• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Nam: Nhà nông gặp khó

Nguồn tin: Báo Quảng Nam, 6/1/2012
Ngày cập nhật: 8/1/2012

Mưa lạnh kéo dài khiến việc gieo sạ vụ đông xuân của nông dân gặp rất nhiều khó khăn và ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của các lúa non đã xuống giống.

Lúa chậm phát triển

Lão nông Phan Văn Thanh (thôn Tứ Câu, xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn) than phiền: “Vụ đông xuân này vợ chồng tôi làm 3 sào lúa. Hồi giữa tuần trước, thấy trời nắng ấm, tôi mượn người làm đất và khẩn trương xuống giống toàn bộ diện tích. Ai ngờ vừa vãi hạt giống xuống đất thì không khí lạnh lại tiếp tục ập tới. Mưa dầm dề, 3 sào ruộng đều nằm ở vùng trũng thấp nên giống bị nước cuốn trôi hết”. Để không trễ vụ, mấy ngày nay ông Thanh phải bỏ ra gần 800 nghìn đồng tìm mua 11kg giống lúa lai Nhị ưu 838 về gieo sạ lại. Ông Thanh nói: “Cách đây 3 tháng, dịch tai xanh bùng phát, 5 con heo choai bị nhiễm bệnh nặng, phải tiêu hủy bắt buộc. Nếu chừ bỏ ruộng hoang thì biết lấy chi trang trải cuộc sống”. Không riêng gì ông Thanh, hàng nghìn hộ dân cũng đang rầu lòng trước tình trạng hàng loạt chân ruộng vừa gieo sạ bị trôi giống do mưa kéo dài suốt nhiều ngày qua.

Mưa dầm làm giảm hiệu ứng của thuốc trừ cỏ và sâu bệnh. Ảnh: Văn Sự

Ngoài chuyện giống trôi, nông dân trên địa bàn tỉnh cũng phập phồng nỗi lo vụ mùa thất bát vì sự phát triển của cây lúa non đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thời tiết khắc nghiệt. Bà Nguyễn Thị Luận (thôn Bình Hiệp, xã Bình Phục, huyện Thăng Bình) lo lắng: “Vụ trước, nhờ trời nắng ráo, 4 sào lúa của tôi sạ được 5 ngày thì toàn bộ hạt giống đều nẩy 2 lá mầm. Còn bây giờ mưa lạnh triền miên, tất cả đã xuống giống hơn 10 ngày rồi mà vẫn chưa thấy màu xanh”. Theo bà Luận, ở vùng này không ít chân ruộng đã bị thối giống. Rất nhiều khả năng số diện tích lúa của bà cũng chung số phận.

Lãnh đạo ngành nông nghiệp các địa phương cho biết, cũng vì mưa lạnh liên tục xuất hiện mà thời gian qua 17 nghìn héc ta lúa đông xuân gieo sạ trà 1 đẻ nhánh rất kém. Theo ông Phạm Đình Xuân – Phó Trưởng phòng NN&PTNT Duy Xuyên, một khi quá trình quang hợp gặp bất lợi, cây lúa đẻ nhánh kém thì chắc chắn năng suất sẽ giảm ít nhất 25%. Trong khi đó, ông Võ Trung Liêu – Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, ngoài các loại cỏ dại đang phát triển mạnh, trên đồng ruộng Quảng Nam đã bắt đầu xuất hiện nhiều đối tượng sâu bệnh nguy hiểm như rầy nâu, sâu cuốn lá, rầy lưng trắng, sâu phao, bọ xít đen... Ông Liêu nói: “Để bảo vệ mùa màng, những ngày này nông dân đang tập trung phun trừ cỏ dại và sâu bệnh. Tuy nhiên, mưa lạnh kéo dài đã làm cho hiệu ứng của thuốc bảo vệ thực vật giảm mạnh. Thậm chí một số chân ruộng phun 2 lần thuốc rồi vẫn không diệt được cỏ, chẳng trừ được sâu”.

Nguy cơ chuột bùng phát

Nhiều khả năng xuất hiện lũ muộn

Theo dự báo của ngành khí tượng thủy văn, từ nay đến cuối tháng 3.2012 Quảng Nam sẽ còn hứng chịu 8 - 10 đợt không khí lạnh kéo dài. Đáng lo hơn, là dự báo về một đợt lũ muộn có thể xảy ra tháng này. Còn nhớ vụ đông xuân năm ngoái khi 30 nghìn héc ta lúa trà 1 và trà 2 vừa xuống giống thì lũ muộn bất ngờ ập tới khiến 20% diện tích bị ngập úng, hư thối nghiêm trọng, nông dân phải gieo sạ lại.

Chỉ tay về phía 3 sào lúa non bị chuột phá tả tơi, giọng ông Trần Văn Bình (thôn Mậu Hòa, xã Duy Trung, huyện Duy Xuyên) buồn thiu: “Khổ thiệt, cây mạ vừa lên xanh thì trong vòng một tuần trở lại đây chuột xuất hiện mỗi lúc một nhiều. Không chỉ cắn thân lúa nhai nát mà chúng còn dẫm đạp te tua”. Những ngày qua, bên cạnh việc đào phá hang, ông Bình còn đặt hàng chục cái bẫy hình bán nguyệt nhưng cho đến giờ này vẫn không thể tiêu diệt hết chuột.

Trước Tết Dương lịch, bà Bùi Thị Phúc (thôn Chiêm Sơn, xã Duy Sơn, Duy Xuyên) triển khai gieo sạ 2 sào lúa nằm ven sườn đồi. Thế nhưng chỉ vài ngày sau lượng giống này đã mất gần một nửa. Bà Phúc nói: “Ra thăm đồng, nhìn xuống ruộng, hạt giống nằm lác đác còn dấu chân chuột thì nhiều vô kể. Kiểu ni chắc phải khẩn trương làm đất, ngâm ủ giống để tiến hành sạ lại chứ công sức đâu mà đi xin mạ về dặm tỉa cho nổi”.

Ông Văn Bá Năm – Trưởng phòng NN&PTNT Duy Xuyên cho biết, trước nguy cơ chuột bùng phát và gây hại trên diện rộng, ngoài việc vận động nông dân tích cực ra quân tiêu diệt chuột, lãnh đạo địa phương đã quyết định chi gần 40 triệu đồng mua 50kg thuốc sinh học Racumin hỗ trợ cho hàng nghìn hộ dân. Hiện toàn bộ lượng thuốc diệt chuột này đã được các ngành liên quan phân bổ cho chính quyền 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

VĂN SỰ

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang