• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chuyện những “vua” lúa giống ở Vĩnh Long

Nguồn tin: Báo Vĩnh Long, 22/01/2012
Ngày cập nhật: 25/1/2012

“Vua” lúa giống Nguyễn Minh Luân.

Không phải thạc sĩ, kỹ sư hay có những bằng cấp chuyên môn nào lận lưng nhưng nhiều nông dân “chân đất” đã chọn lọc, nhân thành công nhiều giống lúa mới, chất lượng cao, phục vụ nhu cầu sản xuất cho bà con tại địa phương và khu vực lân cận.

Hai trong số những nông dân mà chúng tôi muốn nói đến là ông Nguyễn Minh Luân, xã Trung Hiệp (Vũng Liêm) và ông Đinh Ngọc Định, Khóm 6, thị trấn Long Hồ (Long Hồ). Tại Festival Lúa gạo Việt Nam lần 2 tại Sóc Trăng vừa qua, 2 ông vinh dự được Bộ Nông nghiệp và PTNT tôn vinh và trao tặng “Nông dân điển hình, tiên tiến sản xuất lúa sáng tạo toàn quốc”.

1. Ông Tư lúa giống

Từ Cầu Đá, hỏi nhà ông “Tư lúa giống” mấy anh xe ôm nhanh nhảu: “Nhà ông cách đây chừng 1 cây số, ai mà hổng biết!”. Nông dân đam mê “làm lúa giống” ấy là lão nông Nguyễn Minh Luân, xã Trung Hiệp (Vũng Liêm). Ông thứ tư, nên mọi người thường gọi vui là “Tư lúa giống”. Trong căn nhà tường khá kiên cố, ông Tư đang cặm cụi ngắm nghía từng khai giống mà lúc nào cũng để sẵn trên bàn khách. Khi được hỏi cơ duyên thôi thúc “làm giống”, ông Tư cười hiền, nói: “Giống có tốt thì lúa mới trúng được”. Nhiều năm lam lũ với nghề nông, bám trụ với ruộng đồng, nên ông Luân hiểu rằng, lúa giống là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến năng suất, chất lượng. Từ đó, ông luôn ấp ủ hoài bão làm sao chính tay mình nhân tạo ra nhiều giống lúa có chất lượng đạt năng suất cao, cho nhiều người dân ở địa phương áp dụng, góp phần tăng thu nhập, thoát cảnh nghèo khó. Thế là, năm 1997 tình yêu “làm lúa giống” của ông mới được thực hiện. Nhưng vụ đó, “chất lượng giống đạt thấp nên nhiều người đến đổi lúa ngang về gieo sạ chứ không mua”. Không nản chí, ông tiếp tục lân la học hỏi kinh nghiệm khắp nơi. Vụ lúa Đông Xuân 2003- 2004, được sự hỗ trợ của Trạm Khuyến nông Vũng Liêm, ông tham gia sản xuất giống lúa mới, ứng dụng kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng”. Kết quả, năng suất lúa tăng hơn khoảng 20% so với ruộng lúa lân cận. Do ruộng lúa thuận lợi giao thông nên ông quyết định chuyển luôn 7.000m2 ruộng nhà sang làm giống và “bắt đầu kinh doanh lúa giống”. Hiện bình quân mỗi năm ông cung cấp hàng trăm tấn lúa giống chất lượng ra thị trường, thu nhập hàng trăm triệu đồng cho gia đình. Ngoài tiêu thụ trong tỉnh, lúa giống của ông Luân còn được nông dân ở một số tỉnh như: Trà Vinh, Long An, Đồng Tháp cũng “alô” tới đặt giống.

Nhận xét về giống lúa do ông Luân chọn lọc, nhân tạo, Bà Nguyễn Thị Kim Ba- Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT Vũng Liêm, nói: “Các giống đưa vào sản xuất thì đều đạt điểm 10 cho chất lượng, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng canh tác ở địa phương và khu vực ĐBSCL đáng được biểu dương, khen ngợi”.

2. Mong muốn có giống lúa thương hiệu “LH”

“Qua Sân vận động Long Hồ một đỗi, bên trái trước sân có ươm mạ thiệt nhiều là nhà của tui”- đó là cách chỉ đường khá ấn tượng của một nông dân khi tôi liên hệ viết bài. Lão nông có thân hình cao to, nước da rám nắng ra đón tôi như lời hẹn là ông Đinh Ngọc Định ở Khóm 6, thị trấn Long Hồ (Long Hồ). Chiếc máy bơm nước đang sửa phải bỏ dở dang vì “nói chuyện tí rồi sửa tiếp”. Như biết được mục đích, ông Định nhanh nhảu bắt chuyện: “Năm nay tui mới 45 tuổi nhưng có kinh nghiệm hơn 10 năm làm lúa giống lận nghe”. Ông Định kể: Từ nhỏ đã rất mê lúa. Học mới tới lớp 10 thì nghỉ và trở thành một nông dân, canh tác 20 công ruộng nhà.

Lão nông Đinh Ngọc Định (đội nón) chia sẻ kinh nghiệm làm lúa giống.

Ngày đó, ở đây nông dân chủ yếu lấy “lúa thịt” làm giống nên năng suất thấp. Ông luôn trăn trở: Sao không thể cho lúa năng suất cao hơn, sao cứ không nhân giống lúa chất lượng gieo sạ... Thế là, ông cất công đi nhiều nơi, học hỏi nhiều người. Năm 1998, ông bắt tay vào sản xuất giống lúa xác nhận và giống nguyên chủng. Tuy nhiên, khi vào thực tiễn thì không dễ như ông nghĩ. Do chưa có kinh nghiệm, nên khi thu hoạch, năng suất và chất lượng lúa không đạt như mong muốn, lúa làm ra bán không ai mua…

Không nản lòng, được chính quyền địa phương hỗ trợ, ông bắt đầu tìm hiểu về kỹ năng lai tạo giống thông qua các buổi hội thảo do Trường Đại học Cần Thơ và Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức. Đồng thời, Viện Nghiên cứu lúa ĐBSCL cũng đã chuyển giao kỹ thuật và hỗ trợ cho ông một số công cụ sản xuất lúa giống. Từ đó, việc sản xuất lúa giống của ông đã dần đi vào ổn định.

Không chỉ góp phần tăng thu nhập cho gia đình, ông còn là một cá nhân nòng cốt của tổ sản xuất lúa giống tại địa phương. Hiện ông có 3ha chuyên sản xuất lúa giống. Bình quân mỗi năm, ông cung cấp cho thị trường khoảng 40 tấn lúa giống nguyên chủng và xác nhận. “Bây giờ dân ở đây mới tin, chứ trước đây thấy tui làm giống ai cũng cười nói làm tào lao, kỹ sư nông nghiệp còn không ăn thua huống hồ…!”- ông Định chia sẻ.

Khi hỏi những dự định sắp tới, ông Định cho rằng: Có giống tốt, có thương hiệu lúa mới có chất lượng và giá cả ổn định. Vì vậy, “tui đang học hỏi, nghiên cứu lai với mong muốn có được giống lúa mang tên LH (giống lúa tên Long Hồ- PV) thì mới chịu thôi!”- ông Định chia sẻ.

NGUYỄN HOÀNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang