• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quản lý đà điểu bằng máy tính

Nguồn tin: PCWB, 8/2006
Ngày cập nhật: 20/9/2006

Trong chương trình Intel® SMB Essentials (Chương trình thiết thực dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ) tại Việt Nam (VN), công ty Minh Hưng (Đà Nẵng), một doanh nghiệp (DN) chuyên kinh doanh và nuôi đà điểu đã được Intel chọn hỗ trợ. Việc ứng dụng CNTT tại DN này đã thu được những thành quả nhất định với bước khởi đầu khá đơn giản.

Minh Hưng là một trong số rất ít các DN VN hiện nay hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi đà điểu. Khởi sự từ hơn 3 năm trước với mục đích ban đầu chỉ đơn giản là xây dựng một cơ sở ươm giống đà điểu, một loài vật nuôi còn quá mới mẻ với người Việt Nam. Đến nay, Minh Hưng đã có một trang trại với khoảng gần 700 con đà điểu giống tại chân núi Bà Nà (Đà Nẵng). Không dừng ở việc nuôi con giống, Minh Hưng đã và đang đa dạng hoá mô hình sản xuất, tăng cường chăn nuôi đà điểu lấy thịt, chế biến thịt tại chỗ để xuất khẩu và mở rộng sang những lĩnh vực khác như chế biến thức ăn, trồng rừng... Theo kế hoạch phát triển, đến năm 2007, công ty này sẽ có số lượng đà điểu thường xuyên đẻ trứng là 1.500 con, số con nuôi lấy thịt thường xuyên là 15 nghìn con, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu khoảng 20 tấn thịt/tháng.

"Công việc quản lý đà điểu khá công phu, không đơn giản như các con giống khác", ông Trần Minh Đức, giám đốc công ty Minh Hưng cho biết. Đà điểu là một loại thực phẩm sạch, có giá trị kinh tế cao nên cho dù là nuôi thịt hay nuôi con giống đều đòi hỏi phải có lý lịch. Do vậy, bắt buộc người nuôi đà điểu phải quản lý chặt chẽ con giống về nguồn gốc, sinh trưởng, chế độ chăm sóc...

Trong năm đầu, việc quản lý đà điểu tại trang trại của Minh Hưng chỉ dựa trên sổ sách. Kể từ sau chuyến đi tham quan Trung Quốc, "thấy người ta quản lý hàng trăm ngàn con đà điểu bằng máy vi tính rất thuận tiện", ông Đức quyết định ứng dụng CNTT vào quản lý đà điểu. Vậy là từ chỗ máy tính chỉ được dùng để soạn thảo công văn, làm kế toán thì kể từ một năm nay, ông Đức đã biết dùng máy tính để quản lý con giống.

Khởi sự khá đơn giản chỉ với 2 máy tính, một máy in và phần mềm thông dụng là Excel nhưng ông Đức cho biết "kể từ khi áp dụng thấy hiệu quả hơn hẳn". Thông thường, với đà điểu thương phẩm, phải theo dõi trong vòng 12 tháng. Còn với đà điểu giống thì phải quản lý 30-40 năm vì thời kỳ sinh sản của đà điểu kéo dài. "Nếu không quản lý trên máy tính, công việc theo dõi lai lịch ông, bà, bố, mẹ con đà điểu, ngày tháng tiêm văcxin của trang trại thường rất mất thời gian, dễ nhầm lẫn. Nhưng nay tra trên máy tính theo mã số đà điểu là biết ngay nó ở khu nào, nguồn gốc ra sao, sinh ngày nào, đã tiêm văcxin chưa..." ông Đức phấn khởi phát biểu.

Với sự hỗ trợ tích cực của Intel Việt Nam, ông Đức đã tính đến chuyện gắn camera để quản lý các khu vực chăn nuôi đà điểu. Ông chia sẻ: Tôi mong muốn CNTT sẽ giúp cho công việc của người quản lý nhẹ nhàng hơn, yên tâm hơn. Khi đi công tác tôi cũng có thể nắm bắt được mọi việc diễn ra ở trong từng chuồng đà điểu, vì đà điểu rất hiếu động, không thể lơ là một phút nào, nhất là với đà điểu giống. Ông Đức cũng nhận thức rằng khi đà điểu ngày càng gia tăng về số lượng thì việc quản lý đà điển cũng giống như quản lý gia phả của nhiều họ tộc nên cần có phần mềm chuyên nghiệp hơn. Sắp tới, phần mềm Excel mà công ty đang dùng sẽ được thay thế bằng một phần mềm do một công ty trong nước viết theo đơn đặt hàng. Để có phần mềm đáp ứng tốt yêu cầu, ông Đức sẽ mời các kỹ sư phần mềm lên trại đà điểu, ở đó một thời gian nhằm tìm hiểu việc chăn nuôi đà điểu.

Nói về tiềm năng của ngành chăn nuôi này, ông Đức cho biết: Đà điểu rất phù hợp với khí hậu Việt Nam, nhất là cho khu vực miền Trung. Tại Việt Nam nuôi đà điểu có thể đẻ 45 trứng/năm (Trung Quốc là 60 trứng, và hiện một số trang trại ở Việt Nam cũng đã đạt mức này). Thức ăn cho đà điểu cũng đòi hỏi phải đảm bảo cả về lượng và chất, nhất là đà điểu giống để đảm bảo chất lượng trứng được tốt nhất. Hiện ông Đức ấp ủ khá nhiều kế hoạch để phát triển ngành này như: cung cấp đà điểu cho người nông dân với giá thấp nhất (muốn vậy phải có được nhà máy thức ăn). Tổ chức các buổi hội thảo nói chuyện với người nông dân cũng như các sở, ngành để hỗ trợ người nông dân tham gia chăn nuôi đà điểu. Tìm đầu ra cho thị trường xuất khẩu đà điểu với mục tiêu mỗi tháng 1 container (1.000 con).

Có thể thấy, Minh Hưng không phải là một điển hình ứng dụng CNTT tiêu biểu vì mức độ ứng dụng tại đơn vị này khá thấp. Nhưng Minh Hưng lại là một đại diện điển hình cho gần 3 triệu hộ kinh doanh nhỏ và vừa ở Việt Nam nằm trong tình trạng yếu về ứng dụng CNTT. Do vậy, khởi sự ứng dụng CNTT tại Minh Hưng là mô hình đơn giản nhất mà bất cứ một DN nhỏ hay một trang trại nào có thể học tập. Mức độ ứng dụng và số tiền phải bỏ ra để đầu tư cho việc này là rất nhỏ. Thực tế cho thấy, các DN hoàn toàn có thể tận dụng các chương trình có sẵn trên máy tính để quản lý sổ sách, chứng từ, bảng biểu kế toán cho đến khi điều kiện tài chính cho phép để triển khai các ứng dụng CNTT chuyên nghiệp hơn, làm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây cũng chính là thông điệp mà Intel cùng các đối tác muốn mang đến cho các DN khi đưa ra chương trình hỗ trợ DN vừa và nhỏ ứng dụng CNTT: Có thể theo nhiều cấp độ, tùy theo điều kiện tài chính và quy mô sản xuất kinh doanh của DN nhưng ở cấp độ nào, DN cũng được hưởng lợi từ việc ứng dụng CNTT.

Tường Vy

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang