• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bắc Giang: Ớt siêu cay cho “quả ngọt”

Nguồn tin: Báo Bắc Giang, 12/01/2012
Ngày cập nhật: 14/1/2012

Bà Trương Thị Ích, thôn Dâu, xã Nghĩa Hưng (Bắc Giang) thu hoạch ớt.

"Ớt siêu cay cho quả ngọt" là lời khẳng định của người trồng ớt ở xã Nghĩa Hưng (Lạng Giang - Bắc Giang). Mỗi sào ớt siêu cay ở đây hiện cho thu lãi hơn 20 triệu đồng/vụ. Vụ đông năm 2011, ớt siêu cay trở thành một trong những cây trồng chủ lực trên địa bàn, chiếm 1/4 diện tích gieo trồng và mang lại nguồn thu hàng chục tỷ đồng.

Đang là thời điểm thu hoạch chính vụ ớt siêu cay nhưng giá thu mua khá cao, từ 56.000 - 59.000 đồng/kg, gấp gần ba lần so với vụ đông trước. Trên thửa ruộng ven đường thôn Dâu, bà Trương Thị Ích nhanh tay thu hái những quả ớt chín để cân cho thương lái, bà cho biết, gia đình bà trồng ớt siêu cay từ ba năm nay. Vụ đông năm trước trồng một sào cho thu lãi 13 triệu đồng, gấp nhiều lần trồng các loại cây khác. Vụ năm nay, bà trồng gần hai sào, đầu mùa giá 20.000 đồng/kg, nay lên trên 56.000 đồng/kg. Mới nửa vụ gia đình bà đã thu được gần 15 triệu đồng. "Thời gian thu hoạch vụ này còn gần hai tháng nữa. Nếu ớt vẫn giữ giá như hiện nay, ước tính vụ này gia đình tôi sẽ thu lãi hơn 50 triệu đồng" - bà Ích phấn khởi.

Cây ớt siêu cay được đưa vào trồng ở thôn Dâu cách đây 6 năm. Do hiệu quả kinh tế cao, đến nay thôn có khoảng 2/3 số hộ trồng, trong đó nhiều hộ có 3 - 4 sào, cả thôn vụ này trồng 15 ha, chiếm gần 1/3 diện tích trồng ớt của toàn xã Nghĩa Hưng. Ông Đồng Văn Tuấn - hộ đầu tiên đưa cây ớt siêu cay vào trồng ở thôn Dâu chia sẻ: Ớt siêu cay được trồng ở đây là giống nhập ngoại CN225, dễ trồng, chi phí khoảng 2 triệu đồng/sào/vụ. Ớt có độ sinh trưởng và kháng sâu bệnh tốt, nhất là bệnh thán thư và xoăn lá. Năng suất trung bình đạt từ 6 đến 8 tạ/sào. Thời gian thu hoạch kéo dài, rất thuận lợi cho canh tác. Với hai lao động là có thể trồng từ 4 đến 5 sào ớt. Vụ đầu gia đình ông Tuấn trồng 1 sào cho thu nhập khoảng 7 triệu đồng. Thấy hiệu quả cao hơn hẳn các cây trồng khác, ông đã mở rộng diện tích lên 3 sào. Vụ này, gia đình ông dành toàn bộ 6 sào đất canh tác để trồng ớt siêu cay. Chính nhờ sự năng động nắm bắt thị trường, tích cực áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên sau nửa vụ thu hoạch, ông Tuấn đã thu lãi gần 60 triệu đồng.

Theo kinh nghiệm của những người trồng ớt xã Nghĩa Hưng, cây ớt siêu cay trồng thích hợp nhất là chân ruộng đất thịt nhẹ, thoát nước tốt. Trước khi gieo trồng, đất được cày bừa tơi xốp, làm sạch cỏ, lên luống cao, bón vôi bột khoảng 30 kg/sào trước khi trồng từ 7 đến 10 ngày. Khi ớt ra quả, phải phun dung dịch canxi clorua 0,4% định kỳ nửa tháng một lần phòng bệnh thối đuôi quả. Trong giai đoạn cây ra hoa, đậu quả cần đủ nước, độ ẩm luống khoảng 70 đến 80% để ngăn ngừa rụng quả. Thời kỳ thu hoạch bón bổ sung cho cây, mỗi lần bón cách nhau từ 25 đến 30 ngày. Tuyệt đối không để ruộng bị úng nước. Ớt có thể được trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là trồng từ trung tuần tháng 7 đến giữa tháng 9, sau 60 đến 70 ngày là cho thu hoạch và kéo dài khoảng 4 tháng. Vụ đông năm 2011, diện tích ớt siêu cay của xã Nghĩa Hưng đạt gần 50 ha, tăng gấp đôi so với vụ đông trước và chiếm 1/4 diện tích cây vụ đông của xã. Ông Nguyễn Ngọc Dầu, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hưng cho biết: "Do hiệu quả kinh tế mang lại nên thực hiện Chương trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2011 - 2015, chúng tôi xác định cây ớt siêu cay là một trong những cây mũi nhọn của xã. Để mở rộng diện tích, xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về hiệu quả kinh tế của cây ớt, đồng thời tổ chức các buổi hội thảo đầu bờ, các lớp tập huấn hướng dẫn nông dân biện pháp kỹ thuật canh tác để ớt siêu cay đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao".

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, cây ớt siêu cay ở Nghĩa Hưng hiện nay vẫn được trồng manh mún, phân tán, chưa thành vùng sản xuất. Đặc biệt là khâu tiêu thụ hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường tự do. Đây cũng chính là vấn đề nhiều người dân lo ngại. Khi cây ớt được mở rộng về diện tích, sản lượng tăng rồi bị thương lái ép giá là điều khó tránh khỏi. Vì vậy rất cần có cơ chế hỗ trợ tìm đầu ra ổn định, ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Chỉ có vậy thì người dân mới tránh được nỗi lo "được mùa rớt giá", thực sự cho "quả ngọt".

Hoàng Thành

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang