Do đó, trong 6 năm (2002 - 2007), các huyện tham gia dự án đã trồng mới được 1.325 ha, trong đó, Bảo Lạc trồng được 685 ha, Nguyên Bình 383 ha, Hoà An 195 ha, Thông Nông 62 ha. Thấy diện tích trúc cho khai thác mỗi năm một tăng và ngày càng cung cấp nhiều nguyên liệu cho sản xuất phát triển, để giảm chi phí vận chuyển và tạo điều kiện thuận lợi cho người trồng trúc, Công ty đã đầu tư phân xưởng chế biến công suất 12 tấn nguyên liệu/ ngày vào sản xuất tại Bản Ngà, xã Huy Giáp (Bảo Lạc), tạo việc làm cho hơn 60 lao động, trong đó có 20 người của địa phương. Ngoài thúc đẩy sản xuất phát triển, nguyên liệu được đáp ứng tại chỗ, người dân có thêm việc làm, tăng thu nhập, cơ sở chế biến này còn góp phần làm cho người dân địa phương thay đổi nếp nghĩ, cách làm và ngày càng gắn bó với việc phát triển kinh tế rừng, tạo đà phát triển sự nghiệp giáo dục, nâng cao dân trí.

Theo Công ty, hiện nay một cây trúc to tại nhà máy có giá trên 70 nghìn đồng; loại trung bình 30 - 40 nghìn đồng, trúc “cần câu” có giá trên 2 nghìn đồng/cây. Từ nguồn lợi kinh tế cây trúc, nhiều hộ đã tận dụng đất đai, nơi có điều kiện để trồng trúc. Một số hộ còn mạnh dạn chuyển đổi một phần diện tích năng canh tác suất thấp sang trồng trúc... Ngày nay, vào các bản làng: Nà Nọi, xã Lang Môn hay đến Lũng Nọi, Lũng Báng, Lũng Luông, xã Vũ Nông (Nguyên Bình)..., sẽ tận mắt thấy hàng trăm, hàng nghìn hộ dân ở vùng núi cao, hẻo lánh xoá được đói, giảm được nghèo từ cây trúc. Nhiều hộ, như: Bàn Mùi Chẹ, Triệu Vần Châu, Triệu Dào Phâu, Phùng Sùn Phụng (xã Vũ Nông); Quầy Lẩy (xã Ca Thành), huyện Nguyên Bình..., mỗi năm bán trúc thu về hàng chục, hàng trăm triệu đồng, mua sắm đủ tiện nghi, vật dụng phục vụ cuộc sống.

Vùng trúc sào toàn tỉnh hiện có 3.200 ha, sản lượng khai thác mỗi năm khoảng 5 triệu cây. Trong 5 năm (2006 - 2010) sản xuất được 880.981 tấm chiếu trúc, trong đó xuất khẩu 361.313 tấn, thu về 993,035 nghìn USD, và từ nhiều năm nay trúc sào đã trở thành cây xóa đói, giảm nghèo của người nông dân. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII tiếp tục khẳng định trúc là cây trồng mũi nhọn của tỉnh để phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, giai đoạn 2011 - 2015 với mục tiêu đến năm 2015 phát triển vùng trúc sào 3.000 ha với sản lượng khai thác hằng năm đạt 10 triệu cây. Cây trúc có cơ hội phát triển. Tuy nhiên, việc triển khai Dự án trúc tại các địa phương còn gặp không ít khó khăn. Chủ tịch UBND huyện Nguyên Bình - Bế Xuân Tiến chia sẻ: Là một trong 3 địa phương được tỉnh giao chỉ tiêu lớn (350/500 ha) về phát triển cây trúc (giai đoạn 2011- 2015), huyện đã tiến hành rà soát lại toàn bộ diện tích trúc, nguồn giống, đất đai của từng xã để xây dựng kế hoạch trồng mới hằng năm. Phó Chủ tịch UBND xã Vũ Nông Lý Phụ Nình cho rằng, đối với bà con, hiện nay khó nhất vẫn là giống. Nếu huyện có giống cấp cho dân trồng thì xã chắc sẽ sớm hoàn thành chỉ tiêu được giao.

Tạm biệt bà con Nguyên Bình một ngày cuối đông, trở về trong tôi vẫn tràn ngập, đầy ắp một màu xanh ngút ngàn của những cánh rừng trúc ven đường. Trong lòng hằng mong mai đây dưới bàn tay vun trồng của bà con, những rừng trúc bạt ngàn tít tắp kia sẽ mang mùa xuân ấm no về với vùng cao, cùng bà con người Dao, người Mông xây dựng nông thôn mới.

Xuân Lợi

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang