• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cà Mau: Thu hoạch lúa: Bức bách cơ giới hóa

Nguồn tin: Báo Cà Mau, 11/01/2012
Ngày cập nhật: 12/1/2012

Hiện nay, đồng đất Thới Bình (Cà Mau) chính thức vào vụ thu hoạch lúa cấy trên đất nuôi tôm. Do lúa chín đồng loạt nên mặc dù giá cắt lúa tăng thêm 40.000 - 50.000 đồng/công, nhưng nông dân vẫn không tìm đủ nhân công thu hoạch. Từ thực tế này cho thấy, vấn đề thiếu lao động ở nông thôn và tiến trình cơ giới hóa nông nghiệp chậm chạp đang là thách thức cho những vụ mùa tiếp theo.

Ông Nguyễn Thanh, xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình cho biết, hơn 30 công lúa đang trong thời kỳ chín rộ, phải chạy đôn, chạy đáo để tìm nhân công thu hoạch.

“Họ chưa coi lúa, nhưng đòi giá 250.000 đồng/công, còn gì mà mình ăn? Tôi phải từ chối và tiếp tục đi tìm”, ông Nguyễn Thanh buồn bã.

Những vụ mùa trước rất dễ dàng thuê mướn nhân công từ các tỉnh đến làm thuê theo thời vụ, riêng năm nay giá thuê nhân công tăng cao, nhưng vẫn khó tìm người.

Việc tìm nhân công

Mặc dù đã đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp nhưng nhiều nơi trong tỉnh Cà Mau, lao động nông nghiệp vẫn sử dụng lao động chân tay là chính. Ảnh: THANH QUANG

Các vùng trọng điểm lúa - tôm tại các xã: Biển Bạch Đông, Tân Bằng, Thới Bình, Hồ Thị Kỷ, Trí Phải và Trí Lực cũng do không thuê mướn được nhân công nên lúa chín rũ nhiều, buộc phải tăng thêm tiền công.

Các xã: Biển Bạch Đông, Hồ Thị Kỷ và Thới Bình là những địa phương có diện tích lúa cấy trên đất nuôi tôm nhiều nhất huyện, với hơn 10.000 ha, trong đó 85% diện tích đã chín rộ. Do không tìm được nhân công, nhiều người phải tự thu hoạch.

Anh Nguyễn Văn Đức, ấp Sông Cái, xã Biển Bạch Đông, cho biết, gia đình có 2 ha lúa đến kỳ thu hoạch. Trước đây, gia đình phải thuê lao động thời vụ địa phương, cộng với lao động gia đình cắt liên tục trong 3 ngày là xong. Nhưng vụ mùa này đành phải “bó tay”. Anh Đức nhận xét, hơn 20 năm trồng lúa nhưng chưa thấy năm nào nhân công thu hoạch khan hiếm như năm nay.

Theo anh Đức, thông thường, hằng năm vào thời điểm thu hoạch lúa, việc thuê mướn nhân công khá dễ dàng. Trước khi thu hoạch khoảng một tuần, người làm thuê xem đất và chờ ngày lúa chín đến làm đúng hẹn. Tuy nhiên, năm nay do lượng nhân công giảm, diện tích lúa tăng, làm cho việc thu hoạch càng khó khăn hơn.

Nhiều người muốn có nhân công thu hoạch lúa, phải đặt cọc tiền thuê trước từ nửa tháng đến hơn một tháng. Trong khi trước đây, người làm công đi tìm việc, thì giờ việc tìm kiếm nhân công.

Anh Nguyễn Văn Ý, ấp Sông Cái, xã Biển Bạch Đông cho biết, việc tìm kiếm nhân công thu hoạch lúa hiện nay rất khó. Do thiếu lao động đã đẩy giá thuê mướn nhân công lên cao ngất ngưỡng. Nếu như năm ngoái, thời điểm đầu vụ, giá nhân công thu hoạch chỉ ở mức 100.000 - 120.000 đồng/công, thì ngay từ đầu vụ này, giá nhân công cắt lúa đã ở mức 200.000 - 250.000 đồng/công. Còn lúa hàng hóa được các thương lái thu mua tại hộ dân chỉ có 5.000 - 5.500 đồng/kg, người trồng lúa bị lỗ nặng.

Ông Nguyễn Văn Tèo, Trưởng Ban nhân dân ấp Sông Cái, cho biết, trường hợp nhân công đòi nâng giá rất phổ biến. Tuy đã thỏa thuận xong giá thuê mướn, nhưng khi đến ruộng lúa, nhân công vẫn đòi tăng thêm giá vì cho rằng lúa chín rục, bị ngã đổ… cũng phải chấp nhận trả tiền.

Nhất là tại các xã: Biển Bạch, Tân Bằng, Hồ Thị Kỷ và xã Thới Bình, thuộc các vùng trọng điểm lúa - tôm, nông dân chạy đôn, chạy đáo tìm công cắt lúa mà vẫn không đáp ứng.

“Tự lực cánh sinh”

Vụ mùa năm nay toàn huyện Thới Bình có hơn 24.800 ha lúa cấy trên đất nuôi tôm. Trong đó, có hơn 90% diện tích đang trong thời kỳ thu hoạch. Việc thuê nhân công trở thành vấn đề “nóng”.

Chị Lê Thị Giàu, xã Biển Bạch, cho biết, gia đình có 2 ha lúa, đang vào vụ thu hoạch rộ nhưng tìm mãi chưa thuê được người cắt lúa, bởi ai cũng bận rộn với đồng lúa của gia đình mình. Chị phải huy động cả nhà ra cắt, được bao nhiêu hay bấy nhiêu.

Thu hoạch lúa - tôm ở huyện Thới Bình trong tình trạng thiếu nhân công trầm trọng.

Mặc dù bà con nơi đây đã chủ động thu hoạch theo hình thức “cuốn chiếu”, linh động đổi công, nhưng tình trạng thiếu nhân công thu hoạch lúa vẫn không được cải thiện. Điều này khiến giá nhân công bị đẩy lên cao, làm nông dân gặp không ít khó khăn.

Nguyên nhân là bởi các xã dư thừa lao động như ấp 20, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh cách khá xa các xã trồng nhiều lúa như: Biển Bạch Đông, Tân Bằng, Thới Bình. Mỗi khi nhân công đi cắt lúa thuê, họ phải đi lại rất vất vả và phải đưa rước hoặc trả thêm tiền xăng dầu cho họ.

Bà Nguyễn Thị On, một người đi cắt lúa thuê, cho biết: “Tôi phải đi từ 4 giờ sáng mới đến ruộng lúa vào lúc hừng đông, cho kịp cắt. Hơn nữa, nơi này không đường sá, đi lại chủ yếu là phương tiện đường thủy, tuy được trả công cao nhưng cũng ít người hào hứng. Vì bà con nơi đây không có công cắt lúa nên cố gắng tiếp và được họ trả thêm tiền xăng đi về”.

Cắt lúa đang thiếu nhân công nhưng thực tế đòi hỏi phải thu hoạch nhanh gọn để kịp thời vụ nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, những hộ làm 5 - 7 công lúa cũng phải tốn chi phí đến vài triệu đồng thuê công cắt lúa, người trồng lúa trên đất nuôi tôm không có lãi trong niên vụ này. Với tình trạng như hiện nay, không có cơ giới thu hoạch sẽ làm ảnh hưởng đến diện tích và sản lượng lúa cấy trên đất nuôi tôm ở Thới Bình trong những năm tiếp theo.

Dương Huỳnh Măng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang