• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cơ giới hoá sản xuất lúa: “Thay áo” trên đồng ruộng

Nguồn tin: Báo Vĩnh Long, 19/01/2012
Ngày cập nhật: 20/1/2012

Phải thừa nhận, việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở Vĩnh Long những năm qua đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao năng suất và chất lượng hạt lúa. Đây là bước đi phù hợp cho công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp đạt được kết quả cao thời gian tới.

Máy GĐLH được bà con quan tâm, vì đang phát huy hiệu quả trong thu hoạch lúa tại ĐBSCL

Bước chuyển cơ giới hóa

Nếu so sánh cách đây 5 năm, khi nhiều công đoạn trong sản xuất lúa đều làm thủ công, thì hiện máy móc đảm nhiệm gần như toàn bộ khâu sản xuất. Trong đó, máy gặt đập liên hợp (GĐLH) khẳng định khá tốt vai trò trong giảm thất thoát khâu thu hoạch lúa từ 10 - 15%.

Anh Võ Vĩnh Thọ (xã Hòa Tịnh - Mang Thít) có trên 20 công ruộng. Trước đây, tới mùa phải chạy khắp nơi tìm nhân công, thu hoạch gặp mưa gió, hao hụt nhiều thứ nhưng từ khi có máy GĐLH, giá công thu hoạch và lượng nhân công giảm đáng kể. “Vụ rồi lúa tui đạt năng suất gần 5 tấn/ha, lợi nhuận khá cao và vài người là có thể quán xuyến toàn bộ khâu thu hoạch” - anh Thọ bộc bạch.

Theo tính toán của ngành nông nghiệp, một máy GĐLH có công năng làm việc cao hơn 60 lao động thủ công, chi phí giảm hơn 30%, đồng thời giải quyết khá tốt tình trạng khan hiếm nhân công lao động ở nông thôn hiện nay. Anh Hòa (Trung Thành - Vũng Liêm) cho biết, chỉ với 10 công ruộng, nhưng trước đây mỗi khi bước vào mùa vụ phải huy động hết lao động trong gia đình, đồng thời chạy đôn chạy đáo kiếm thêm nhân công cắt lúa, vừa lo nấu cơm cho nhân công rất cực. Nhưng hiện các khâu sản suất anh đều sử dụng máy móc, riêng trong khâu thu hoạch nếu trước đây thực hiện thủ công mất khoảng 2 ngày thì khi có máy GĐLH chỉ mất hơn 1 buổi là có thể vận chuyển lúa hột về nhà. “Tương lai tui cũng mua một cái máy GĐLH làm lúa nhà và bà con xung quanh cho thuận lợi và tăng thêm thu nhập” - anh Hòa cho biết thêm.

Còn ông Nguyễn Minh Luân (Trung Hiệp - Vũng Liêm) nói chắc nịch: “Nhất định phải sử dụng máy móc trong sản suất chứ cứ như ngày xưa làm đầu tắt mặt tối suốt ngày trên đồng thì thời gian đâu mà tính chuyện khác để làm giàu”.

Ông Nguyễn Minh Luân (Trung Hiệp - Vũng Liêm) đầu tư hàng chục triệu đồng làm máy sấy để nâng cao chất lượng lúa.

Ông Lê Văn Chiến - Phó Phòng Nông nghiệp và PTNT Tam Bình cho biết, nhờ đảm bảo 100% cơ giới cho khâu làm đất nên hạn chế tình trạng đốt đồng sạ chay. Còn tại huyện Vũng Liêm, hiện có 72 máy gặt lúa xếp dãy và 290 máy GĐLH, tăng 82 máy so cuối năm 2010. Bà Nguyễn Thị Kim Ba - Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vũng Liêm cho biết, hiện 100% diện tích được làm đất cơ giới và 87% diện tích khâu thu hoạch, giảm chi phí 2 triệu đồng/ha.

Nâng diện tích được cơ giới hóa

Thạc sĩ Nguyễn Văn Liêm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long cho biết: Nếu năm 2009 chỉ 40% diện tích thu hoạch lúa bằng cơ giới thì đến nay đạt gần 80%, được bộ đánh giá rất cao.

Cơ giới hóa đồng ruộng giúp giảm chi phí, nâng cao năng suất.

Theo tính toán của nhiều nông dân, chi phí đầu tư cho một máy GĐLH từ 250 - 300 triệu đồng nhưng với giá cả và nhu cầu tăng cao như hiện tại thì vài vụ có thể thu hồi vốn.

Còn theo anh Tống Minh Châu (Tân Phú - Tam Bình), một công lúa nếu thu hoạch thủ công chi phí từ 400 - 500 ngàn đồng/công nhưng không đảm bảo chất lượng hạt lúa sau thu hoạch. Còn nếu có máy GĐLH chỉ tốn khoảng 300 ngàn đồng/công và sau 10 - 15 phút là đã có lúa tươi.

Thạc sĩ Nguyễn Văn Liêm cho biết: Để đáp ứng nhu cầu sản xuất lúa hàng hóa trong thời hội nhập, việc ứng dụng cơ giới đồng bộ vào sản xuất để tăng năng suất lao động, bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo đảm tính thời vụ trong mùa thu hoạch là rất cần thiết, góp phần giải quyết tình trạng khan hiếm nguồn lao động, giảm thất thoát và chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. “Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục nâng cao tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất, phấn đấu đạt từ 80 - 90% trong năm 2012, nhất là tại các xã nông thôn mới”.

Toàn tỉnh có gần 10.000 máy nông nghiệp

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long, toàn tỉnh hiện có gần 10.000 máy nông nghiệp các loại. Trong đó, trên 800 máy GĐLH, 120 máy gặt xếp dãy và khoảng 4.500 máy tuốt lúa,... Qua đó, đã nâng tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất là 100% và thu hoạch là 70 - 80%.

Vĩnh Long đứng đầu khu vực ĐBSCL về cơ giới hóa sản xuất

Theo thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT) trong năm 2011, ĐBSCL có khoảng 40% diện tích lúa được thu hoạch bằng cơ giới. Nhưng điều đáng ghi nhận là giữa các địa phương trong vùng có sự chênh lệch rất lớn về tỷ lệ diện tích lúa được thu hoạch bằng cơ giới. Trong đó, cao nhất là Vĩnh Long đạt 80%, các tỉnh Cà Mau và Bến Tre chỉ mới đạt khoảng 5%.

H.MINH – V.THỊNH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang