• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hải Phòng: Nông dân chủ động chống rét

Nguồn tin: Báo Hải Phòng, 07/01/2012
Ngày cập nhật: 9/1/2012

Cùng với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Hải Phòng đang hứng chịu liên tiếp các đợt rét đậm. Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Đông Bắc, trong ba ngày gần đây, nhiệt độ trung bình đo được tại địa bàn thành phố ở mức 9,6 - 10 độ C. Dự báo, những ngày tới, nhiệt độ có thể xuống thấp hơn và trong tháng 1 này, sẽ có nhiều đợt rét đậm kéo dài, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Hiện nông dân Hải Phòng đang chủ động sản xuất, ứng phó với rét đậm, rét hại.

Thay đổi lịch sản xuất

Đã giữa trưa nhưng tại khu vực cánh đồng màu thôn Nãi Sơn, xã Tú Sơn (Kiến Thụy - Hải Phòng), đông nông dân chăm sóc rau bất chấp cái lạnh cắt da, cắt thịt. Chị Phạm Thị Là vừa nhổ cỏ, tưới nước cho hành lá, vừa cho biết:

- Mấy hôm nay trời rét quá nên chúng tôi không dám ra đồng chăm sóc rau màu vào sáng sớm và chiều muộn như thường ngày. Trồng màu rất vất vả, ngày nào cũng phải chăm sóc cho rau, không thể vì rét quá mà không làm. Chúng tôi đành làm muộn, nghỉ sớm. Tầm trưa hửng nắng, trời ấm hơn thì tranh thủ ra đồng, làm qua trưa, đến tầm 3 - 4 giờ chiều nghỉ…

Nông dân xã Bắc Hưng (Tiên Lãng - Hải Phòng) quây ni lông che phủ cho mạ mới gieo.

Ông Đỗ Tác Đề, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tú Sơn cho biết: “Đợt rét này khiến một số diện tích ngô mới trồng bị táp lá, chậm phát triển. Diện tích trồng hành của xã cũng bị dập, gãy lá. Mưa phùn kèm theo lạnh còn làm cho một số loại rau như xà lách, cải chíp… bị nhũn lá. Xã đang vận động nông dân phun thuốc bảo vệ thực vật để cây hành cứng lá, xuống củ thuận lợi và có phương án giữ ấm cho các diện tích rau ăn lá như bón thêm tro hoại mục, rắc vỏ trấu giữ ấm cho rau. Một số loại rau đặc sản, địa phương vận động nông dân che phủ bề mặt luống bằng lưới chuyên dụng. Nông dân cũng tranh thủ buổi trưa thời tiết ấm thì làm, vừa bảo đảm nhịp độ sản xuất vừa bảo vệ sức khỏe”.

Theo bà Đào Thị Hà, Trưởng Phòng Trồng trọt, lâm nghiệp (Sở Nông nghiệp - PTNT), việc chuyển rét đậm kéo dài như hiện nay, ảnh hưởng đến hơn 3000 ha cây vụ đông ưa ấm, nhưng xét về một góc độ nào đó lại tốt cho mạ trà xuân sớm. Bởi bà con gieo mạ trà lúa xuân sớm trước nhiều so với lịch hướng dẫn, thêm vào đó, thời tiết ấm kéo dài, mạ sinh trưởng quá nhanh. Đợt rét đậm này giúp hãm mạ lại, chất lượng mạ sẽ tốt hơn khi đưa ra ruộng cấy. Hiện toàn thành phố gieo 350 ha mạ, cơ bản gieo xong mạ trà lúa xuân sớm. Trước nguy cơ thời tiết tiếp tục có rét đậm, rét hại kéo dài, Sở Nông nghiệp - PTNT và các địa phương đang tập trung hướng dẫn nông dân phòng, chống rét cho mạ bằng việc bón tro mục và dùng ni lông trắng để che phủ kín mạ. Bên cạnh đó, việc dự phòng giống lúa ngắn ngày để đề phòng trường hợp mạ bị chết rét cũng được tính đến.

Chủ động chống rét

Ông Bùi Minh Họa, chủ trang trại chăn nuôi ở xã Mỹ Đức (huyện An Lão) cho biết: “Khu chăn nuôi tập trung rộng 76 ha của tôi hiện có 12 trại chăn nuôi gà và lợn thịt. Vì số lượng con vật nuôi lớn nên tất cả trại nuôi đều phải phủ bạt và lưới chuyên dụng che kín gió. Ngoài ra, các trại đều có hệ thống sưởi. Những ngày nhiệt độ xuống thấp, tôi thắp đèn 24/24 giờ để trong trại nuôi luôn ấm áp. Các trại cũng liên tục sử dụng hệ thống quạt hút mùi, tạo độ thoáng cho chuồng nuôi. Ngày 2 lần, tôi đốt bồ kết vừa sưởi ấm cho gà và lợn phía ngoài chuồng nuôi, vừa phòng, chống các dịch bệnh dễ xảy ra trong thời điểm này. Bên cạnh đó, cho gà và lợn ăn uống đầy đủ, tăng cường bổ sung chất đạm và các loại vi-ta-min để con vật nuôi có sức đề kháng”.

Nông dân xã An Thái (Tiên Lãng - Hải Phòng) sưởi ấm cho gà.

Tại các vùng chăn nuôi tập trung khác ở Khởi Nghĩa (Tiên Lãng), Lại Xuân (Thủy Nguyên), Việt Tiến, Vĩnh An (Vĩnh Bảo), Tân Viên, Chiến Thắng, Mỹ Đức (An Lão), các chủ trang trại đều chủ động chống chọi “với cái rét”, che chắn gió, sưởi ấm vật nuôi. Rút kinh nghiệm năm trước, hiện các trang trại đều làm lò sưởi than có hệ thống thoát khí độc ra ngoài chuồng nuôi theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp - PTNT, tránh tình trạng gà bị suy hô hấp sau rét hại. Tại nhiều địa phương chăn nuôi trâu, bò lấy thịt, bà con tranh thủ thời điểm ấm trong ngày lấy thêm cỏ, rơm dự trữ trong chuồng, hạn chế chăn thả tự do trong những ngày nhiệt độ xuống thấp. Đối với trâu, bò sử dụng sức kéo, nhiều nơi bà con áp dụng cách thức: buổi sáng cho đi muộn, về muộn, buổi chiều đi sớm, về sớm. Các vùng nuôi thủy sản cũng chạy đua với thời gian, ứng phó với rét hại. Một số chủ trang trại có sáng kiến dùng tre làm giàn trên mặt đầm nuôi, che phủ kín bằng bạt ni-lông để tăng khả năng giữ nhiệt. Các hộ nuôi với quy mô gia trại cũng tranh thủ thời điểm ấm giữa trưa, làm sọt tránh rét cho cá. Các trại nuôi tôm he chân trắng theo phương pháp công nghiệp cũng chủ động xây dựng lều bạt che toàn bộ đầm nuôi…

Hoàng Yên

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang