• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Câu chuyện bốn nhà

Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 19/01/2012
Ngày cập nhật: 26/1/2012

Bước vào tuổi 40, cái tuổi mà người xưa nói “Tứ thập nhi bất hoặc”, anh Chánh mới thấy được lối ra cho cây lúa, hạt gạo trên quê hương Hòa Lời, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng. Anh nói chân chất: “Nhờ kỹ sư Cua (Hồ Quang Cua) thương nên làm mai hợp tác xã (HTX) với Công ty Gentraco, giờ nông dân ở đây bắt đầu khấm khá lên”! Anh Mai Văn Chánh, Chủ nhiệm HXT lúa - tôm Hòa Lời, nói đơn giản nhưng sự “kết duyên” giữa HTX Hòa Lời với Gentraco là một điển hình sinh động cho câu chuyện “liên kết bốn nhà”!

Kỹ sư Hồ Quang Cua (người đội nón) cùng nông dân thăm đồng lúa ở Sóc Trăng.

Nhật ký nông dân trồng lúa !

Festival Lúa gạo Việt Nam lần II tổ chức tại Sóc Trăng kết thúc, cũng là lúc gió chướng ập về. Quên đi những “ánh hào quang” thoảng qua khi được các “nhà đài” phỏng vấn liên tục ở Festival Lúa gạo, anh Chánh với những “chiến hữu” trang tuổi trong Ban chủ nhiệm HTX như Hai Quang, Ba Tú lui cui trên đồng ruộng chăm sóc lúa Đông xuân bước vào tuổi “dậy thì”. Và “người bạn” thân quen đã theo họ trong suốt gần 3 năm qua là quyển nhật ký trồng lúa. Anh Chánh lật cho tôi xem quyển nhật ký trồng lúa chi chít ngày và công việc cải tạo đất, mua giống, xuống giống, phân, liều lượng… Anh nói khá nghiêm chỉnh: “Đó là công việc quen thuộc của nông dân ở đây phải làm để ruộng lúa ở HTX được công nhận đạt tiêu chuẩn Global GAP”.

Công việc này những xã viên ở HTX Hòa Lời làm đã tròm trèm 3 năm, họ phải ghi cả khi thu hoạch, năng suất lúa… tất cả để đảm bảo một quy trình sản xuất, có thể truy xuất nguồn gốc mà khách hàng trong và ngoài nước yêu cầu! Khi hình thành HTX Hòa Lời vào tháng 10-2009, chỉ vỏn vẹn có 12 xã viên sản xuất trên 20ha. Sau 2 năm, con số đó tăng lên gấp 3 lần với 31 xã viên và 60ha đất. Lúc đầu, những nông dân lân cận trong xóm như Út Thừa, Chín Khang, Hai Chiến, Út Chờ thấy anh Chánh, anh Hai Quang làm lúa ghi ghi cái gì đó chẳng biết ra sao nên cứ xì xầm: “Mấy cha này rảnh quá”! Họ chỉ ngỡ ngàng khi nông dân ở HTX bán lúa Đông xuân 6.000 đồng/kg, cao hơn lúa của họ 1.000 đồng/kg. Thì ra, cái giá cao hơn 1.000 đồng/kg do Công ty Gentraco mua cao hơn là nhờ sự chăm chỉ ghi nhật ký! Lúc này, thì những nông dân “xì xầm” như Út Thừa, Hai Chiến, Út Chờ… không còn đợi mà làm đơn xin vô HTX! “Rất nhiều người xin vào HTX nhưng sau khi họp HTX sợ không quản lý nổi, mới quyết định thà chậm mà chắc, nên nhận đơn gia nhập HTX rất hạn chế. Theo đó, một xã viên cũ sẽ kèm cặp hướng dẫn 2 xã viên mới” - anh Chánh kể. Hình thức mua lúa của Công ty Gentraco luôn tạo được sự đồng thuận rất lớn của các vùng bao tiêu nông sản. Theo đó, sau khi khảo sát giá thị trường, công ty sẽ cộng thêm giá từ 20-25% so với mặt bằng giá bên ngoài.

“Sản xuất nhỏ lẻ, năng suất thấp, khi bán lúa thường bị thương lái đè giá. Cứ đà này nông dân khó làm giàu. Tôi cứ mãi trăn trở về điều ấy. Đến khi ráp kèo với Công ty Gentraco mình mới thầy nó sướng sướng” - anh Chánh tâm sự như mở được lòng!

Nhà khoa học tạo dựng thương hiệu

Sau 2 kỳ Festival Lúa gạo tổ chức ở Hậu Giang và Sóc Trăng đều là những năm nông dân trúng mùa, trúng giá lúa nhưng thử hỏi đọng lại điều gì, ngoài phần lễ hội và hội thảo? Có lẽ đó là ĐBSCL đã tạo lập được thương hiệu cho lúa gạo và hình thành bộ khung cho sự liên kết trong bao tiêu nông sản. Kỹ sư Hồ Quang Cua, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng, cha đẻ của giống lúa thơm ST bồi hồi nhớ lại: “Năm mới tái lập tỉnh Sóc Trăng (1992), GS.TS Võ Tòng Xuân tặng tỉnh nghèo mới chia tách 10ha giống lúa Khao Dawk Mali được nhân giống tại đồng đất Sóc Trăng. Với nhiệt tình và khí thế của những con người làm chủ mới, đến năm 1995, Sóc Trăng đã nổi tiếng ở ĐBSCL với diện tích lúa Khao Dawk Mali là 5.000ha”. Từ đó, Sóc Trăng đã phóng thích 5 giống lúa thơm, trong đó 3 giống tồn tại trong sản xuất là ST1, ST3, ST5. Giống lúa ST1 phù hợp vùng nước ngọt nên phát triển nhiều ở Cần Thơ, Hậu Giang, lúa ST3 phát triển nhiều ở vùng nước lợ và lúa ST5 chỉ phát triển được ở vùng 2 vụ lúa ven biển vì có chu kỳ dài. Gạo thơm Sóc Trăng được sản xuất từ các giống lúa ST do nhóm chuyên gia nông nghiệp của tỉnh nghiên cứu, chọn lọc từ những năm 1991 tới nay.

Thị trường tiêu thụ liên tục mở rộng, diện tích những giống lúa ST không ngừng tăng lên từ 200ha đầu tiên vào năm 1991, năm 2001 tăng lên hơn 10.200ha và đến nay Sóc Trăng có hơn 20.880ha. Giờ đây, gạo ST là một thương hiệu được nhiều người biết đến. Nói có vẻ đơn giản nhưng mất gần 20 năm các kỹ sư như Hồ Quang Cua mới tạo lập được thương hiệu. Đó là một quá trình cặm cụi và kiên trì từ nghiên cứu các tiêu chuẩn độ dài hạt, hàm lượng amylose, ẩm độ gạo Thai Hom mali (Thái Lan) đến những đúc kết nội địa như “gạo phía Nam thơm mùi lá dứa, gạo phía Bắc thơm đậm mùi cốm”. Những nghiên cứu đó càng có ý nghĩa khi Công ty Gentraco (Cần Thơ) đã phối hợp với ngành nông nghiệp Sóc Trăng xây dựng HTX lúa - tôm Hòa Lời sản xuất lúa thơm đạt chứng nhận Global GAP và thương hiệu gạo thơm Ngọc Đồng.

GSTS Võ Tòng Xuân (bìa trái) cùng nông dân thăm đồng lúa ở Sóc Trăng.

Năm 2011 khép lại, xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục vượt mốc 7 triệu tấn, số lượng này không nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia. Nhưng có một bất ngờ lớn, khi số lượng xuất khẩu gạo thơm Việt Nam đạt mốc kỷ lục 400.000 tấn trong năm. Đây cũng là thời điểm Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu “Gạo thơm Sóc Trăng” cho tỉnh Sóc Trăng. Từ đó, Sở NN&PTNT Sóc Trăng đã trao quyền sử dụng nhãn hiệu Gạo thơm Sóc Trăng thời hạn trong 3 năm cho 5 doanh nghiệp: Cty CP Gentraco (Cần Thơ) và 4 doanh nghiệp trong ngành lương thực Sóc Trăng. Gạo thơm Sóc Trăng đã và đang là một đặc sản thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng và các doanh nghiệp thu mua, chế biến xuất khẩu gạo vào các thị trường cao cấp.

Thật vui hơn, khi “mối lương duyên” giữa HTX Hòa Lời và Công ty Gentraco do kỹ sư Cua “mai mối” đã đơm hoa kết trái. Xã viên HTX thì trúng mùa, trúng giá, Gentraco xây dựng thương hiệu gạo. Sau các túi gạo nhỏ được bày bán tại siêu thị với thương hiệu “Miss Can Tho”; “Cò Trắng” đến gạo sạch “Ngọc Đồng”- một sản phẩm đặc biệt sản xuất từ nguồn nguyên liệu đạt chứng nhận Global GAP trồng tại HTX Hòa Lời, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng. “Những mô hình sản xuất như HTX Hòa Lời là cơ sở để công ty tạo ra gạo cao cấp xuất khẩu. Trong đó, sản phẩm gạo cao cấp của công ty đã cung ứng vào chuỗi siêu thị của Úc 3 năm qua” - bà Lưu Thị Lan, Phó Giám đốc Công ty Gentraco, cho biết.

Liên kết cùng có lợi

Cách đây 4 năm, Công ty Gentraco đã thực hiện bao tiêu lúa hàng hóa của nông dân Cần Thơ, theo đó, giá thu mua lúa cao hơn thị trường từ 5-25% đi kèm với việc hướng dẫn kỹ thuật canh tác và cung cấp nguồn lúa giống xác nhận, đảm bảo chất lượng. Mô hình này đã được thí điểm ở huyện Cờ Đỏ vào năm 2008 với 130ha và được nhân rộng lên khoảng 2.000ha trong năm 2011. Anh Nguyễn Văn Thành, Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất Đồng Vạn (thị trấn Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, Cần Thơ) là người gắn bó đầu tiên khi Công ty Gentraco bao tiêu lúa hàng hóa tại đây. Hiện anh Thành tập hợp 135 nông dân sản xuất 285ha lúa hàng hóa cho Công ty Gentraco. “Cả nông dân và doanh nghiệp đều thuận lợi trong mua và bán lúa hàng hóa. Việc công ty mua lúa cao hơn thị trường từ 50-250 đồng/kg giúp nông dân rất yên tâm sản xuất” - anh Thành cho biết. Theo anh Thành, việc hợp tác sẽ thuận lợi hơn khi Cần Thơ triển khai cánh đồng mẫu lớn. Đây là mô hình mà nhiều doanh nghiệp như Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang, Phân bón Bình Điền… đang tham gia và có thể mở rộng ra hàng chục ngàn héc-ta trong năm 2012, gắn với bao tiêu. Khi doanh nghiệp và nông dân “ngoéo tay”, lợi ích “2 nhà” hài hòa tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của nông sản.

Lúa gạo thơm Sóc Trăng giờ đã là một thương hiệu nổi tiếng được tạo dựng từ mối liên kết.

Song, nhiều người không khỏi buồn về câu chuyện “được mùa, mất giá” của nông sản kéo dài trong thời gian qua, mà phần thiệt thòi luôn rơi vào người nông dân. Gần 10 năm để điểm lại Quyết định 80 của Thủ tướng Chính phủ kể từ khi ký năm 2002 về bao tiêu nông sản, đó cũng là lúc khái niệm “4 nhà” xuất hiện. Nhưng đến nay liên kết “4 nhà” vẫn chỉ là một khái niệm. Con số thống kê do Bộ NN&PTNT đưa ra vào tháng 11-2011, tỷ lệ nông sản tiêu thụ qua hợp đồng, chủ yếu mới đạt vài phần trăm, như lúa hàng hóa 2,1%, chè 9%, rau quả 0,9%... Bộ NN&PTNT viện giải: Là do thiếu cầu nối giữa nông dân và doanh nghiệp, không có vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn gắn với nhà máy chế biến. Thiếu cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích các HTX tham gia tổ chức dịch vụ tiêu thụ nông sản cho xã viên... Câu hỏi đặt ra: Vì sao liên kết “4 nhà” chưa thành công? “Chúng ta cứ nói nhà nọ, nhà kia, nhưng lại không thấy nông dân ở đâu, doanh nghiệp ở đâu. Nói là “4 nhà”, nhưng thực chất chỉ có nông dân và doanh nghiệp. Điều quan trọng là nông dân phải liên kết lại” - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng nhận định. Một tín hiệu đáng mừng cuối năm 2011, Bộ NN&PTNT đã xây dựng một số chính sách hỗ trợ các đối tượng tham gia liên kết tiêu thụ nông sản, đó là hỗ trợ doanh nghiệp 30% kinh phí nâng cấp, tu sửa hạ tầng vùng sản xuất nguyên liệu. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp nhìn nhận lại mối liên kết với nông dân, tạo ra vùng nguyên liệu bền vững, chất lượng.

Sẵn sàng cho cái “ngoéo tay” !

Khi nói đến trồng lúa, hẳn nhiều người Hậu Giang biết lão nông Lâm Ngọc Quang (Bảy Quí) ở ấp 1, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, người thủ lĩnh của câu lạc bộ sản xuất lúa giống. Bảy Quí là một trong số 50 nông dân từ 34 tỉnh, thành trong cả nước được tôn vinh và nhận Bằng khen của Bộ NN&PTNT về “Nông dân sáng tạo - sản xuất lúa giỏi” tại Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ nhất. Những ngày giáp Tết Nhâm Thìn, lúa Đông xuân ở câu lạc bộ xanh rì nhưng lòng lão nông Bảy Quí cứ như “lửa đốt” vì nghe ngóng nhiều nơi đã thực hiện cánh đồng mẫu, còn Hậu Giang thì khi nào thực hiện! Không chỉ lão nông Bảy Quí, mà nhiều nông dân trồng mía ở Phụng Hiệp cũng chưa quên câu chuyện buồn mía chạy lũ trong năm 2011. Dù có “giao kèo bao tiêu” nhưng khi mía ngập nước, họ phải nài nỉ nhà máy mua giúp! Đó là trăn trở của ngành nông nghiệp và lãnh đạo tỉnh Hậu Giang. “Sẽ có đê bao khoảng 5.000ha mía ở Phụng Hiệp với vốn đầu tư khoảng 100 tỉ đồng. Cùng lúc này, Công ty Casuco sẽ đầu tư khoảng 30 trạm bơm điện theo các ô. Đây là thời điểm thích hợp để doanh nghiệp và nông dân gắn kết nhau hơn” - ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang, cho biết. Theo ông Đồng, nông dân Hậu Giang đã có nhiều kinh nghiệm, áp dụng thành thạo các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Vừa qua, Công ty BVTV An Giang đã quyết định đầu tư thực hiện cánh đồng mẫu lớn khoảng 800ha ở huyện Vị Thủy và Châu Thành. Cùng lúc này, Tập đoàn Phương Trang đã quyết định đầu tư xây dựng chuỗi liên hợp kho, xay xát, chế biến lúa gạo 500.000 tấn ở huyện Châu Thành A. Tổng Công ty Rau quả Việt Nam dự tính đầu tư dây chuyền đóng hộp trái cây xuất khẩu đặt ở thị xã Ngã Bảy… Đó là những điều kiện thuận lợi để Hậu Giang, một tỉnh mới chia tách đẩy nhanh mối liên kết, thắt chặt cái “ngoéo tay” giữa doanh nghiệp và nông dân. Chắc rằng, trong một, hai năm nữa, những nông dân như lão nông Bảy Quí sẽ không còn ngồi “trên lửa”, mà thành thạo việc ghi chép sổ tay như anh Mai Văn Chánh, Út Thừa, Hai Chiến, Út Chờ… ở đồng lúa HTX Hòa Lời.

CAO PHONG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang