• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hải Dương: Cà rốt mất mùa, rớt giá

Nguồn tin: Báo Hải Dương, 09/01/2012
Ngày cập nhật: 10/1/2012

Thời tiết không thuận lợi và tiêu thụ gặp khó khăn vì phải cạnh tranh với cà rốt nhập khẩu từ Trung Quốc là nguyên nhân chính khiến cà rốt mất mùa, rớt giá...

Cà rốt cơ sở ông Thẩm (xã Cẩm Văn - Hải Dương) mua về nhưng chưa bán được, chất đống ngoài đường

Vùng trọng điểm trồng cà rốt của tỉnh Hải Dương có tổng diện tích hơn 600 ha, tập trung ở các xã Đức Chính (350 ha), Cẩm Văn (150 ha), Cẩm Vũ (30 ha)... Cây cà rốt đã trở thành cây làm giàu chính cho người dân các xã này. Do lợi nhuận cao cây cà rốt mang lại, nhiều người dân Cẩm Giàng còn thuê đất ở một số huyện lân cận và tỉnh Bắc Ninh để trồng. Song năm nay, cà rốt đang chịu cảnh mất mùa, rớt giá. Gia đình chị Nguyễn Thị Mầu ở thôn An Lãng, xã Đức Chính trồng 8 mẫu cà rốt, trong đó 5 sào trồng ở Đức Chính, còn lại thuê đất trồng ở Kim Thành. Chị Mầu cho biết, cà rốt năm nay củ xấu, năng suất thấp. Nếu như các vụ trước, mỗi sào cho thu hoạch từ 1 - 1,5 tấn, trong đó, củ loại 1 chiếm 80% thì năm nay, năng suất chỉ đạt 5 - 7 tạ/sào, củ loại 1 chỉ chiếm hơn 50%. Hiện gia đình đã thu hoạch được 4 mẫu. Hồi đầu vụ, củ loại 1 bán được hơn 3.000 đồng/kg, giờ giá xuống thấp, loại 1 cũng chỉ hơn 2.000 đồng/kg, bình quân mỗi sào chỉ thu được gần 2 triệu đồng. Trong khi đó, chi phí tiền giống, phân bón, công cày ruộng, chăm bón, thu hoạch cho mỗi sào gần 3 triệu đồng. Như vậy, mỗi sào cà rốt lỗ khoảng 1 triệu đồng. Với số diện tích còn lại, nếu không bán được, gia đình chị Mầu có nguy cơ mất trắng.

“Gia đình tôi trồng 5 sào cà rốt, năm ngoái giá 4000 - 5000 đồng/kg tôi thu về được khoảng 25 triệu đồng, trừ chi phí lãi hơn 10 triệu đồng. Năm nay, 5 sào với giá cà rốt loại 1 giảm xuống còn từ 2000 - 3000 đồng/kg, loại 2 và 3 khoảng 500 - 700 đồng/kg, tôi chỉ thu được 13 triệu đồng, không đủ vốn”, anh Nguyễn Văn Phương, thôn Uyển Vũ, xã Cẩm Văn cho biết.

Theo những người trồng cà rốt ở các xã Đức Chính và Cẩm Văn, thời điểm này năm ngoái, người dân đã thu hoạch khoảng 70 - 80% diện tích. Nhưng năm nay, mới thu hoạch được 20 - 30%. Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cà rốt mất giá. Trước hết là thời tiết. Để cây cà rốt sinh trưởng, phát triển tốt cần thời tiết hanh khô, lạnh. Năm nay, khi cây cà rốt bước vào giai đoạn tạo củ thì trời mưa, làm chặt đất, dẫn đến củ ngắn và đâm thành nhiều nhánh. Bên cạnh đó, thời tiết ấm làm củ cà rốt chồi lên trên mặt đất dẫn đến bị nứt cổ, năng suất thấp, mẫu mã xấu. Mặt khác, tiêu thụ cà rốt gặp khó khăn vì phải cạnh tranh với cà rốt nhập khẩu từ Trung Quốc.

Ông Ngô Văn Thẩm, một chủ cơ sở thu mua cà rốt ở thôn Văn Thai, xã Cẩm Văn cho biết: Năm ngoái, mỗi ngày cơ sở của tôi thu mua khoảng 50 tấn cà rốt để bán ra các chợ đầu mối ở Hà Nội, Hải Phòng… Năm nay, các đầu mối này nhập cà rốt từ Trung Quốc với mẫu mã đẹp, giá phải chăng nên họ chỉ mua của tôi với số lượng ít, nhiều đầu mối không mua nữa. Một số cà rốt đã được cơ sở thu mua về nhưng chưa bán được, đành chất đống ngoài đường. Theo ông Tạ Văn Quốc, chủ cơ sở thu mua nông sản Hải Quốc, cà rốt ở Đức Chính năm nay, củ xấu nên khó cạnh tranh với cà rốt nhập từ Trung Quốc. Thời gian này năm ngoái, cơ sở của ông Quốc xuất bán khoảng 40 tấn/ngày vào TP Hồ Chí Minh, Đắc Lắc. Năm nay, thị trường này gần như đã bị cà rốt Trung Quốc chiếm lĩnh. Nhìn cả cánh đồng cà rốt bạt ngàn chưa bán được, người dân như đang “ngồi trên đống lửa” nhưng chính bản thân các cơ sở thu mua cà rốt cũng đang rất khó khăn về thị trường nên không thể thu mua nhiều cà rốt cho bà con nông dân.

Năm nay cà rốt mất mùa, mất giá, gây thiệt hại không nhỏ cho người trồng

Trên cánh đồng xã Nam Tân (Nam Sách - Hải Dương), nông dân cũng đang bước vào mùa thu hoạch cà rốt. Bên cạnh việc trồng 3,5 mẫu cà rốt, gia đình chị Hoàng Thị Quyên ở thôn Mỹ Xá còn thu gom cà rốt để mang ra các tỉnh khác bán. Năm nay, năng suất, giá bán cà rốt đều giảm. Gia đình chị đã thu được hơn 1 mẫu, chỉ đạt từ 1,2 - 1,3 tấn củ/sào, giảm từ 7 tạ đến 1 tấn so với năm trước. Mọi năm, chị thu mua cà rốt sớm với giá từ 7.000 đồng/kg trở lên và phải kéo dài nửa tháng. Năm nay, cà rốt sớm giá cao nhất được 7.000 đồng và chỉ kéo dài 1 - 2 ngày là giảm xuống còn 4.000 - 5.000 đồng/kg. Hiện tại, cà rốt chính vụ thu mua tại ruộng cũng chỉ có giá 2.300 đồng/kg. Chị Quyên cho biết, những ngày giáp Tết năm trước trung bình mỗi ngày gia đình chị tiêu thụ từ 25 - 30 tấn cà rốt, năm nay chỉ được khoảng 10 tấn/ngày.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nam Sách, toàn huyện có 502 ha trồng cà rốt. Năm nay, sản lượng và giá bán cà rốt thấp hơn những năm trước, gây thiệt hại không nhỏ cho người trồng. Để hạn chế thiệt hại, phòng đã phối hợp với Công ty Đất Việt đưa giống cà rốt Sister của Nhật vào gieo trồng thử nghiệm trên quy mô 1 ha ở 2 xã Thái Tân và Minh Tân. Kết quả cho thấy, năng suất, chất lượng củ đều cao hơn các giống cà rốt đang trồng tại địa phương. Thêm vào đó, đây là giống cà rốt sớm nên bán được giá hơn. Sau khi trừ chi phí, mỗi sào của giống mới lãi từ 1 - 2 triệu so với các giống đang trồng ở địa phương.

Ông Vương Đức Dũng, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cẩm Giàng cho rằng, nguyên nhân khiến cà rốt mất giá, ngoài chất lượng củ không tốt và cạnh tranh với cà rốt Trung Quốc còn do việc mở rộng diện tích trồng cà rốt quá nhanh. Diện tích cà rốt không chỉ được mở rộng ở các xã trên địa bàn huyện mà còn ở các huyện, tỉnh khác dẫn đến nguồn cung lớn trong khi nhu cầu tiêu thụ không tăng. Do đó, việc cấp thiết hiện nay là cần phải quy hoạch vùng cà rốt sao cho bảo đảm cân đối cung - cầu. Tránh việc mở rộng ồ ạt các vùng trồng cà rốt, gây “khủng hoảng thừa”. Song song là đẩy nhanh xây dựng thương hiệu cho cây cà rốt. Từ năm 2008, việc xây dựng nhãn hiệu tập thể cà rốt Đức Chính đã được Sở Khoa học và Công nghệ, UBND huyện Cẩm Giàng, UBND xã Đức Chính, HTX Dịch vụ nông nghiệp Đức Chính triển khai thực hiện. Nhưng đến nay, vướng mắc vẫn nằm ở chỗ chưa có đơn vị nào đứng ra in ấn bao bì, lô-gô… nên thương hiệu cà rốt Đức Chính vẫn chưa đến được với thị trường. Ngoài ra, việc kiểm soát cà rốt nhập khẩu cũng cần phải tính đến. Để cây cà rốt phát triển bền vững, việc liên kết chặt chẽ giữa "4 nhà" cũng cần được chú trọng hơn nữa.

HẠNH HOA - THÚY HÀ

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang